Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Phương thức khai thác theo hướng bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam:
- Trồng mới rừng.
- Không chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi.
- Phục hồi rừng theo hướng nông - lâm kết hợp.
- Khai thác dần và khai thác chọn: phục hồi lại rừng bằng cách thúc đẩy tái sinh tự nhiên của rừng tự phục hồi.
- Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.
- Chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém, giữ lại cây còn non cây gỗ tốt và cây có sức sống mạnh.
* Phương thức khai thác theo hướng bền vững tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam
- Tiến hành công tác kiểm kê tổng thể số lượng, trữ lượng các mỏ đã có và khai thác trên phạm vi cả nước.
- Đẩy mạnh công tác điều tra, tìm kiếm, thăm dò để phát hiện mỏ mới.
- Quy hoạch một cách cụ thể từng loại khoáng sản.
- Tăng cường việc sử dụng các phương pháp tiên tiến trong khai thác, chế biến sâu nhằm năng cao hiệu quả kinh tế, tránh được xuất khẩu thô, loại bỏ được nạn “quặng tặc”…
- Tổ chức trình tự khai thác mỏ một cách hợp lý, tránh tình trạng mỏ dễ làm trước, mỏ khó bỏ lại; tăng đầu tư cho khâu phục hồi, tái tạo và và cải thiện môi trường sinh thái ở các địa bàn khai thác mỏ.
- Đổi mới công nghệ khai thác, sàng tuyển và chế biến để tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường...
Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam:
- Khai thác: Việt Nam khai thác nước chủ yếu từ nguồn nước mặt, nước ngầm, nước mưa.
- Sử dụng:
+ Nước chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
+ Để dự trữ nguồn nước vào mùa khô, Việt Nam xây dựng các hồ chứa nước để kịp thời cung cấp nước vào, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.
- Bảo vệ nguồn tài nguyên nước:
+ Tăng hiệu quả sử dụng nước, bảo đảm sử dụng nước bền vững, đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế - xã hội.
+ Giải quyết các vấn đề ô nhiễm tài nguyên nước trên các lưu vực sông, hồ,..
+ Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, tránh thải trực tiếp ra sông, hồ,…
+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
Ví dụ: Vấn đề bảo vệ môi trường không khí tại Hà Nội
* Nguyên nhân
- Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông,...
- Hoạt động nông nghiệp (lạm dụng phân hóa học, làm tỷ lệ phân thất thoát cao gây nên sự ô nhiễm đất và phát thải oxit nitơ (NO). Thói quen đốt phụ phẩm, rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch diễn ra khắp nơi gây phát thải khi cacbonic (CO2) vào môi trường).
- Sử dụng bếp than tổ ong gây nên hiện tượng bụi mịn, sương mù thường xuyên thấy vào mỗi buổi sáng ở những khu tập thể cũ, thậm chí ngay tại trung tâm phố cổ.
* Hiện trạng
- Hà Nội là một trong những nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.
- Chất lượng không khí trong văn phòng và các tòa nhà cao ốc đang sụt giảm nghiêm trọng. Chất ô nhiễm cao hơn từ 2 đến 5 lần ngoài trời,.
* Giải pháp
- Xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi.
- Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại.
- Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục và hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ môi trường,...
Các thức người dân vùng ngoại thành Hà Nội khai thác tài nguyên thiên nhiên:
- Người dân vùng ven sông thường trồng lúa nước dựa theo thời tiết. Thường có 2 vụ lúa chính là vụ hè - thu và vụ đông - xuân kết hợp với một vụ trồng màu có thể là ngô, lạc, đậu tương,...
- Vào mùa đông, người dân tận dụng khí hậu lạnh để trồng các loại rau ôn đới.
Em đã tìm hiểu trên mạng :
Phật giáo ở Việt Nam:
- Có hai phái: Đại thừa và Tiểu thừa. Phái Đại thừa du nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ II TCN; Phái Tiểu thừa du nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ II sau CN.
- Từ thế kỷ thứ X, Phật giáo phát triển nhanh chóng, được coi là quốc đạo và đạt đỉnh cao ở thời Lý-Trần.
- Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng 10 triệu tín đồ, với 20.000 chùa thờ Phật, hơn 38.000 tăng ni; nhiều trung tâm đào tạo các chức sắc tôn giáo.
Xao Pao-lô là thành phố lớn nhất của Brazil với diện tích lên đến 1 523 km2 và khu vực đông dân nhất Nam Mỹ, đứng thứ 13 trong danh sách các thành phố đông dân nhất trên thế giới với 12 triệu người (2019).
Là một trong những thành phố năng động và phồn hoa nhất trên thế giới, Xao Pao-lô là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa khác nhau. Thành phố hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp của sự đa dạng, thể hiện qua phong cách kiến trúc độc đáo, nghệ thuật ẩm thực phong phú, các lễ hội sôi động... Bên cạnh đó, Xao Pao-lô còn nổi tiếng với hình ảnh những tòa cao ốc chọc trời, những đại lộ tắc nghẽn giao thông và thói quen sử dụng trực thăng để đi lại hàng ngày của giới thượng lưu...
