Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ảnh hưởng tới Việt Nam:
-Cường độ bão có xu hướng tăng và kết thúc muộn hơn
-Thời tiết cực đoan xuất hiện nhiều ở phía Bắc,ở Nam Bộ tình trạng nóng bức kéo dài bất thường
-Mực nước biển dâng 15cm-20cm trong vòng 50 năm làm thu nhỏ diện tích đất liền
-Mỗi thập kỉ không khí lạnh giảm 2oC
.....
Ảnh hưởng tới thế giới:
-Nhiệt độ trái đất tăng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt vửa người dân trên toàn thế giới
-Mặt đất khô khan, bị xâm nhập mặn
-Nước ngọt trở nên khan hiếm
-Thời tiết oi bức khiến số người tử vong vì sốc nhiệt ở các nước nghèo, ở khu ổ chuột, khu tị nạn tăng cao đến mức báo động
........
tk:
Lời giải chi tiết
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần : giữa hai chí tuyến Bắc và Nam (nội chí tuyến).
- Các địa điểm nằm trên hai chí tuyến chỉ có một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh: đường chí tuyến Bắc và đường chí tuyến Nam.
Vì: Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (66độ33' với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở một bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuvển từ 23̊ 27’ N lên 23̊ 27' B. Trong vòng 1 năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh : từ chí tuyến về hai cực.
Vì: trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng 66độ33'. Để tạo góc 90 độ thì góc phụ phải là 23độ27', trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23độ27’.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cau-hoi-ly-thuyet-1-sgk-trang-22-dia-li-10--c93a11958.html#ixzz7Fpl7qnB4
- Đối với sinh quyển: thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Đối với khí quyển: nhiệt độ không khí không ngừng tăng lên, khí hậu sẽ nóng và khô hơn.
- Thủy quyển: mực nước biển dâng lên và làm biến đổi lượng giáng thủy (lượng mưa lớn hơn ở nhiều nơi trên thế giới, cường độ các cơn bão mạnh hơn,…).
- Thổ nhưỡng quyển: đất bị khô cằn, một số vùng đất bị nhấn chìm.
- Nhiệt độ: Đại dương có khả năng hấp thụ và giữ nhiệt nhanh hơn so với lục địa. Do đó, các khu vực gần đại dương thường có biến động nhiệt độ hàng ngày và hàng năm ít hơn so với các khu vực nội lục. Các đại dương cũng có khả năng làm mát hoặc làm nóng không khí, ảnh hưởng đến nhiệt độ trung bình tại các khu vực lân cận.
- Mức độ ẩm: Đại dương là nguồn nước lớn, và mức độ ẩm của không khí ở các khu vực gần đại dương thường cao hơn so với các khu vực nội lục. Điều này dẫn đến lượng mưa nhiều hơn và khí hậu ẩm ướt tại các khu vực đối diện với đại dương.
- Gió biển: Sự chuyển động của không khí từ đại dương đến lục địa và ngược lại tạo ra hệ thống gió biển quan trọng. Gió biển có thể làm mát hoặc làm nóng bờ biển, tùy thuộc vào hướng gió và nhiệt độ của đại dương.
- Ảnh hưởng của dòng biển: Dòng biển, như Dòng vận chuyển nhiệt Đại Tây Dương (Gulf Stream) ở Bắc Đại Tây Dương, có thể có tác động lớn đến khí hậu của các khu vực gần bờ biển. Chúng có thể tạo ra điều kiện khí hậu khác biệt, với nhiệt độ và mô hình mưa/khô khác nhau so với các khu vực lân cận.
- Sự phân bố đất và nước: Sự phân bố lục địa và đại dương cũng ảnh hưởng đến cách mặt trời chiếu vào các khu vực trên Trái Đất, tạo ra các mô hình mùa và biến đổi trong cường độ ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến nhiệt độ và thời tiết.
Đại dương có khả năng hấp thụ và giữ nhiệt kém hơn Trái đất nha bạn
Yếu tố địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố nhiệt độ thông qua độ cao, độ dốc và hướng phơi của sườn núi:
- Độ cao: trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC.
- Độ dốc: sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ, nhận được lượng nhiệt ít hơn sườn núi có độ dốc nhỏ.
- Hướng phơi của sườn núi: sườn đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn khuất ánh sáng mặt trời.
1. Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí.
* Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:
Tiêu chí
Lớp vỏ Trái Đất
Lớp vỏ địa lí
Chiều dày
Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).
Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa)
Thành phần vật chất
Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).
Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
4. Trình bày và giải thích hoạt động của gió đất, gió biển và gió fơn.
* Gió biển:
Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.
Gió thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.
* Gió đất:
Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.
Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển) nên gọi là gió đất.
* Gió fơn:
- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.
- Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng, gọi là hiệu ứng phơn khô nóng.
- Sườn tây: gió ẩm thổi đến, lên cao gặp lạnh đổ mưa, nhiệt độ giảm.
- Sườn đông: do gió vượt qua đỉnh núi, lại bị khô, nên khi xuống núi nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô.
- Lên cao lOOOm nhiệt độ giảm 0,6°C, khi xuống núi nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô là 1000m tăng 10°C.
– Sườn tây: gió ẩm thổi đến, lên cao gặp lạnh đổ mưa, nhiệt độ giảm.
– Sườn đông: do gió vượt qua đỉnh núi, lại bị khô, nên khi xuống núi nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô.
– Lên cao 1000m nhiệt độ giảm 6,0°C, khi xuống núi nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô là 1000m tăng 10°C.