Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
a) Nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú.
Thông tin số có nhiều loại như: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, …
b) Thường xuyên được cập nhật.
Thông tin trên Internet được cập nhật hằng giờ, hằng ngày.
c) Trao đổi dễ dàng, lan truyền nhanh chóng, khó thu hồi triệt để.
- Thông tin số được thu thập, chia sẻ ngày càng nhanh và nhiều.
- Thông tin trên Internet có thể dễ dàng sao chép, lưu trữ trữ ở nhiều nơi. Việc sao lưu có thể thực hiện tự động. Vì vậy, thông tin đã đưa lên mạng rất khó thu hồi triệt để.
d) Có thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng.
Thông tin trên Internet có thể được tìm thấy dễ dàng và nhanh chóng bằng máy tìm kiếm.
e) Có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy.
Đối tượng đưa thông tin lên Internet rất đa dạng và mục đích chia sẻ thông tin cũng rất khác nhau. Thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch rồi tiếp tục phát tán vì động cơ, lợi ích riêng. Vì vậy, thông tin trên Internet có độ tin cậy rất khác nhau.
Để tìm kiếm thông tin trên Internet, tôi thường sử dụng công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing, hoặc Yahoo. Các công cụ này cho phép tôi tìm kiếm thông tin trên nhiều trang web và trình bày kết quả liên quan theo độ phổ biến và tính chất tương quan với từ khóa tìm kiếm.
Để hỗ trợ việc tổng hợp và trình bày thông tin, tôi sử dụng một số phần mềm như Microsoft PowerPoint, Google Slides, hoặc Prezi. Các phần mềm này cho phép tôi tạo bài thuyết trình, tổ chức thông tin một cách trực quan và trình bày nội dung một cách dễ dàng cho người sử dụng. Tôi cũng có thể sử dụng các công cụ chỉnh sửa văn bản như Microsoft Word hoặc Google Docs để viết và định dạng tài liệu.
Thông tin tìm kiếm trên Internet không đáng tin cậy hoàn toàn. Internet là một nơi có rất nhiều thông tin và nguồn tin, trong đó có cả thông tin sai lệch, thông tin sai, hoặc thông tin bị lừa đảo. Do đó, cần phải kiểm tra và đánh giá nguồn thông tin, và tìm hiểu thêm từ các nguồn đáng tin cậy khác trước khi sử dụng hoặc chia sẻ thông tin đó.
Tham khảo!
Thông tin tìm kiếm trên Internet không đáng tin cậy hoàn toàn. Internet là một nơi có rất nhiều thông tin và nguồn tin, trong đó có cả thông tin sai lệch, thông tin sai, hoặc thông tin bị lừa đảo. Do đó, cần phải kiểm tra và đánh giá nguồn thông tin, và tìm hiểu thêm từ các nguồn đáng tin cậy khác trước khi sử dụng hoặc chia sẻ thông tin đó.
Em có nhiều sách và cũng thường trao đổi sách với bạn. Nếu muốn ghi lại những lần trao đổi sách với bạn để dễ theo dõi, em sẽ dùng máy tính với phần mềm Excel. Vì khi lưu lại trên Excel, em có thể dễ dàng quan sát các đầu sách mà em có và những sách mà em đã trao đổi với bạn.
tham khảo!
Em có nhiều sách và cũng thường trao đổi sách với bạn. Nếu muốn ghi lại những lần trao đổi sách với bạn để dễ theo dõi, em sẽ dùng máy tính với phần mềm Excel. Vì khi lưu lại trên Excel, em có thể dễ dàng quan sát các đầu sách mà em có và những sách mà em đã trao đổi với bạn.
Tham khảo!
a) Các em chọn ra một vấn đề mà các em quan tâm. Ví dụ: Phương pháp học tiếng anh hiệu quả, phòng chống đuối nước, văn hóa học đường, vấn nạn bạo lực học đường, …
b) Các em gõ vấn đề các em quan tâm vào ô tìm kiếm của trình duyệt web (Google Chrome hoặc Cốc Cốc, …) rồi nhấn Enter.
Các em nháy chuột vào các link để xem bài viết, sau đó hoàn thành Bảng 1.
c) Để đánh giá độ tin cậy của thông tin, em dựa vào các yếu tố như: địa chỉ trang web, tác giả, các trích dẫn, kinh nghiệm và hiểu biết của em, …
Để đánh giá lợi ích của thông tin, các em xem thông tin tìm được có giúp em giải quyết vấn đề hay trả lời câu hỏi đặt ra hay không.
d) Các em tự tạo bài trình chiếu và trình bày trước lớp.
Tham khảo!
a)Tình huống 1: Từ sáng ngày 12/8/2021, trên mạng xã hội lan truyền thông tin có nội dung: “Bí thư Thành phố chỉ đạo: Sẽ không cho người dân di chuyển trong 7 ngày”.
⇒ Hậu quả: Khiến cho rất nhiều người dân lo lắng, hoang mang trước thông tin này.
Tham khảo!
Tình huống 2: Từ ngày 19/10/2023, trên các fanpage có hàng chục nghìn người theo dõi có chia sẻ tin “Cơ quan khí tượng Nhật Bản dự báo bão số 8 có khả năng mạnh lên cấp 17 (cấp siêu bão) và đổ bộ vào các tỉnh miền Trung”.
⇒ Hậu quả: Khiến người dân rất hoang mang, lo lắng.
Các em dựa vào 2 tình huống trên và có thể tìm kiếm thêm các tin giả, tin sai sự thật khác để tạo một bài trình chiếu về một số tình huống thông tin giả.
Tham khảo!
Ngày nay, nhiều người thường tìm kiếm thông tin trên Internet thay vì trên sách, báo truyền thống vì:
- Không mất tiền mua sách, báo.
- Việc tìm thông tin trên sách, báo thường sẽ lâu hơn so với tìm trên Internet.
- Việc tìm kiếm thông tin trên Internet có thể diễn ra ở bất kì đâu, bất kì lúc nào miễn là máy tính hay điện thoại thông minh có mạng.