Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Tôi không tự nhận mình là người sống giản dị bởi mẹ tôi đã từng nhắc nhở đôi lần vì sự cầu kì, chau chuốt cho hình thức bên ngoài của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng có quan niệm riêng của mình về mọi điều trong cuộc sống. Với những gì tự rút ra từ bản thân và học được từ mẹ, tôi muốn nói một vài suy nghĩ riêng tư nhỏ bé về vấn đề lối sống giản dị. Từ xưa, giản dị đã trở thành một nếp sống đáng quý, đáng trân trọng, gìn giữ. Có thề giờ đây, lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời của người Á Đông. Trước hết, giản dị được thế hiện rõ nét trong cách ăn mặc, ở hình thức bên ngoài của mỗi con người. Đừng vì cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất vẻ bình dị, đời thường bạn ạ! Chỉ cần một bộ cánh gọn gàng, sạch sẽ, bạn đã khiến mọi người có ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ để bằng bạn bằng bè, để diện mốt này mốt kia. Tại sao chúng ta lại phải quá cầu kì, chăm chút cho hình thức như vậy? Nếu bạn diện quần áo quá sành điệu, lại không “đúng chủ đề”, thiếu văn minh, lịch sự thì đâu còn nét bình dị, thân thương. Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng nhưng điểm chung nhất là tôi và bạn, chúng ta cùng mang một nét giản dị vốn có của người Việt Nam.
Vậy nên, đừng bao giờ đế đức tính đẹp đó bị phai mờ! Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chỉ khiến chúng ta kính phục về tài năng, mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về một lối sống giản dị văn minh. Liệu trên thế giới này, có vị lãnh tụ nào vẫn mặc những bộ quần áo ka-ki đã sờn vải bạc màu, vẫn ăn những bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản...? Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thế hiện trong cách ứng xử hằng ngày.
Mẹ tôi, đã từng răn dạy tôi rằng đừng bao giờ ăn nói cầu kì hoa mĩ, mà hãy diễn tả lời nói bằng ngôn từ dễ hiểu trong sáng. Đúng vậy, dù khi lời nói của bạn chỉ là một đôi câu bình dị nhưng chân thành nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người vì nó rất đáng yêu. Nhưng, cũng không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên vô tư một cách xô bồ, khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch vốn có của con người. Cách xử sự trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến mọi người càng yêu quý trân trọng bạn biết bao. Lôi sông hàng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kì, bạn vẫn có thể biểu hiện rõ mình là người giản dị đáng mến. Chắc hẳn, bạn không thể quên hình tượng một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân! Đó là ông Hai - một nhân vật văn học đã để lại bao ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Tâm hồn ông vốn đã ngời sáng bởi lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn, lại càng đẹp hơn nữa ở vẻ đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên, giản dị. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh ông Hai ngồi xắn quần, kể chuyện làng bên nhà hàng xóm.
Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính ở vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam như thế... Đôi khi, người ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi con người qua cách suy nghĩ của họ. Bạn ạ, đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy thực sự bình tĩnh. Đơn giản hoá mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn thật dễ dàng. Vậy tại sao, bạn không chứng tỏ rằng mình cũng là người giản dị qua cách nghĩ của mình? Theo tôi, giản dị đó còn là quan niệm của bạn về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn, về hạnh phúc, đối với tôi, đó chỉ là những niềm vui bình dị nhưng trọn vẹn, dáng quý. Mỗi sáng thức giấc, khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ca hát líu lo, mơ màng trước cảnh bình minh, tôi cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Đó là hạnh phúc. Được thưởng thức những món ăn ngon do tự tay mình “xông pha” bếp núc, đó là hạnh phúc... Và tôi nghĩ rằng, vài suy nghĩ nhỏ bé của tôi về đức tính giản dị hôm nay cùng rất bình dị, đơn sơ.
Đơn giản là vậy nhưng tôi hi vọng, nó sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những ai đã đọc bài viết này. Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư đôi chút về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phải gìn giữ, nâng niu. Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trở thành người giản dị theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng rườm rà, lan man, tôi đã thẳng thắn trình bày ý kiến cá nhân và tất nhiên, điều không thể tránh khỏi là sự vụng về, nghèo nản trong hiểu biết, nhưng dù sao đó vẫn là giản dị.
Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.
