Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Câu thơ Nguyễn Du tiếp thu ý tưởng câu thơ cổ Trung Quốc khi miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân
+ Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la (Cỏ non xanh)
+ Cỏ thơm tới tận chân trời (Phương thảo – cỏ thơm)
- Sự sáng tạo đậm chất trong câu thứ hai:
+ Nguyễn Du nhấn mạnh vào việc điểm xuyết “một vài bông hoa” tạo ra sự chấm phá độc đáo trong bức tranh thiên nhiên
+ Cấu trúc đảo ngữ, nhấn mạnh hoạt động “điểm”
Bài làm:
Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo hai câu thơ cổ Trung Quốc để viết lên những vần thơ của mình và tạo nên một bức tranh cảnh ngày xuân tuyệt mĩ. Ông dùng hình ảnh ''cỏ non'' thay cho ''cỏ thơm'' (phương thảo) để tô đậm màu sắc. Màu cỏ non là màu xanh nhạt pha lẫn vàng chanh tươi sáng, đầy sức sống kết hợp với màu lam trong sáng của chân trời ngày xuân tạo phông nền cho bức tranh. Trên nền màu sắc đó điểm xuyết một vài sắc trắng tính khôi của hoa lên, khiến cho màu sắc bức tranh vừa hài hòa lại vừa nổi bật. Nguyễn Du sáng tạo thêm chữ ''trắng'' và đảo lên trước làm càng gây cấn và ấn tượng mạnh. Chữ ''điểm'' gợi cảnh động chứ không tĩnh, tạo nên bức tranh sinh động. Tất cả đều tươi mát, lặng lẽ, thanh tao trào dâng sức sống mà lại không ồn ào, rất hợp với tâm trạng người trong ngày xuân.
(7 câu)
Tự làm đó nha cậu, thắc mắc chỗ nào cứ hỏi ạ
_" Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa "
--> Thảm cỏ non xanh trải rộng tới chân trời là gang màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền non xanh ấy điểm xuyến một vài bông hoa lê màu trắng tinh khôi. Sự phối hợp màu sắc làm cho bức tranh trở nên hài hòa. Màu xanh non tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức sống đang lên mới mẻ, tinh khôi. Bầu trời khoáng đạt, mênh mông " xanh tận chân trời " . Từ " điểm " đã làm ch bức tranh không tĩnh tại mà thêm sinh động, có hồn. Từ " trắng " vốn là tính từ nhưng "trắng điểm" đã trở thành một động từ, người đọc tưởng như bông hoa lê đang bừng lên sắc trắng.
_ " Phương thảo liên thiên bích
Chi lê sổ điểm hoa "
--> Cỏ thơm liền với trời xanh, trên cành lê có mấy bông hoa. Câu thơ cổ TQ chỉ nói đến cành lê điểm vài bông hoa mà không nói đến màu sắc của bông hoa. Thơ Nguyễn Du có chứ " trắng " trở thành điểm nhấn , làm nổi bật thần sắc của hoa lê. Nghệ thuật đảo ngữ " trắng điểm " vừa ngắt nhịp cho câu thơ, vừa làm nổi bật vẻ tươi tắn, thanh khiết, tinh khôi của bông hoa lê. Bức tranh xuân là sự hòa quyện nhẹ nhàng và tinh tế. Chữ " điểm " làm cho cảnh vật trở nên có hồn, sinh động mà không tĩnh tại
=> Nguyễn Du đã sử dụng những ngôn từ giàu chất tạo hình gợi cảm. Ông đã để lại một bức tranh khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, giàu sức sống. Ông xứng đáng được tôn vinh là bậc thầy trong cây bút miêu tả cảnh. Đọc thơ Nguyễn Du người đọc càng thêm kính phục tài năng điêu luyện của ông.
Từ hai câu thơ cổ năm chữ của Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa ”, Nguyễn Du đã sáng tạo nên câu lục bát:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vùi bông hoa
Trong văn học trung đại, các tác giả thường sử dụng những điển tích điển cố hoặc hình ảnh ước lệ tương trưng để miêu tả thiên nhiên. Tuy nhiên trong câu thơ của Nguyễn Du không chỉ là sự mô phỏng, đó còn là sáng tạo nghệ thuật
- Câu thơ cổ Trung Quốc chú ý đến hương thơm (cỏ thơm), không chú ý đến màu hoa. Chữ “điểm” chỉ lượng của hoa. Còn Nguyễn Du chú ý đến màu sắc (cỏ non xanh). Nguyễn Du làm bật cái màu trắng của hoa trên nền xanh của cỏ để tạo sự hài hoà. Chữ “điểm” được dùng như là động từ chỉ sự điểm tô, trang trí.
