Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh trước khi mưa:
- Trời đang nóng hừng hực. Không khí thật oi bức.
- Bỗng gió từ đâu thổi mạnh tới. Mây đen kịt xô đuổi nhau trên trời.
- Bầu trời tối sầm lại. Đất, trời chuyển động ào ào.
2. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật theo trình tự thời gian.
- Lúc sắp mưa:
- Mây đen vần vũ cả bầu trời.
- Gió mỗi lúc một mạnh, thốc bụi tung mù mịt.
- Cây cối ngả nghiêng theo gió.
- Lúc bắt đầu mưa:
- Mưa tuôn xối xả, trắng xóa.
- Nước mưa ngập sân, ngập ngõ, ngập đường phố.
- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà, lùng bùng trên các vòm cây xanh.
- Hạt mưa bay xiên, bay ngả. Cây cối tha hồ tắm mưa.
- Tiếng sấm đì đùng, chớp chạy loằng ngoằng trên bầu trời đen kịt.
- Tiếng sét đánh rung chuyển.
- Người đi đường tránh vào mái hiên trú mưa.
- Những người mặc áo mưa chạy xe vút qua.
- Những chiếc xe ô tô lao nhanh trên đường phố làm nước bắn tung tóe.
- Có mưa khí trời mát mẻ, mọi người thấy dễ chịu hơn.
3. Kết bài: (Lúc mưa tạnh)
- Mưa thưa hạt rồi tạnh dần.
- Bầu trời quang đãng.
- Cây cối đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.
- Đàn chim rời chỗ nấp vỗ cánh hót vang
- Người đi lại động vui trên đường phố
- Mọi hoạt động lại sôi nổi tiếp diễn.
1. Mở bài
Giới thiệu về cơn mưa mùa hạ mà em muốn tả.
Gợi ý: Vào mùa hè, thời tiết trở nên oi ả và nóng bức đến khó chịu. Những cơn gió chẳng đủ sức để làm dịu đi cái nóng như thiêu như đốt đang hoành hành trên đường phố. Và lúc này, người ta lại khát khao hơn bao giờ hết những cơn mưa rào mát lạnh. Như hiểu được lòng người, bầu trời vội vàng kéo mây, đem mưa đến trong sự mừng rỡ của mặt đất.
2. Thân bài
a. Miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian:
- Khi trời sắp mưa:
Mây đen giăng kín bầu trời, kéo bầu trời như về gần với mặt đất
Nắng tắt hẳn
Không khí trở nên mát mẻ, hơi nước trong không khí ngày càng dày hơn
Gió thổi mạnh, kéo những lá khô ven đường bay tứ tung
- Khi trời mưa:
Những hạt mưa dày kéo nhau lao ào ào xuống mặt đất, xối ướt hết tất cả mọi thứ
Tiếng mưa chiếm lĩnh cả không gian, che lấp hết những âm thanh khác, giống như chỉ có cơn mưa là đang tồn tại trên thế giới này
Cây cối sung sướng, thỏa thuê tắm nước mát
Người đi đường thì vội chạy nhanh hơn, hoặc trú mưa dưới các mái hiên
Nước mưa chảy đầy đường, tràn vào các ống cống kêu lên òng ọc
Bụi mưa trắng xóa hết cả đất trời
- Khi trời tạnh mưa:
Bỗng vài tiếng sấm vang lên, rồi trời tạnh hẳn, đột ngột như khi vừa bắt đầu
Bầu trời trong xanh trở lại, phía xa ánh nắng bắt đầu le lói
Cây cối rũ mình cho những giọt nước cuối còn sót lại rơi xuống đất, khoe chiếc lá tươi xanh
Con đường, ngôi nhà sạch bóng như vừa được rửa
Dòng người từ đâu lại tấp nập trên các tuyến phố
b. Lợi ích của cơn mưa:
Giúp cho không khí trong lành, mát mẻ
Hạ nhiệt độ, giảm đi sự oi bức, nóng nảy của mùa hè
Tưới nước mát cho cây cối, cung cấp thêm nước cho sông hồ…
3. Kết bài
Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cơn mưa vừa tả.
Gợi ý: Em rất yêu thích những cơn mưa rào mùa hạ. Bởi nó đem đến những cảm giác thích thú tuyệt vời. Mỗi ngày, em đều mong chờ những cơn mưa rào ấy đến, để xua đi cái oi bức của mùa hè.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Vào mùa hè, em cùng gia đình đi tắm biển ở Vũng Tàu.