Tham khảo:
Trong kho tàng tục ngữ dân gian ta ,có biết bao nhiêu là những câu tục ngữ vàng ,ngọc được trân quý cho tới tận ngyà nay.Không thể ko kể đến câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".Trước hết ,để có thể hiểu câu tục ngữ này một cách đúng đắn thì cần phải có một khái niệm chính xác về nó đã."Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nếu xét theo nghĩa đen thì có thể hiểu rằng khi ta ăn quả ta phải nhớ đến công sức của người trồng .Vì nếu ko có người trồng thì làm sao có quả để chúng ta ăn?Qua cái nghĩa đen ,qua cái hình ảnh" ăn quả "đó ta lại suy ra cái nghĩa bóng :Quả ở đây ko còn là trái ngọt nữa mà chính là thành quả lao động còn người trồng cây kia thì tượng trưng cho những người tạo ra thành quả lao động ấy.Với công sức ,mồ hôi nước mắt những người lao động đã làm ra cho ta "những trái ngọt"thì ta phải biết trân trọng ,quý mến nó hơn nữa cũng cần phải biết ơn lấy người làm ra cái "quả "cho mình hưởng .Đấy mới là cái thông điệp ,lời răn dạy sâu sắc mà ông cha ta nhắm tới .Nó thực sự là lời răn dạy ý nghĩa mà ta cần luôn mang theo bên mình.Được lưu truyền từ thời này sang thời khác. Vào các thời phong kiến xưa kia thì người ta tổ chức cúng bái để cảm tạ trời đất hay các phong tục thờ cúng tổ tiên.Còn đối với con người ngày nay ,chúng ta vẫn thấy xuất hiện các dịp lễ tết tưởng nhớ công ơn những con người có công với đất nước và tiêu biểu là "dỗ tổ Hùng Vương"và còn rất nhiều ngày đặc biệt :thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc,…để thể hiện lòng biết ơn với những người có công lớn trong việc xây dựng đất nước ngày càng phát triển.Qua đây ,ta cần phải khắc ghi câu tục ngữ :"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" vào sâu trong tim ,trong trí óc và làm theo cho đúng với lễ nghĩa ,phong tục Việt Nam mà có thể ngẩng đầu với Tổ Quốc
Tham khảo:
Ước mơ - tưởng chừng là một thứ vô cùng vô bổ và chẳng cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người nhưng nó lại là động lực giúp con người tiến nhanh hơn, xa hơn. Nhận xét về ước mơ, có ý kiến cho rằng: "Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình nó đang nằm ở sâu thẳm trong tim bạn, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức".
Vậy ước mơ là gì? Ước mơ cháy bỏng” là khát vọng, là mục đích cao đẹp của cuộc đời mà con người tha thiết hướng tới và mong ước đạt được. Nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…”: Biết lắng nghe và khích lệ những ước mơ của bản thân. Câu nhận định trên đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là: Hãy biết ước-mơ và hiện thực nó bằng ý chí, nghị lực, niềm tin và khả năng của mình.
Thật vậy, trong cuộc đời người ta phải theo đuổi ước mơ bởi ước mơ không chỉ làm đẹp cho cuộc đời mà còn bởi ước mơ không bao giờ có sẵn, để đạt được nó người ta phải khát khao, kiên trì, nỗ lực, sáng suốt, bền lòng, dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách, thậm chí chấp nhận thiệt thòi, hi sinh, mất mát, khổ đau để thực hiện ước mơ. Ước mơ càng lớn, càng cao đẹp bao nhiêu thì đòi hỏi con người càng phải nỗ lực bấy nhiêu. Ví như Bác Hồ, không đơn thuần là mơ ước cơm no, áo mặc như những con người bình thường, vị cha già kính yêu của dân tộc đã có một ham muốn tột bậc từ thuở thiếu thời là làm thế nào để cho đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Và Người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình, vượt qua bao khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để biến ước mơ thành hiện thực đem lại hạnh phúc cho dân tộc ta. Rồi biết bao những nhà khoa học đã lặng thầm hi sinh cho ra đời bao nhiêu sáng chế để đem lại hạnh phúc cho nhân loại… Họ đã thực hiện những ước mơ vĩ đại, đã sống những cuộc đời ý nghĩa đáng để cho chúng ta học tập, kính nể. Và trong cuộc sống có biết bao con người đã chấp nhận gian khổ, vất vả, thậm chí hi sinh để biến ước mơ thành hiện thực để tô điểm cho đời bởi ước mơ không bao giờ có sẵn. Cuộc sống của mỗi người chỉ đầy đủ, ý nghĩa khi con người phải tự mình theo đuổi ước mơ. Để đạt được ước mơ thật không phải dễ dàng và không phải ai cũng theo đuổi được ước mơ của mình. Vậy làm thế nào để biến ước mơ thành hiện thực? Câu trả lời nằm ở chính mỗi người.
