K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi là lấy dân làm gốc rễ. Muốn dân được ấm no và hạnh phúc, xã hội thái bình, thịnh vượng trước hết, phải làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, vì dân mà đánh kẻ hung tàn. Đó là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông. Bài viết đã phân tích tư tưởng nhân nghĩa trên nhiều khía cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

9 tháng 4 2023

Tác giả đã dùng những câu thơ chính luận thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập của nước Đại Việt.  Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, lo cho dân thì hòa bình mới giữ vững. Đem lại cho dân cuộc sống ấm no hạnh phúc còn là trách nhiệm của người lãnh đạo. Đó là trách nhiệm giữ nước, đưa đất nước phát triển sánh vai với cường quốc nam châu. Là giữ vững nền độc lập, tự do mà không bị xâm phạm bởi các đất nước khác, không nhu nhược, không khuất phục trước tình cảnh nước mất nhà tan

23 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thật vậy, Bình Ngô đại cáo chính là áng văn chính luận mẫu mực và là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. 

23 tháng 3 2021

Nguyễn Trãi là người luôn phụng thờ một tư tưởng lớn: tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi, khiến cho các tác phẩm của ông có một giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, trong Bình Ngô đại cáo, đoạn trích Nước Đại Việt ta, tư tưởng ấy thể hiện đậm nét.Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát huy truyền thông nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc. Chính truyền thống nhân nghĩa ấy kết hợp với chân lí độc lập dân tộc đã tạo nên sức mạnh thần kì để nhấn chìm mọi kẻ thù cướp nước, làm nên những chiến công hiển hách, những chiến thắng vang dội.

15 tháng 4 2021

 Câu 1:Nguyễn Trãi - một nhân vật lịch sử vĩ đại, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, danh nhân văn hóa dân tộc và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn hóa văn học dân tộc. Tác phẩm "Đại cáo Bình Ngô" được ông thừa lệnh vua Lê Lợi viết để tuyên cáo về chiến thắng giặc Ngô năm 1428, mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, một áng "thiên cổ hùng văn" của dân tộc. Nội dung bài cáo không chỉ tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn mang tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc.

Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa trong "Bình Ngô đại cáo" là tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ bài cáo, đây là một tư tưởng nhân văn cao đẹp và đề cao giá trị nhân đạo của dân tộc Việt Nam ta. Theo quan niệm Nho giáo, nhân nghĩa chính là tình nghĩa con người, là mối quan hệ giữa con người với nhau dựa trên tinh thần yêu thương, đùm bọc và bảo vệ lẫn nhau. Với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa được quan niệm theo cách cụ thể và cơ bản nhất, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử dân tộc lúc bấy giờ:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Nhân nghĩa đối với Nguyễn Trãi cốt nhất hai việc là "trừ bạo" và "yên dân", nghĩa là diệt trừ các thế lực tàn bạo đày đọa nhân dân, làm cho cuộc sống người dân được yên ổn, ấm no và hạnh phúc đó mới là nhân nghĩa. Trong tác phẩm, tác giả đã đề cập tới tư tưởng nhân nghĩa trên những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên ở khía cạnh nào, tư tưởng này vẫn hết sức đúng đắn và mang ý nghĩa sâu sắc.

Trước hết, nhân nghĩa được gắn với việc khẳng định chủ quyền, độc lập của dân tộc:

"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác..."

Với những dẫn chứng đầy thuyết phục về chủ quyền dân tộc từ nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và các triều đại lịch sử..., tác giả đã khẳng định nền chủ quyền độc lập dân tộc là điều không thể chối cãi. Chỉ khi khẳng định chủ quyền của dân tộc thì mọi hành động của ta mới có cơ sở và đúng với nhân nghĩa. Trên lập trường tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã lên án tố cáo tội ác man rợ của quân xâm lược:

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm."

