K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Người xưa có câu:

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
(Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy)

Để nhắc nhở chúng ta về lối sống tôn sư trọng đạo, biết ơn thầy cô giáo.Vậy lòng biết ơn là gì? Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động do cha ông để lại.Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta. Có những lòng biết ơn vô cùng cảm động và lắng đọng tình người đó là lòng biết ơn cha mẹ-những người đã sinh mình. Người có lòng biết ơn là người luôn ghi nhớ, trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết giữ gìn và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Lòng biết ơn là luôn cần thiết, vì sao? Cuộc sống là vô thường, không ai mãi sống trong nhung lụa và không ai mãi bị đau đớn. Cho dù bạn là một người có điều kiện và tài giỏi đến đâu đi nữa rồi sẽ có một lúc nào đó trong cuộc đời, sóng gió sẽ khiến bạn chao đảo và thậm chí có thể gục ngã. Không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra nên không bao giờ có thể chắc chắn bạn sẽ mãi yên ổn, khó khăn nhất định không bỏ qua ai bao giờ và đến lúc gặp nó, nó đòi hỏi ta đủ khả năng để chống trả. Nhưng đừng nghĩ rằng ta sẽ đủ khả năng một mình để đối đầu với mọi thử thách mà chẳng cần đến một ai giúp sức. Vạn vật của vũ trụ đều có một sự liên kết nhất định, chúng không bao giờ có thể hoạt động riêng lẻ mà luôn nằm trong một chỉnh thể. Con người là một phần của vũ trụ nên cũng không thể riêng rẽ, không ai có đủ khả năng để tự mình làm nên tất cả. Chúng ta đã, đang và sẽ luôn cần tới sự giúp đỡ của rất nhiều người dù là lúc này hay lúc khác. Và khi đã nhận được sự giúp đỡ, mang lòng biết ơn là điều tất yếu. Thêm vào đó, người đã giúp đỡ chúng ta nhất định phải bỏ ra công sức của họ để chúng ta được hưởng những điều tốt đẹp nên ta cần phải nhớ tới lòng tốt của họ bằng tất cả sự chân trọng và hàm ơn.Thầy cô là những người đưa ta đến những chân trời của tri thức, trang bị cho ta những hành trang thiết yếu nhất để ta bước vào đời. Trường học như ngôi nhà thứ hai, cô giáo như mẹ hiền. Thầy cô không chỉ là những người truyền cho ta những tri thức mà còn là người dạy ta những bài học trong cuộc sống. Vì thế biết ơn thầy cô, tôn sư trọng đạo là một đức tính cần có ở mỗi con người.Lòng biết ơn là một điều vô cùng có ý nghĩa cả với người trao đi lòng biết ơn và người được nhận lòng biết ơn từ người khác. Khi nhận được lòng biết ơn từ học trò của mình, thầy cô sẽ cảm thấy không uổng công mình dạy dỗ và dành hết tâm huyết của mình với nghề, với những lớp học trò. Từ đó sẽ yêu nghề hơn, ngày càng giàu nhiệt huyết và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp “ trồng người”. Đối với những học trò có lòng biết ơn đối với thầy cô giáo, nó sẽ chở thành nền tảng, cơ sở để hình thành một con người tốt, một người sống có đạo đức và trọng tình nghĩa.Hãy học tập và rèn luyện thật chăm chỉ để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô. Vào ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 hãy dâng tặng lên những người thầy của mình những bông hoa tươi thắm cũng những lời chúc chân thành và tốt đẹp nhất.

Dân tộc Việt Nam vốn coi trọng đạo lí làm người, nhất là chữ hiếu. Chữ hiếu mà ta đề cập đến chính là lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ. Phận làm con ta phải hiếu kính đối với cha mẹ, bởi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn. Sự to lớn trước tiên thể hiện ở công sinh thành: cha mẹ là người sinh ra ta, nếu không có cha mẹ thì chắc không có chúng ta. Không chỉ sinh chúng ta ra, cha mẹ còn nuôi chúng ta khôn lớn thành người với biết bao lo toan vất vả: cơm ăn áo mặc hàng ngày, thuốc thang khi ta đau ốm, các vật dụng ta dùng trong sinh hoạt hàng ngày đều do công lao vất vả và tấm lòng lo toan, yêu thương bao la của cha mẹ. Ta hiểu điều hay lẽ phải, biết cách cư xử trong gia đình và ngoài xã hội đều là do công lao dạy bảo, giáo dục của cha mẹ. Ta được đi học để mở mang kiến thức trở thành người có văn hóa cũng là nhờ công sức và tình thương của cha mẹ. Vậy ta phải làm thế nào để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ? Khi còn nhỏ, ta biết vâng lời cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ những công việc nhà, cố gắng học để làm rạng danh, là niềm tự hào của cha mẹ. Khi ta trưởng thành thì cha mẹ đã già yếu, ta phải chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ với tấm lòng quý trọng của mình. Nhìn vào dân gian từ xưa đến nay có biết bao tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ làm ta cảm phục: Thúy Kiều,..... Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, nhiều địa phương trong cả nước, hằng năm đều tổ chức ngày hội vinh danh "Những người con hiếu thảo", tổ chức lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ. Tuy nhiên bên cạnh những người con hiếu thảo ta vẫn thấy đây đó những người con bất hiếu, đối xử tệ bạc với cha mẹ, đó là những hành vi xấu mà chúng ta cần nên án vì nó thể hiện sự suy đồi đạo đức xã hội. Tóm lại, công cha nghĩa mẹ là vô cùng ta lớn, phận làm con phải giữ tròn chứ hiếu. Riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học tập và vâng lời để không làm phiền lòng mẹ cha.