- Bãi biển Vũng Tàu là một thắng cảnh đẹp của đất nước ta.
2. Thân bài: Tả bãi biển:
- Bãi biển chạy vòng từ Bãi Trước đến Bãi Sau.
- Bờ biển cong cong hình lưỡi liềm ôm gọn lấy bãi cát trắng thoai thoải.
- Các dãy núi lớn nhỏ nhấp nhô ôm lấy biển.
- Mặt trời nhô lên từ từ, sáng rực và tròn to như cái đĩa khổng lồ.
- Buổi sáng biển lặng sóng, êm ả như mặt hồ.
- Gió thổi mát lộng xen lẫn ánh nắng lung linh dập dờn trên những đợt sóng biển nhè nhẹ.
- Mặt biển mênh mông, không thấy đâu là bến bờ.
- Nước biển xanh lơ, rồi xanh thẳm, thay đổi theo buổi trong ngày.
- Sóng biển ì ầm từng đợt cuồn cuộn ào ạt xô vào bờ cát.
- Cát trắng mịn màng óng ánh dưới ánh nắng chói chang.
- Hàng dương xanh ngắt hai bên bãi biển vi vu, ngả nghiêng theo gió.
- Những chiếc dù xanh đỏ xếp liền nhau trên bãi biển.
- Du khách tấp nập đông đúc trên chiếc ghế dài hướng ra biển hóng mát.
- Tiếng nói cười xen lẫn tiếng sóng biển ầm ĩ.
- Trẻ em vui đùa trên bãi cát, hoặc cùng cha mẹ tắm biển gần bờ.
- Nhiều trò chơi tập thể vui nhộn, sôi nổi, tạo không khí vui vẻ, sảng khoái diễn ra trên biển.
- Thỉnh thoảng có vài du khách chơi trò cảm giác mạnh trên biển như ca nô lướt sóng, mô tô nước,… Họ điều khiển ca nô, mô tô nước vượt qua những con sóng cao trong tiếng cổ vũ của người xem.
- Đàn chim biển tung cánh bay rợp trời.
- Xa xa, đoàn thuyền đánh cá nhấp nhô xuôi ngược.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Bãi biển Vũng Tàu có những nét riêng hấp dẫn khách du lịch.
- Em mong hè nào cũng được ba mẹ dẫn đi chơi.
- Khu du lịch này có tiềm năng cao đem lại nguồn lợi về kinh tế cho nước nhà.
tham khảo nha
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.
- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
a) Buổi sớm:
- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.
- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.
- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.
- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.
- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.
b) Buổi chiều:
- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.
- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.
- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.
Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”
Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.
Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.
Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.
Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).
Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".
tham khaor nha banj
Khi màn đêm lùi bước để ánh sáng lại bao trùm bầu trời, em vươn vai thức dậy và mở cửa sổ để tận hưởng không khí trong lành. Em tranh thủ ra vườn cây- nơi bà đang cặm cụi, và em đã được ngắm nhìn buổi sáng ở đây.
Ngay khi đặt chân vào vườn, cảm giác đầu tiên trỗi dậy là khoan khoái lạ thường. Một mùi âm ẩm, nồng nồng, ngai ngái sau trận mưa đêm qua bốc lên. Làn sương mỏng manh vẫn còn giăng mắc khắp nơi, cây cối vẫn im lìm chìm sâu vào giấc ngủ. Trên các tán lá, vòm cây vẫn còn đọng vô số những hạt nước, có thể là hạt mưa hoặc sương, trong như viên ngọc mà thiên nhiên ưu ái để lại cho khu vườn.
Khi đi giàn mướp, em chỉ khẽ động vào dây leo, những hạt ngọc theo đó ào ạt rơi xuống, trong trẻo và mát lành. Em cùng bà làm cỏ và thu hoạch một số rau củ cho tươi. Những quả cà chua- vừa mới bứt khỏi cây- căng mọng, đỏ chót và mát mẻ. Trong đầu em chợt mơ tưởng về ngôi nhà sau này của mình cũng sẽ có một khu vườn xanh tốt như này.
Một vài côn trùng thức dậy khá sớm, lục đục đi kiếm ăn. Em có thể nghe thấy tiếng dế kêu đâu đây. Rồi bầu trời bắt đầu chuyển màu hồng rồi bừng sáng lên, ông mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ trong niềm hoan hỉ của vạn vật. Cây mít cao lớn vươn mình đón những ánh bình minh ấm áp đầu tiên. Những cây nhỏ bé thì vẫn còn đang ngái ngủ, được nắng chiếu vào thì choàng tỉnh. Sương tan hẳn đi, vườn cây rộn ràng hơn hẳn, mọi cây cũng hiện ra rõ ràng hơn.
