K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2016

a/ Dùng nam châm để phân biệt 2 chất này.

b/ Đổ xăng và nước nếu chất nào nổi lên thì đó là xăng vì xăng nhẹ hơn nước.

c/ Với 2 bình đụng khí Ôxi và Cabonic ta cho vào mỗi bình một que đóm đã tắt lửa. Nếu bình nào làm que đóm bùng cháy sáng lên thì đó là Ôxi còn bình nào làm que đóm cháy sáng một lúc rồi tắt thì là Cacbonic vì chỉ có Ôxi mới có thể duy trì sự cháy.

29 tháng 8 2016

Bn ơi mình có thể nhận biết xăng vs nước bằng cách dùng lửa đc ko lửa bỏ vô xăng thì cháy còn nước thì ko

26 tháng 8 2016

b) Đem thả hỗn hợp vào nước 

Bột gỗ sẽ nổi lên , nhôm và sắt sẽ chìm xuống , sau đó vớt hỗn hợp sắt vs nhôm lên , để ráo nước rồi lấy nam châm hút phần sắt đi , còn lại là nhôm 

26 tháng 8 2016

a/ Ta thấy nhiệt độ sôi của nước là 100 còn của rượu là 78 nên chưng cất hỗn hợp rượu và nước ở nhiệt độ 79 độ C ta sẽ thấy rượu bốc hơi,dùng bình thu khí ta có thể thu được và để rượu ngưng tụ lại trong bình còn nước là phần dung dịch không bị bốc hơi.

20 tháng 8 2016

 Người ta nói :

- Không khí là hỗn hợp vì nó được tạo nên từ nhiều chất.

- Các khí nitơ và ôxi trong không khí là những đơn chất vì mỗi khí được tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học. 

- Hơi nước và khí cacbonic là các hợp chất vì chúng được tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.

21 tháng 7 2016

Đầu tiên: ta dùng nam châm hút sắt trong hỗn hợp 3 chất, sắt sẽ được lấy ra.

Tiếp theo, ta cho hai chất còn lại vào chậu nước. khối lượng riêng của nhóm là D = 2,7 g/cm3 nặng hơn khối lượng riêng của nước D = 1,8 g/cm3 nhẹ hơn nước, do đó gỗ sẽ nổi lên mặt nước

21 tháng 7 2016

gỗ sẽ nổi len mat nuoc thi liên quan j -_-

 

 1. Chất tinh khiết là :    A. Nước cất     B. Nước chanh     C. Không khí     D. Nước sông2. Phương lọc dùng để tách các chất nào ra khỏi hỗn hợp :   A. Đường và muối ăn          B. Nước và muối ăn   C. Muối ăn và cát                D. Dầu ăn và nước3. Tính chất nào sau đây nói về muối ăn ( NaCl ) chưa đúng :    A. Tan được trong nước     B. Vị mặn     C. Cháy được     D....
Đọc tiếp

 1. Chất tinh khiết là : 
   A. Nước cất     B. Nước chanh     C. Không khí     D. Nước sông
2. Phương lọc dùng để tách các chất nào ra khỏi hỗn hợp :
   A. Đường và muối ăn          B. Nước và muối ăn
   C. Muối ăn và cát                D. Dầu ăn và nước
3. Tính chất nào sau đây nói về muối ăn ( NaCl ) chưa đúng : 
   A. Tan được trong nước     B. Vị mặn     C. Cháy được     D. Chất rắn
4. Sáu nguyên tử X có khối lượng 6,475.10-22 gam. X là
   A. Mg     B. Zn     C. Fe     D. Al
5. Phân tử khối của Fe2 (SO43 là :
   
