Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong khi các cơ quan chức năng và ngành y tế đang tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm tránh những hệ lụy gây ảnh hưởng kinh tế - xã hội, nhất là đời sống của người dân, thì theo phản ánh của bạn đọc vẫn còn nhiều nhà thuốc, cửa hàng lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá các mặt hàng.
Trước đó nhiều ngày, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều người/hội/nhóm bán hàng trên mạng (online) đã tính toán "gom" hàng rồi đẩy giá lên cao, gây nhiễu loạn thị trường. Do sức mua và nhu cầu tăng vọt, nhiều người chạy theo lợi nhuận đã "biến" những hộp khẩu trang y tế bình thường chỉ bán với giá 30 đến 40 nghìn đồng/hộp, bỗng bị "đẩy" lên 100 nghìn đồng, nhiều cửa hàng còn bán với giá là 200 nghìn đồng/hộp. Chị Nguyễn Thị Minh ở khu Mỹ Ðình quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, bình thường chị mua một hộp khẩu trang bốn lớp chỉ có giá 40 nghìn đồng, nhưng sáng 30-1, mức giá này đã tăng lên tới 200 nghìn đồng/hộp. Thậm chí nhiều hiệu thuốc đã treo biển hết hàng.
Trong khi đó, anh Hoàng Tuân ở quận Thanh Xuân kể, thông thường anh chỉ mua loại khẩu trang y tế hộp 50 chiếc với giá 35 nghìn đồng. Thế nhưng, người bán lại đưa ra mức giá 90.000 đồng với cùng sản phẩm đó. Hơn nữa, họ không bán cả hộp, mà chia ra bán lẻ, mỗi gói 10 chiếc. Do quá lo lắng vì dịch bệnh, mặt khác trong dịp Tết nhiều cửa hàng thuốc chưa mở cửa, các siêu thị cũng chưa hoạt động trở lại, anh Tuân buộc phải lên mạng tìm mua khẩu trang y tế cho cả gia đình, nhưng mạng xã hội hay các trang thương mại điện tử đưa ra nhiều mức giá khác nhau, thậm chí có loại khẩu trang được giới thiệu "siêu phẩm, hiệu quả, chất lượng" lên tới hàng triệu đồng.
Trước khi xảy ra dịch bệnh do nCoV, người dân từng chứng kiến những "cơn bão" giá khác ăn theo nỗi lo lắng. Ðó là thời điểm cuối năm 2019, khi nhu cầu sử dụng thuốc đặc trị cúm Tamiflu tăng cao, cho nên xảy ra tình trạng khan hiếm khiến cho mặt hàng này đội giá gấp bốn đến năm lần. Tại một số hiệu thuốc trên địa bàn Hà Nội, loại thuốc này bị đẩy giá vùn vụt, thậm chí nhiều cửa hàng, thuốc đã không còn để bán. Khách hàng muốn mua phải đặt tiền trước, để chủ hiệu thuốc đặt hàng, kèm theo đó là lời cảnh báo "thuốc rất đắt", "không có để mua" của nhân viên bán thuốc.
Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, cùng với việc chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế khuyến cáo về phòng bệnh do nCoV, đề nghị các địa phương cần có sự phối hợp ngành y tế tích cực triển khai những biện pháp phù hợp trong việc chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc, vật tư y tế (nhất là khẩu trang y tế và nước rửa tay có chứa cồn…) để bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Mặt khác, cần tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh thuốc lợi dụng thời điểm dịch bệnh đang diễn ra để đầu cơ, tăng giá, gây hoang mang lo lắng cho người dân.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ngoài tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, còn có tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận. Cả hai tác phẩm đều viết về đề tài lao động sản xuất nhưng mỗi tác phẩm lại có những nét đặc sắc riêng.
"Lặng lẽ Sa Pa" khắc họa chân dung người lao động mới, tiêu biểu là anh thanh niên làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu ở đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh là một người có tinh thần trách nhiệm cao, say mê công việc, có ý thức tự học, tự rèn luyện. Anh cũng là một người có tâm hồn trong sáng, yêu đời, luôn lạc quan, yêu mến cuộc sống.
"Đoàn thuyền đánh cá" là một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của người lao động trên biển đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân tộc ta trước những thành quả lao động của nhân dân. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hiện lên thật đẹp, thật khỏe khoắn, đầy sức sống. Họ là những người lao động cần cù, gan dạ, luôn hăng say lao động, cống hiến cho quê hương, đất nước.
Từ nội dung của hai tác phẩm trên, ta có thể thấy rằng mỗi con người đều có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm lao động, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Đó cũng là trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn những thành quả lao động của cha ông. Mỗi người cần phải có ý thức trách nhiệm, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Bài làm
"Từ hai tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" và "Đoàn thuyền đánh cá", ta thấy rằng mỗi con người đều có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm lao động, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Mỗi người cần phải có ý thức trách nhiệm, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển đất nước."
Âm điệu thơ tự bao giờ cứ ngân vang mãi trong trái tim tôi. Khúc hát ca văn chương mang một sức mạnh diệu kỳ đi sâu vào tiềm thức nơi trái tim người đọc để lại biết bao rung cảm sâu sắc trong lòng những kẻ phiêu lưu du ngoạn cùng ngôn từ. Vì vậy khi nhắc đến một tác phẩm nghệ thuật tôi yêu thích nhất tôi luôn nhớ đến thơ đầu tiên. Đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc trong trái tim tôi là "Sang Thu" của Hữu Thỉnh. Với câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng đầy sự tinh tế trong việc chọn lọc từ ngữ của tác giả, người đọc cảm nhận trọn vẹn hơn vẻ đẹp của buổi chớm thu ở một làng quê thanh bình. Kết hợp những hình ảnh thân thuộc gợi ra màu sắc thu cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã thổi hồn vào thiên nhiên với những cảm xúc rất con người. Qua đó ta thấy được những quan sát tinh tế của thi nhân trước sự chiến chuyển của. Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển để lại trong trái tim người đọc biết bao nhung nhớ. Qua đó ta càng thêm yêu quý, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước mình.