2 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

2 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Cha mẹ là những người đã đưa chúng đến với thế giới rộng lớn này. Và rồi, không quản ngại bao gian nan, vất vả, cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Câu ca dao của cha ông ta như lời nhắc nhở với những người con về tình cảm thiêng liêng, suốt đời ta không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Núi cao biển rộng mênh mang
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

3 tháng 12 2021

ơ nhưng mà nếu k chép trên mạng thì lấy đou ra, vs lại nếu bn mún tham khảo thì gõ lên gg có phải nhanh hơn k.

3 tháng 12 2021

có lý 

28 tháng 12 2021

Tham khảo bn nhé !

Giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn - Văn 7 (13 mẫu)

27 tháng 4 2023

Để thể hiện sự lễ phép với người lớn, ta cần tuân thủ các quy tắc cơ bản nhưng rất quan trọng. Đầu tiên, đó là sự tôn trọng và lịch sự. Chúng ta cần phải nói lời cảm ơn khi được người lớn giúp đỡ, hỏi thăm sức khỏe khi họ bị ốm, và dành thời gian chia sẻ với họ. Thứ hai, ta cần phải lắng nghe và đối xử tốt. Chúng ta không nên ngắt lời người lớn đang nói hoặc điện thoại trong khi người lớn đang nói chuyện với ta. Thay vào đó, hãy lắng nghe và chia sẻ ý kiến một cách trung thực và khôn ngoan. Cuối cùng, ta cần phải giữ sự tôn trọng và sự biết ơn cho người lớn bằng cách cư xử đúng mực. Chúng ta nên dành thời gian chúc mừng sinh nhật, tết và các dịp lễ hội khác của người lớn, và đặc biệt là cố gắng học hỏi từ những lời khuyên và kinh nghiệm của họ. Những việc đơn giản như vậy sẽ giúp ta thành người lễ phép và biết cách trân trọng người lớn

 

 

16 tháng 12 2021

Tk:

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-trinh-bay-cam-nhan-ve-bai-ca-dao-cong-cha-nhu-nui-thai-son--faq124165.html

16 tháng 12 2021

ghi lại đề bài của ca dao đó chứ ko phải cảm nhận của bài ca dao đó bạn ơi

 

12 tháng 12 2023

Bài ca dao trên là lời nhắc nhở những đứa con về công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Trong bài ca dao có sử dụng biện pháp so sánh "công cha" - núi Thái Sơn và "nghĩa mẹ" - nước trong nguồn chảy ra. Từ đó cho chúng ta thấy công ơn của cha mẹ là vĩ đại không gì có thể đong đếm được. Cả một đời cha mẹ vất vả vì con cái vì vậy chúng ta phải sống sao cho "tròn" chữ hiếu với cha mẹ. Công ơn trời bể của đấng sinh thành là điều mỗi chúng ta cần giữ mãi trong tim và hành động làm tròn đạo con với cha mẹ.

11 tháng 12 2023

Tham khảo

 

Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu:

                      Công cha như núi Thái Sơn

               Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                         Một lòng thờ mẹ kính cha

                Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Câu thứ nhất nói về “công cha”, ở đây công cha lại được ví với “núi Thái Sơn”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể hết. Nghĩa mẹ được so sánh với “nước trong nguồn”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Tác giả dân gian kết thúc câu ca dao bằng tiếng cảm thán là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “làm tròn chữ hiếu” tạc dạ công cha nghĩa mẹ. Bài ca dao khép lại những dư âm xúc động về công ơn trời bể của những đấng sinh thành vẫn còn mãi trong 

20 tháng 3 2023

       Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Đây là một câu thơ lục bát mà em rất thích . Câu thơ trên đã nhắc đến về tình cảm gia đình . Mỗi khi nhắc đến câu thơ này em lại nhớ đến công lao của bố và mẹ . Câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở chỗ " 

          Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra "

Để so sánh về sự vất vả của bố mẹ mình . Qua câu thơ trên tác giả chung của người Việt muốn gắn gửi chúng ta sống hãy yêu thương , hiếu thảo với bố mẹ 

 

 

Đó là theo cách viết tui 

30 tháng 10 2021

ai đoá cứu tui zới !!!

30 tháng 10 2021

Đơn :  như , núi , nước , trong , nguồn , chảy ,ra ,cho , tròn ,mới 

Ghép :Công cha ,Thái Sơn ,Nghĩa mẹ, thờ mẹ , kính cha ,chữ hiếu ,đạo con.