- Thơ cổ Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau, tiếp giáp giữa cỏ với trời. Còn Nguyễn Du chú ý đốn cái mênh mông của cỏ kéo dài đến tận chân trời.
Hai câu thơ cổ của Trung Quốc sử dụng hình ảnh cỏ thơm (phương thảo) trong khi câu thơ của Nguyễn Du lại thiên về việc tả màu sắc, gợi hình ảnh.
Bức tranh mùa xuân mà tác giả tạo ra mang màu sắc độc đáo, dung hòa giữa sắc độ lạnh trong sáng của nền trời buổi chiều xuân, làm thành gam nền cho bức tranh.
Sự phối màu giữa nền và khung cảnh chính của bức tranh mang lại cảm nhân mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, mùa xuân trở nên có hồn và sống động hơn.
Tham khảo:
Nếu như hai câu đầu, Nguyễn Du nghiêng về miêu tả thời gian thì hai câu sau nhà thơ tập trung miêu tả cảnh sắc:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã làm sống dậy một bức tranh xuân căng tràn nhựa sống. Tất cả cảnh vật đều được miêu tả ở trạng thái viên mãn nhất. Cỏ non xanh tận chân trời, màu xanh của cỏ tiếp nối với màu xanh của trời như trải ra ngút ngàn. Màu xanh vốn là màu của sự sống, hơn nữa đây là xanh non, xanh lộc biếc nên sự sống lại càng tràn trề, trào dâng. Nguyễn Du không phải là nhà thơ đầu tiên miêu tả cỏ xuân, trước ông nhà thơ Nguvễn Trãi đã viết trong bài Bến đò xuân đầu trại:
Độ đầu xuân thảo lục như yên,
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên
(Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời)
Nếu Nguyền Trãi sử dụng thủ pháp so sánh “thảo lục như yên" để miêu tả về xuân như mờ ảo, sương khói trong ngày mưa nơi bến đò thì Nguyễn Du lại vẽ trực tiếp bức tranh cỏ xuân. Chỉ với câu thơ: “Có non xanh tận chân trời", ông đã đem đến cho người đọc cảm nhận về hình ảnh, màu sắc, đường nét, sức sống của cỏ... Tất cả đều hài hòa, lắng đọng trong chiều sâu câu thơ 6 chữ tạo nên nét xuân riêng rất Nguyễn Du. Cái tài của đại thi hào không dừng ở đó, bức tranh cỏ xuân xanh biếc như làm nền cho sự đột phá ở câu thơ tiếp theo:
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Miêu tả những bông hoa lê trắng trong, tinh khiết, nhà thơ không viết là “điểm trắng” mà sử dụng đảo ngữ “trắng điểm" khiến cho màu trắng càng được nhấn mạnh. Bên cạnh đó, biện pháp đảo ngữ khiến người đọc cảm nhận màu trắng của hoa lê chủ động tô điểm cho bức tranh xuân thêm tuyệt diệu. Chỉ “một vài bông hoa” nhưng cũng đủ làm nên thần thái của bức tranh xuân.
Chính điều này đã khiến câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du tạo được dấu ấn riêng sắc nét so với câu thơ cổ của Trung Quốc:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
Câu thơ “Lê chi sổ điểm hoa” (Trên cành lê có mấy bông hoa) chỉ đơn giản là lời thông báo, không có sự hòa quyện màu sắc giữa sắc màu hoa lê với sắc màu “cỏ thơm” ở câu đầu. Trái lại, câu thơ của Nguyễn Du là sự hòa quyện, kết hợp màu sắc tạo nên nét thần thái của cảnh vật. Tác giả đã rất tinh tế khi lựa chọn màu sắc cho bức tranh xuân của mình. Đó là xanh và trắng - những sắc màu trinh nguyên, thanh khiết, giàu sức sống, tiêu biểu cho mùa xuân. Ta nhận ra rằng Nguyễn Du không chỉ là đại thi hào trong lĩnh vực thơ ca mà cũng là bậc thầy trong lĩnh vực hội họa. Hai câu thơ tả cảnh thực sự là những câu thơ tuyệt bút.
Đã bao mùa xuân trôi đi, đã có bao áng thơ văn về mùa xuân ra đời nhưng bốn câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du thì vẫn trường tồn cùng thời gian, không gì có thể thay thế. Đó thực sự là bức tranh xuân vĩnh cửu cùng đất trời và lòng người.