A. 400 đvc     B.350 đvc     C. 380 đvc    D. 300đvc
6. Công thức hóa học của sulfuric acid (2H, 1S, 4 O), iron (III) oxide (2Fe, 3 O), magnesium carbonate ( 1Mg, 1C, 3 O) là công thức nào?
7. Cho công thức hóa học các chất sau: CaS, KNO3, I2, O3, K2O, Fe, Al2(SO4)3, N2, Zn. Số đơn chất là:
   A. 6     B. 3     C. 5     D. 4
8. Vật thể nhân tạo là:
   A. Con mèo     B. Hòn đá     C. Cây cỏ     D. Cây bút
9. Biết X có nguyên tử khối bằng 3.5 lần nguyên tử khối của Oxygen. X là:
   A. Mg     B. Na     C. Ca     D. Fe
10. Một phân tử khí Carbon dioxide ( CO2 ) có tổng số nguyên tử là:
   A. 3     B. 5     C. 6     D. 4

giúp em vớiii



 

2
13 tháng 10 2021

1.A

2.D

3.C

4.B

5.A

13 tháng 10 2021

6) H2SO4 và Fe2O3

7c

8d

9d

10a

biết \(M_{O_2}=2.16=32\left(đvC\right)\)

vậy \(M_A=32.5=160\left(đvC\right)\)

gọi CTHH của hợp chất là \(X_2O_3\)

ta có:

\(2X+3O=160\)

\(2X+3.16=160\)

\(2X+48=160\)

\(2X=160-48=112\)

\(X=\dfrac{112}{2}=56\left(đvC\right)\)

\(\Rightarrow X\) là sắt, KHHH là \(Fe\)

19 tháng 7 2021

Trích mẫu thử : 

Cho quỳ tím vào 4 mẫu thử : 

Nhóm 1 :Hai mẫu thử làm quỳ đổi màu là : H2SO4 (hóa đỏ) , KOH (hóa xanh)

Hai mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là : NaCl và nước 

 Ta đun nóng hai mẫu thử còn lại của nhóm 1

+ Nếu thấy bay hơi hết là nước 

+ Còn có chất kết tinh lại là NaCl

Ta dán nhãn vào từng mẫu thử tương ứng

 Chúc bạn học tốt

 

19 tháng 7 2021

Trích mẫu thử

Cho quỳ tím vào mẫu thử

- mẫu thử hóa đỏ là $H_2SO_4$

- mẫu thử hóa xanh là $KOH$

- mẫu thử không đổi màu là $NaCl$, nước

Cô cạn hai mẫu thử còn :

- mẫu thử thu được chất rắn khan là $NaCl$

- mẫu thử không thu được chất rắn khan là nước

7 tháng 5 2021

Tính chất hoá học của Hidro (H2)

1. Hidro tác dụng với Oxi (H2 + O2)

- Hidro phản ứng oxi ở nhiệt độ thích hợp theo PTPƯ:

 2H2 + O2  2H2O

- Hỗn hợp H2 và O2 là hổn hợp nổ. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2:O2 là 2:1 về thể tích.

2. Hidro tác dụng với đồng oxit (H2 + CuO)

- Hidro phản ứng với đồng oxit ở nhiệt độ khoảng 400°C theo PTPƯ:

 H2 + CuO  Cu+ H2O

- Trong phản ứng trên, hidro đã chiếm chỗ của oxi trong CuO. Ta nói hidro có tính khử.

Tính chất hóa học của Nước H2O

1. Nước tác dụng với Kim loại

- Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Li, Na, K, Ca,... tạo thành bazơ và khí H2.

• H2O + Kim loại → Bazơ + H2

 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2. Nước tác dụng với Oxit bazo

- Nước tác dụng với Oxit bazo tạo thành bazơ tương ứng, dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển màu xanh.

• H2O + Oxit → Bazơ

 Na2O + H2O → 2NaOH

3. Nước tác dụng với Oxit axit

- Nước tác dụng với Oxit axit tạo thành Axit tương ứng, dung dịch axit làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

• H2O + Oxit axit → Axit

 SO3 + H2O → H2SO4