Có thể nói, tội ác của giặc Minh là không còn tính người, vô nhân đạo, từ khủng bố, bóc lột sức lao động, tàn sát người dân vô tội đến hách dịch đủ loại thuế khóa, vừa vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên lại ra tay phá hoại sản xuất, hủy hoại môi trường sống của nhân dân ta. Tác giả không chỉ bộc lộ niềm phẫn uất và sự căm thù tận xương tủy của nhân dân trước tội ác của giặc, mà còn bộc lộ niềm thương xót, đau đớn cùng với nỗi đau của nhân dân. Chính nhân nghĩa đã gắn kết lòng dân, lòng dân chính là sức mạnh lớn nhất để đánh thắng kẻ thù, không có sức mạnh nào có thể vượt qua được sự đoàn kết đồng lòng và quyết tâm của một dân tộc:

"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo"

Mặc dù giai đoạn đầu của cuộc chiến ta gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn cả về lương thực lẫn quân đội nhưng chính nhờ vào lòng dân, sức dân mà ta bước đầu giành thắng lợi, sau đó nghĩa quân như được tiếp thêm sức mạnh nhờ sự khiếp vía của kẻ thù mà đánh đâu thắng đấy. Đây chính là quả ngọt của việc hành động nhân nghĩa dựa trên tư tưởng nhân nghĩa. Sau khi đã giành được thắng lợi hoàn toàn, tinh thần nhân nghĩa của nhân dân ta còn được bộc lộ qua cách ứng xử với kẻ thù thua trận:

"Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập chân run."

Cấp phát thuyền và ngựa cho tướng lĩnh cùng binh lính kẻ thù trở về chính là thể hiện lòng nhân ái, chính sách nhân nghĩa của nhân dân ta, ta không đánh đuổi đến cùng mà để lui cho họ con đường hiếu sinh, vừa để cho quân ta nghỉ ngơi lại vừa giữ được lòng nhân đạo. Đường lối ấy một lần nữa đã khẳng định tính chính nghĩa trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tô đậm thêm truyền thống nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta.

Câu 2:Qua hai câu "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân -Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" đã thể hiện tư tưởng : Yên dân làm cho dân ta được thái bình, hạnh phúc. Mà muốn như vậy thì trước tiên ta phải diệt trừ bọn tàn bạo

TICK ĐÚNG CHO MK NHÉ

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và vị trí tác phẩm đại cáo bình Ngô trong nền văn học.

- Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa: Là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài. Tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.

II. Thân bài

1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.

- Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:

    + Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.

    + Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại

2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.

a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:

- Nền văn hiến lâu đời

- Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể

- Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

- Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.

→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc

→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”

b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.

Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:

- Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..

- Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất

- Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...

- Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..

- Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...

→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc

→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng

c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

- Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội

- Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:

    + Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù

    + Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.

→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu

d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.

- Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa

    + Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.

    + Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.

- Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức

→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt

→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.

III. Kết bài

- Khái quát, đánh giá lại vấn đề

- Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại nay: vẫn còn được ngợi ca và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên ứng với mỗi hoàn cảnh cụ thể nó lại mang những ý nghĩa giá trị khác.

Chúc bn hok tốt!!

14 tháng 4 2021

Tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trãi thật sâu sắc .nhân là lòng thương người.nghĩa là việc nên làm.tóm lại nhân nghĩa là cách ứng xử và tình thương giữa ng vs người..quan hệ giữa ng với người cũng như nhân nghĩa cốt lõi là yên dân và trừ bạo.nguyễn trái ko nói chung chung,mục đích cuối cùng của nhân nghĩa là yên dân làm dân đc hưởng thái bình,hạnh phúc,làm yên lòng dân.Muốn yên dân phải diệt trừ thế lực,trừ bạo.đặt trong hoàn cảnh nc đại việt ta dân là ng dân đviêt,bạo là quân minh xâm lược,quân điếu phạt là quân lam sơn,vì thương dân mà diệt trừ kẻ có tội.với nguyễn trãi nhân nghĩa gắn liền vs yêu nc,chống ngoại xâm ko những trong quan hệ giữa ng vs ng mà còn trong quan hệ giữa dân tộc vs dân tộc.đây là sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

14 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Nguyễn Trãi là người luôn phụng thờ một tư tưởng lớn: tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi, khiến cho các tác phẩm của ông có một giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, trong Bình Ngô đại cáo, đoạn trích Nước Đại Việt ta, tư tưởng ấy thể hiện đậm nét.Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát huy truyền thông nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc. Chính truyền thống nhân nghĩa ấy kết hợp với chân lí độc lập dân tộc đã tạo nên sức mạnh thần kì để nhấn chìm mọi kẻ thù cướp nước, làm nên những chiến công hiển hách, những chiến thắng vang dội.