Hãy biết mơ ước và ước mơ chớ xa vời, hãy gắn liền với thực tiễn. Khi đã có ước mơ rồi, ta hãy lên kế hoạch cụ thể để từng bước chinh phục nó. Ví như tôi – một học sinh trung học phổ thông cuối cấp, ước mơ cháy bỏng của tôi lúc này là thi đỗ trường đại học tôi yêu thích và sau đó có một công việc ổn định, một vị thế trong xã hội. Không ai khác mà chính bản thân tôi phải ra sức học tập, từng bước chinh phục ước mơ. Chỉ bằng cách đó tôi mới khẳng định được mình cho dù tôi biết bao gian nan, thử thách đang chờ tôi phía trước. Những ước mơ chân chính dù lớn, dù nhỏ đều làm cho cuộc đời thêm ý nghĩa. Thật buồn cho những con người sống một đời mà không biết theo đuổi ước mơ!.
Chủ đề nghị luận về theo đuổi ước mơ luôn là chủ đề nóng hổi trên các trang mạng, diễn đàn. Tuy nhiên, không dễ để biến ước mơ thành hiện thực nhưng ước mơ sẽ mãi mãi chỉ là mơ ước nếu ta không theo đuổi ước mơ đó, nếu không có ý chí và nỗ lực vượt khó, không có sự kiên trì, nhẫn nại. Con đường đi đến thành công là phải trải qua thất bại, những vấp ngã từ sai lầm đã qua sẽ rèn luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững vàng. “Tiếp tục cất bước, tiếp tục ước mơ và cố gắng thực hiện chúng – những điều chỉ có ước mơ mang lại được cho con người và tuổi trẻ…”
Em tham khảo nhé:
Ước mơ – tưởng chừng là một thứ vô cùng vô bổ và chẳng cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người nhưng nó lại là động lực giúp con người tiến nhanh hơn, xa hơn. Nhận xét về ước mơ, có ý kiến cho rằng: “Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình nó đang nằm ở sâu thẳm trong tim bạn, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức”.
Vậy ước mơ là gì? Ước mơ cháy bỏng” là khát vọng, là mục đích cao đẹp của cuộc đời mà con người tha thiết hướng tới và mong ước đạt được. Nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…”: Biết lắng nghe và khích lệ những ước mơ của bản thân. Câu nhận định trên đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là: Hãy biết ước-mơ và hiện thực nó bằng ý chí, nghị lực, niềm tin và khả năng của mình.
Thật vậy, trong cuộc đời người ta phải theo đuổi ước mơ bởi ước mơ không chỉ làm đẹp cho cuộc đời mà còn bởi ước mơ không bao giờ có sẵn, để đạt được nó người ta phải khát khao, kiên trì, nỗ lực, sáng suốt, bền lòng, dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách, thậm chí chấp nhận thiệt thòi, hi sinh, mất mát, khổ đau để thực hiện ước mơ. Ước mơ càng lớn, càng cao đẹp bao nhiêu thì đòi hỏi con người càng phải nỗ lực bấy nhiêu. Ví như Bác Hồ, không đơn thuần là mơ ước cơm no, áo mặc như những con người bình thường, vị cha già kính yêu của dân tộc đã có một ham muốn tột bậc từ thuở thiếu thời là làm thế nào để cho đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Và Người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình, vượt qua bao khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để biến ước mơ thành hiện thực đem lại hạnh phúc cho dân tộc ta. Rồi biết bao những nhà khoa học đã lặng thầm hi sinh cho ra đời bao nhiêu sáng chế để đem lại hạnh phúc cho nhân loại… Họ đã thực hiện những ước mơ vĩ đại, đã sống những cuộc đời ý nghĩa đáng để cho chúng ta học tập, kính nể. Và trong cuộc sống có biết bao con người đã chấp nhận gian khổ, vất vả, thậm chí hi sinh để biến ước mơ thành hiện thực để tô điểm cho đời bởi ước mơ không bao giờ có sẵn. Cuộc sống của mỗi người chỉ đầy đủ, ý nghĩa khi con người phải tự mình theo đuổi ước mơ. Để đạt được ước mơ thật không phải dễ dàng và không phải ai cũng theo đuổi được ước mơ của mình. Vậy làm thế nào để biến ước mơ thành hiện thực? Câu trả lời nằm ở chính mỗi người.
Hãy biết mơ ước và ước mơ chớ xa vời, hãy gắn liền với thực tiễn. Khi đã có ước mơ rồi, ta hãy lên kế hoạch cụ thể để từng bước chinh phục nó. Ví như tôi – một học sinh trung học phổ thông cuối cấp, ước mơ cháy bỏng của tôi lúc này là thi đỗ trường đại học tôi yêu thích và sau đó có một công việc ổn định, một vị thế trong xã hội. Không ai khác mà chính bản thân tôi phải ra sức học tập, từng bước chinh phục ước mơ. Chỉ bằng cách đó tôi mới khẳng định được mình cho dù tôi biết bao gian nan, thử thách đang chờ tôi phía trước. Những ước mơ chân chính dù lớn, dù nhỏ đều làm cho cuộc đời thêm ý nghĩa. Thật buồn cho những con người sống một đời mà không biết theo đuổi ước mơ!.