Chị gió ghé qua chào ngày mới, không quên chỉ huy dàn lá tấu lên bản hòa ca xôn xao. Một người nghệ sĩ thiên nhiên tài ba. Điểm xuyết vào khúc ca ấy là những nốt trầm bổng của những chú chim nấp mình trong vòm cây. Sau khi được tắm táp trong trận mưa đêm qua, cây nào cũng tươi tỉnh và tràn đầy sức sống. Duy chỉ có những bạn rau thơm như hành, mùi,... trông có vẻ mệt mỏi, tóc rũ rượi vì những cơn giông gió nổi lên trong trận mưa. Ông mặt trời dần dần nhích lên cao hơn, cả khu vườn chìm trong một màu ánh hồng, nhìn rõ những hạt bụi li ti chuyển động trong những tia nắng. Bà và em cũng nhanh kết thúc công việc chăm vườn trước khi mặt trời lên cao hẳn.
Đón buổi sáng ở giữa vườn cây xanh tốt như thế, nhưng tấp nập và vội vã của cuộc sống bỗng tan biến đi đâu hết, chỉ còn lại cảm giác trong trẻo và thanh thản...
1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:
Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.
2. Thân bài:
- Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.
- Mưa xối xả, dữ dội.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.
- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.
- Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…
- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.
- Sau cơn mưa:
- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.
- Lá vàng rơi đầy sân.
- Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.
- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.
3. Kết bài:
- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.
- Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.
Dàn ý chung của một bài văn tả cảnh:
- Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
- Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Trời oi bức, đứng gió, không khí ngột ngạt. Mây đen từ phía chân trời kéo về. Bầu trời tối sầm lại.
Thân bài:
* Diễn biến của cơn mưa:
- Một vài hạt mưa bắt đầu rơi.
- Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả.
- Mưa nặng hạt dần. Mưa rơi lộp độp.
- Mưa xối xả, mưa như trút nước.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp sáng loá và tiếng sấm ì ầm lúc gần, lúc xa.
- Ngồi trong nhà nhìn ra thấy một màn mưa trắng xóa. Giữa nền trời tối đen, lâu lâu một vệt chớp loằng ngoằng sáng chói như muốn xé toang bầu trời âm u. Tiếp theo là tiếng sấm ầm ầm, khiến cho mọi người giật mình.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc, nước chảy lênh láng khắp sân nhà, ngõ xóm.
- Mưa mỗi lúc một to, gió lay giật các cửa và rít từng hồi trên mái nhà.
- Hơi nước mát lạnh cùng mùi đất cát bốc lên ngai ngái, thân quen.
* Sau cơn mưa:
- Lá vàng rơi đầy sân. Những tàu lá chuối rách lả tả, trên lá khoai nước còn đọng lại giọt nước mưa óng ánh..
- Đàn gà cục cục gọi nhau đi tìm giun, dế.
- Trời trong veo không một gợn mây.
Kết bài: Cơn mưa đem lại sự mát dịu cho con người và cảnh vật, xua đi cái nóng ngột ngạt của buổi trưa hè.
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy dàn ý bài văn tả cảnh cơn mưa
nhớ k cho mik nhé
1 .
1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?
Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.
- Tả từng bộ phận:
+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?
Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.
+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?
Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.
Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.
+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?
Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.
Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).
Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận
2 .
Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ mua tặng em một món quà, đó là một chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc đồng hồ đó thật đẹp.
Ôi! Chiếc đồng hồ của em thật đẹp! Cả nhà em ai cũng khen nó đẹp. Chiếc đồng hồ của em được làm bằng nhựa cứng. Mẹ em bảo đây là hàng Việt Nam. Đồng hồ báo thức cầm thật đằm tay, nặng hơn chiếc hộp bút của em một chút. Mặt đồng hồ tròn trĩnh, sáng bóng. Phía trên nó có hai cái chuông trông như hai cái tai thật đẹp. Trông nó gióng y như chú gấu trúc. Cạnh của đồng hồ được sơn màu đen. Hai bên được sơn màu hồng, trông rất xinh. Chiếc đồng hồ có ba cái chân cứng để nó đứng vững hơn. Phía sau đồng hồ là hai chiếc cót, một cái để chỉnh giờ và một cái hẹn giờ báo thức.