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay. Các tao nhân mặc khách, các thi sĩ xưa đến với thiên nhiên để hòa mình vào thiên nhiên, gửi gắm tình cảm tâm tư vào mỗi bức tranh ấy. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thiên nhiên trở thành một nhân vật nói hộ tác giả tâm trạng nhân vật. Hoài Thanh đã có nhận xét thật đúng về nhân vật thiên nhiên trong Truyện Kiều: Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật – một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không xuất hiện và luôn thấm đượm tình người. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn thơ miêu tả thiên nhiên tiêu biểu nhất trong Truyện Kiều.
Đây là đoạn trích ở phần đầu tác phẩm (sau đoạn tả tài sắc của chị em Thuý Kiều). Cơn tai biến đối với gia đình Thuý Kiều chưa xảy ra. Họ đang sống những ngày tháng êm đềm. Nhân tiết Thanh minh, ba chị em đi trẩy hội.
Đoạn trích gồm mười tám câu, bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh đẹp ngày xuân, tám câu tiếp theo tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh, sáu câu cuối tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa…
Không gian mùa xuân được gợi nên bởi hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khoắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.
Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: Cỏ non xanh tận chân trời. Sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra tận chân trời khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là vài bông bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. Ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.
Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng. Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của ông.
Nó gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết. Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.
Sáu câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh. Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được đặt cạnh nhau dồn dập gợi nên không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đó không chỉ là không khí lễ hội mà còn mang đậm màu sắc tươi tắn, trẻ trung của tuổi trẻ:
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Nhưng hội họp rồi hội phải tan. Sau những giây phút sôi nổi, chị em Thúy Kiều phải rời buổi du xuân trở về:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang …
Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đều là những từ láy có tính giảm nhẹ.
Tà tà diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; thơ thẩn lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân, thanh thanh vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ nao nao trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ nho nhỏ gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: ngọn tiểu khê – dòng suối nhỏ, phong cảnh thanh thoát, dịp cầu nho nhỏ lại nằm ở cuối ghềnh ở phía xa xa,… Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mơ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.
Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí, mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).
Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế.
- Đoạn thơ trên sử dụng phương thức miêu tả và tự sự.
+ Miêu tả: không gian, màu sắc, ánh sáng tươi đẹp, đặc trưng của mùa xuân.
+ Tự sự: Kể về sự việc, sự vật trong những ngày tháng 3 - tiết Thanh Minh, thời gian trôi nhanh, sắp kết thúc mùa xuân.
ngày xuân con én đưa thoi
thiều quang chín chục đã ngoài 60
cỏ non xanh tận chân trời
cành lê trắng điểm môỵ vài bông hoa
Trả lời
a, Hình như không có
b,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ý nghĩa
Miêu tả những bông hoa lê trắng trong, tinh khiết, nhà thơ không viết là “điểm trắng” mà sử dụng đảo ngữ “trắng điểm" khiến cho màu trắng càng được nhấn mạnh. Bên cạnh đó, biện pháp đảo ngữ khiến người đọc cảm nhận màu trắng của hoa lê chủ động tô điểm cho bức tranh xuân thêm tuyệt diệu. Chỉ “một vài bông hoa” nhưng cũng đủ làm nên thần thái của bức tranh xuân.
Bài làm:
Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo hai câu thơ cổ Trung Quốc để viết lên những vần thơ của mình và tạo nên một bức tranh cảnh ngày xuân tuyệt mĩ. Ông dùng hình ảnh ''cỏ non'' thay cho ''cỏ thơm'' (phương thảo) để tô đậm màu sắc. Màu cỏ non là màu xanh nhạt pha lẫn vàng chanh tươi sáng, đầy sức sống kết hợp với màu lam trong sáng của chân trời ngày xuân tạo phông nền cho bức tranh. Trên nền màu sắc đó điểm xuyết một vài sắc trắng tính khôi của hoa lên, khiến cho màu sắc bức tranh vừa hài hòa lại vừa nổi bật. Nguyễn Du sáng tạo thêm chữ ''trắng'' và đảo lên trước làm càng gây cấn và ấn tượng mạnh. Chữ ''điểm'' gợi cảnh động chứ không tĩnh, tạo nên bức tranh sinh động. Tất cả đều tươi mát, lặng lẽ, thanh tao trào dâng sức sống mà lại không ồn ào, rất hợp với tâm trạng người trong ngày xuân.
(7 câu)
Tự làm đó nha cậu, thắc mắc chỗ nào cứ hỏi ạ
viết đoạn văn thui nha m.n