Chủ đề nghị luận về theo đuổi ước mơ luôn là chủ đề nóng hổi trên các trang mạng, diễn đàn. Tuy nhiên, không dễ để biến ước mơ thành hiện thực nhưng ước mơ sẽ mãi mãi chỉ là mơ ước nếu ta không theo đuổi ước mơ đó, nếu không có ý chí và nỗ lực vượt khó, không có sự kiên trì, nhẫn nại. Con đường đi đến thành công là phải trải qua thất bại, những vấp ngã từ sai lầm đã qua sẽ rèn luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững vàng. “Tiếp tục cất bước, tiếp tục ước mơ và cố gắng thực hiện chúng – những điều chỉ có ước mơ mang lại được cho con người và tuổi trẻ…”
Tham khảo
Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn, truân chuyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo - những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh. Vì thế ta có thể thấy vai trò của người thầy cô trong nhà trường và việc giáo dục, truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng.
Thầy cô - những bậc đàn anh đi trước, những người có trình độ hiểu biết cao, là người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của người thầy cô là rất to lớn: Không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau.
Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la, một học sinh không thể nào tự nắm bắt chọn lọc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn, họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm, chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình. Dạy cho học sinh biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ, sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả. Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy, tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến. Chính vì nhờ thầy cô, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có. Am hiểu học sinh, tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và nhanh, khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm. Ân cần khuyên bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy, người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt, tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng.
Ngoài vai trò truyền đạt kiến thức của thầy cô thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém. Là vì dù thầy cô tâm huyết tới đâu mà học sinh không có ý thức tiếp thu thì công sức của thầy cô cũng bằng thừa. Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động lực trong việc giảng dạy.
Qua đó ta có thể thấy vai trò của người thầy người cô trong nhà trường là rất rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta. Vì thế để nhớ đến công ơn dạy dỗ của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết nhớ ơn thầy cô: học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp, tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.
Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta, giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người. Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Tóm lại, ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học là vô cùng thiết yếu.
Tham khảo :
“Nhất tự vi sư – bán tự vi sư” không chỉ là câu nói có ý nghĩa trong xã hội xưa, mà cho đến ngày nay câu nói vẫn còn để lại ý nghĩa sâu sắc. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nào cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt. Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống, không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cánh những ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp cho chúng ta. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho trò, những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này. Thật vậy, công lao của thầy to lớn vô ngần, thầy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho ta những bài học hay. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng, yêu mến thầy cô, sự trân trọng, biết ơn không phải chỉ những hành động lớn, những lời đao to búa lớn mới thể hiện tấm lòng của ta.Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như ta luôn chăm học, nghiêm túc nghe giảng cũng là lời tri ân chân thành, sâu sắc nhất của ta. Nhưng đáng buồn thay, lẽ sống đẹp này đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phê phán nhiều bạn trẻ có những hành vi thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và có những phát ngôn không tốt đối với thầy cô. Qua đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho mình, cần biết yêu mến quý trọng thầy cô và luôn dưỡng nuôi truyền thống “tôn sư trọng đạo”.
Tham khảo nha em:
Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm: ''Sứ mệnh của hoa là nở". Trong cuộc sống, mỗi người là một thực thể tách rời, có một hoàn cảnh riêng, có một quan điểm sống riêng, có một hành trình riêng và câu chuyện riêng. Thật vậy, mỗi bản thân chúng ta đều có một giá trị riêng mà chỉ có mình ta mới có, không thể tìm thấy ở bất cứ ai khác. Và mỗi chúng ta đều chính là một bông hoa mang trong mình một vẻ đẹp riêng, một hương sắc riêng và một giá trị riêng. Điều làm cho sự tồn tại của đóa hoa bên trong chúng ta ý nghĩa đó là việc ta sống hết mình với tiềm năng, giá trị của bản thân, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của bản thân ra xung quanh và sống thực sự hạnh phúc và lạc quan. Mỗi người miễn là đóng góp cho cuộc sống cộng đồng thì đều là một đóa hoa đáng trân trọng và mang một hương sắc riêng. Hãy luôn làm cho đóa hoa của mình được rực nở hết sức, đem đến hương sắc cho đời và đừng để đóa hóa của mình lụi tàn!