Trên mặt đồng hồ có 12 con số chỉ cho em biết bao nhiêu giờ. Kim ngắn nhất là kim chỉ giờ. Kim dài thứ hai là kim chỉ phút. Kim bé, mà cũng là kim chạy nhanh nhất luôn dẫn đầu là kim giây. Phía dưới là con lắc, trông rất đẹp và dễ thương. Khi đến giờ báo thức vang lên tiếng "Kính coong, kính coong". Khi ghé sát tai lại có thể nghe thấy tiếng nhẹ như tiếng đập của con tim.
Em thường vặn cót để hẹn giờ báo thức. Chiếc đồng hồ sẽ nhắc nhở em là đến giờ dậy đi học rồi. Em lau chùi cho đồng hồ thật sạch sẽ và đặt nó ở ngay góc học tập của mình.
Em rất thích chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có chiếc đồng hồ em luôn đến trường đúng giờ. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận và hay lau chùi cho nó sạch sẽ hơn.
3 .
Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ mua tặng em một món quà, đó là một chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc đồng hồ đó thật đẹp.
Ôi! Chiếc đồng hồ của em thật đẹp! Cả nhà em ai cũng khen nó đẹp. Chiếc đồng hồ của em được làm bằng nhựa cứng. Mẹ em bảo đây là hàng Việt Nam. Đồng hồ báo thức cầm thật đằm tay, nặng hơn chiếc hộp bút của em một chút. Mặt đồng hồ tròn trĩnh, sáng bóng. Phía trên nó có hai cái chuông trông như hai cái tai thật đẹp. Trông nó gióng y như chú gấu trúc. Cạnh của đồng hồ được sơn màu đen. Hai bên được sơn màu hồng, trông rất xinh. Chiếc đồng hồ có ba cái chân cứng để nó đứng vững hơn. Phía sau đồng hồ là hai chiếc cót, một cái để chỉnh giờ và một cái hẹn giờ báo thức.
Trên mặt đồng hồ có 12 con số chỉ cho em biết bao nhiêu giờ. Kim ngắn nhất là kim chỉ giờ. Kim dài thứ hai là kim chỉ phút. Kim bé, mà cũng là kim chạy nhanh nhất luôn dẫn đầu là kim giây. Phía dưới là con lắc, trông rất đẹp và dễ thương. Khi đến giờ báo thức vang lên tiếng "Kính coong, kính coong". Khi ghé sát tai lại có thể nghe thấy tiếng nhẹ như tiếng đập của con tim.
Em thường vặn cót để hẹn giờ báo thức. Chiếc đồng hồ sẽ nhắc nhở em là đến giờ dậy đi học rồi. Em lau chùi cho đồng hồ thật sạch sẽ và đặt nó ở ngay góc học tập của mình.
Em rất thích chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có chiếc đồng hồ em luôn đến trường đúng giờ. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận và hay lau chùi cho nó sạch sẽ hơn.
3: Viết 1 đoạn văn tả tính tình một người mà em yêu quý.
Nhà em khá đông người nhưng người em gần gũi nhiều nhất là ông nội của em. Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng cử chỉ còn khá nhanh nhẹn. Người ông tầm thước, hơi gầy nhưng da dẻ vẫn hồng hào. Đầu ông hói, lơ thơ những sợi tóc bạc như cước. Vầng trán cao hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má hơi hóp làm hai gò má nhô cao lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu bạc của ông. Mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu. Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo màu xanh, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách ông mới đeo kính và khi nào đi bộ xa ông mới chống cây gậy trúc. Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân, luôn tay. Khi quét nhà, quét sân, quét vườn; lúc vun gốc cho các cây trong vườn; lúc tìm bắt sâu đục phá cây chanh. Ông thường xuyên kiểm tra việc học của em, dạy em làm toán, làm văn… Ông còn tham gia việc chăm sóc thiếu nhi trong xã và xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa xã. Khi rảnh rỗi, ông đọc sách, báo, nằm võng ngoài hiên và nghe đài truyền thanh hoặc chăm dãy hoa trước sân và dọc hai bên lối ra vào cổng. Những đêm trăng sáng, ông thường ngồi trên chõng tre kê giữa sân kể chuyện cổ tích cho em và các bạn nhỏ trong xóm nghe. Con cháu làm gì sai, ông nhẹ nhàng răn dạy chứ không quát mắng bao giờ. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích với nhau thường gặp nhờ ông giải quyết. Mọi người đều yêu quý ông và khen ông tuổi cao mà vẫn còn minh mẫn. Riêng em, nếu được một điều ước như trong truyện cổ tích ông kể, em sẽ ước ông có sức khỏe, sống mãi bên em.