Thông tin:
Theo khảo sát thì 11% mặt đất, tương đương với 23 triệu km2, được bao phủ bởi băng. 97% bề mặt và 99,75% khối lượng băng hiện nay nằm ở Nam Cực và Greenland. 7 triệu km2 bề mặt đại dương được bao bọc bởi băng,75% lượng nước ngọt trên thế giới được "lưu giữ" trong băng. Trong thời kỳ băng hà, băng bao phủ tới 38% mặt đất. Lượng băng ở Nam cực bao phủ một bề mặt rộng lớn hơn cả Châu Âu, độ dày trung bình của lượng băng này là 2.200 m, trong khi đó, ở một số nơi độ dày lên tới 5.000 m. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng bắt đầu vỡ và các dòng nước tự do được hình thành. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, dưới sức ép của sóng và gió, các khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các khối băng, tạo thành những khối băng trôi nổi mà chúng ta vẫn quen gọi với cái tên "tảng băng trôi". 90% tảng băng trôi nằm ở phía dưới mặt nước, do đó, những gì mà chúng ta nhìn thấy phía trên mặt nước chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng trôi mà thôi. Những tảng băng trôi xuất phát từ Bắc Cực thường không đều, trong khi đó, băng trôi ở Nam Cực lại khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng, mặt cắt dựng đứng. Có núi băng rộng hàng chục km, dài khoảng 600 km, nhưng phần nhô lên khỏi mặt nước chỉ cao khoảng 60 đến 90 m.
Đây cũng là mối hiểm họa lớn của bà mẹ biển cả, điển hình như sự kiện con tàu Titanic nổi tiếng chìm vào ngày 14/4/1912 vì va phải tảng băng lớn hơn nó tới hàng ngàn lần. Nhiệt độ bên trong tảng băng trôi dao động từ -10 đến -5 độ C, tuy nhiên, nó cũng chịu tác động từ môi trường. Một tảng băng trôi nhỏ với chiều dài khoảng 30m, rộng 20m và cao 200m có thể cung cấp tới 180 triệu lít nước - đủ để cung cấp nước cho một thành phố công nghiệp trong 1 ngày.
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính,… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Biến đổi khí hậu trên trái đất khiến băng tan nhanh chóng và mực nước biển dâng cao. Việc này vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí có thể khiến nhiều thành phố ven biển biến mất. Trong đó có cả những thành phố thuộc Việt Nam.
Tượng Nhân Sư ở Ai Cập. Được xây dựng vào khoảng năm 2700 TCN bằng đá hoa cương, dài 60m, cao 20m
Tham khảo:
Ví dụ: Di sản lịch sử kim tự tháp ở châu Phi.
- Trong số những thành tựu văn minh tiêu biểu của thế giới cổ đại, kim tự tháp chính là công trình kỳ bí bậc nhất.
- Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông với bốn mặt bên là tam giác đều.
- Ở Ai Cập đến nay người ta tìm ra 138 kim tự tháp. Tất cả đều được xây ở tả ngạn sông Nin, dòng sông dài nhất thế giới với hơn 6 nghìn km.
- Theo các nghiên cứu thì hệ thống kim tự tháp cũng chính là lăng mộ của những vị Pharaon (tước hiệu chỉ các vị vua của Ai Cập cổ đại).
- Ở đó, không chỉ chứa xác ướp của các bậc quyền uy tối cao nhất thời bấy giờ mà còn có cả vàng bạc, thức ăn, đồ nội thất, thậm chí cả xác ướp của những người thân, quan chức và linh mục theo hầu. Nhiều nhà khảo cổ cũng đã khẳng định rằng, kim tự tháp là nơi các Pharaon… tiếp tục cuộc sống sau cái chết (theo quan niệm thời bấy giờ).
tham khảo
Ví dụ: Cung điện hoàng gia ở Abomey
Cung điện hoàng gia ở Abomey bao gồm 12 cung điện trải rộng trên một diện tích 40 ha (99 mẫu Anh) tại trung tâm của thị trấn Abomey, Berlin.
Nơi đây từng là thủ đô của vương quốc Dahomey hùng mạnh ở Tây Phi, tồn tại từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Vương quốc được thành lập vào năm 1625 bởi những người Fon, để rồi phát triển nó trở thành một đế quốc quân sự và thương mại hùng mạnh, thống trị hoạt động thương mại buôn bán nô lệ với châu Âu trên khu vực Bờ biển Nô lệ (Slave Coast) cho đến cuối thế kỷ 19.
UNESCO đã đưa quần thể cung điện hoàng gia ở Abomey vào danh sách Di sản thế giới vào năm 1985. Nhưng cùng với đó, di sản này cũng nằm trong Danh sách di sản thế giới bị đe dọa từ năm 1985, sau khi xảy ra một trận lốc xoáy vào ngày 15 tháng 3 năm 1984 khiến bảo tàng và hàng rào hoàng gia, phòng Assins, lăng mộ của vua Guezo Portico và phòng Jewel bị hư hỏng nghiêm trọng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, công việc sửa chữa và phục hồi đã hoàn thành. Dựa trên các công trình sửa chữa được thực hiện và báo cáo mới nhận được về những thay đổi ở Abomey, UNESCO đã quyết định đưa di sản này ra khỏi danh sách di sản thế giới bị đe dọa vào tháng 7 năm 2007.
Khu di tích Mỹ Sơn mang kiến trúc đặc trưng của người Chăm cổ
- Chính thức nằm trong số những Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999, là thành tích đáng kể mà khu di tích Mỹ Sơn có được.
- Đây chính là khu đền tháp đặc trưng của điêu khắc Chăm cổ, được phát hiện vào năm 1898 bởi học giả người Pháp là M.C.Paris. Toàn bộ khu di tích nằm trong khu vực thung lũng Mỹ Sơn thuộc địa phận của xã Duy Phú, Duy Xuyên của Quảng Nam.
- Quay về lịch sử từ thế kỷ thứ 4 thì khu vực này được xây dựng là quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp, sở hữu nhiều kiến thức đầy độc đáo. Nó là nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc đặc trưng của dân tộc Chăm. Được biết tới là đền đài chính, nổi bật của đại Hindu – Ấn Độ giáo nằm tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là di sản duy nhất của người Việt ở thể loại này nên vô cùng quý giá.