Đề 3. Viết 1 đoạn văn tae tính tình 1 người mà em yêu quý
Gia đình em ai cũng yêu , quý em hết mực , nhưng đối với em , người mà gần gũi với em nhất chính là mẹ của em. Mẹ của em năm nay đã 37 tuổi nhưng mẹ vẫn rất xinh đẹp. Người mẹ dáng thon nhỏ , mẹ có khuôn mặt hình trái xoan với nước da trắng hồng , mịn mà. Mẹ còn có mái tóc óng mượt được buộc gọn gàng ra đằng sau bằng một chiếc dây lịt nhỏ , mẹ còn có đôi mắt đen láy luôn nhìn em bằng ánh mắt trìu mến. Mẹ là người nhẹ nhàng , gọn gàng và lại rất hiền nữa. Mẹ em hiện đang là giáo viên của trường Trung Học cơ sở Lam Sơn. Mẹ luôn vất vả , dạy các anh các chị học nhưng vẫn luôn giành thời gian với em. Buổi tối , em làm bài xong mẹ kiểm tra bài của em , có nhưng bài sai , mẹ lại giải thích cho em hiểu bằng những giọng đầm ấm. Mẹ còn dạy em cách khâu vá , nhìn mẹ khâu , em rất yêu mẹ. Có khi mẹ còn cho em lên trường cùng , xem mẹ giảng cho các anh các chị học bài , em rất thích. Em rất yêu mẹ của em. Em hứa sẽ chăm ngoan , học giỏi để mẹ vui lòng về em và em ước cho mẹ sống mãi bên em , có thật nhiều sức khoẻ , thành công trong cuộc sống.
Gợi ý đề 3 để bn có thể dựa vào gợi ý để làm nhé :
Người em yêu quý nhất là ai ?
Người đó tên gì ?
Bao nhiêu tuổi ?
Người đó như thế nào ? ( VD : Dáng ngườu dong dỏng cao , mái tóc...... )
Người đó làm công việc gì ?
Tính cahc scuar họ ra sao ?
Những kỉ niệm vui của em đối với họ như thế nào ? Hãy kể những điều đó
Lời hứa hẹn với người đó.
Bn dựa vào dợi y trên nhé. Còn các đề kia , ngày mai mình sẽ đăng
Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Thân bài:
- Tả bao quát:
- Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
- Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
- Loại cặp có quai xách và dây mang.
- Tả từng bộ phận:
- Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
- Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
DÀN Ý :
I. Mở bài
- Cái cặp là người bạn thân thiết của em
- Nó là vật không thể thiếu mỗi khi em đến trường
- Nó luôn cùng em tiến bước trên con đường học tập
II. Thân bài
a. Tả bao quát
- Cặp hình hộp chữ nhật và có 4 ngăn
- Làm bằng vải da , có quai đeo.
b. Tả chi tiết
- Mặt trước màu xanh lam, có trang trí hình hai chú cún con rất ngộ nghĩnh.
- Đường viền nắp cặp màu vàng, nổi bật trên mặt cặp.
- Khóa cặp làm bằng sắt xi bóng nhoáng.
- Mặt sau hình chữ nhật, màu xanh đậm hơn mặt trước.
- Dây đeo màu xanh đậm, lót xốp rất êm.
- Bên trong có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.
- Có một túi nhỏ để đựng đồ dùng học tập.
- Mỗi ngăn được ngăn cách một lớp vải dù, mềm và chắc.
- Mỗi khi đóng, mở khóa nghe lách cách.
III. Kết bài
- Cặp giúp em bảo quản sách vở.
- Cặp đồng hành với em tới trường.
- Cặp chứa dựng nguồn kiến thức.
- Em xem cặp như người bạn thân.
- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền, đẹp.
KẾT BÀI MỞ RỘNG: Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn đồng hành của em và luôn giữ gìn nó thật cẩn thận
1. Mở bài
2. Thân bài
a. Miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian:
- Khi trời sắp mưa:
- Khi trời mưa:
- Khi trời tạnh mưa:
b. Lợi ích của cơn mưa:
3. Kết bài
1. Mở bài: cần giới thiệu điểm mình quan sát cơn mưa hay những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến.
2. Thân bài: cần miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian: miêu tả từng cảnh vật trong cơn mưa.
3. Kết bài: nêu cảm xúc của mình.