Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lịch sử nước ta đã trải qua biết bao nhiêu là chiến thắng và có những chiến thắng thì gắn liền với những tên con sông lớn. Nhưng có lẽ con sông được lịch sử cũng như thơ ca văn học nhắc đến nhiều nhất là sông Bạch Đằng. Con sông ấy đã mang đến cho lịch sử dân tộc ta hai chiến thắng vang dội đó là chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 và chiến thằng quân Nguyên Mông của nhà Trần. Và con sông ấy không chỉ hiện lên với vẻ đẹp của chiến thắng lịch sử mà còn hiện lên trong thơ ca với tác phẩm Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu.
Trước tiên bài thơ ấy mở đầu với những câu thơ hay để mang đến những cái nhìn của người khách trong bài về sông Bạch Đằng. Có thể nói qua những câu thơ ấy tất cả những vẻ đẹp chí cảnh của con sông anh hùng hiện lên thật rõ:
“Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
……
Sông chìm giáo gãy,
Gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu. ”
ve dep song bach dang cua truong han sieu
Những câu thơ ấy không chỉ nói đến phẩm chất phóng túng và tâm hồn ngao du đây đó của người khách kia mà còn nói đến những vẻ đẹp của sông Bạch Đằng. Vẻ đẹp ấy được phản quang qua tâm hồn và đôi mắt vọng cảnh, sự tự hào về lịch sử ông cha. Hàng loạt những địa danh được hiện lên, nào là Nguyên Tương, Cửa Giang, Ngũ Hồ, Tam Bách… hiện lên rồi cuối cùng người khách ấy cũng đến với sông Bạch Đằng. con sông ấy thuộc tỉnh Quảng Ninh là con sông không chỉ hữu tình mà còn có công trong nhiều trận chiến thắng. Ngược bến Đông Triều để tới với vùng thủy chiến anh hùng ấy. Trong sự bao la của non nước đất trời muôn vàn sóng kình nổi lên thành từng lớp lớp một. Nó gợi lên cái nhìn thật xa xăm mênh mông sóng nước dập dềnh. Trên con sông ấy những con thuyền đuôi trĩ một màu giống nhau như làm nên một bức tranh sông nước con thuyền cong đẹp đến mê hồn người. Tất cả mang đến cho tâm hồn ta những cảm xúc yên bình thanh thản. Đọc đến đây người đọc có thể cảm nhận được hết những cái thần thái trí cảnh của một miền sông nước hiền hòa giữa thiên nhiên và cảnh vật. màu trời màu nước sông hiền hòa hợp làm một. Bên bờ những bông lau, những san sắt cạnh những bến lách đìu hiu. Như vậy có thể thấy con sông Bạch Đằng không mang vẻ đẹp hung bạo như con sông Đà trong tùy bút của Nguyễn Tuân mà nó mang vẻ đẹp của một dòng sông hiền hòa thơ mộng.
Không những thế con sông ấy còn hiện lên những vẻ đẹp hào hùng với những chiến công mà nó đạt được trong lịch sử. Con sông ấy qua những vần thơ của nhà thơ Trương Hán Siêu với hình ảnh mang đến cảnh tượng thất bại của kẻ thù. Nào là giáo gãy, nào là gò đầy sương khô. Những hình ảnh như những minh chứng về chiến công mà sông Bạch Đằng đem lại cho nhân dân Việt nam ta. Bọn xâm lăng đã cả gan mang quân sang xâm chiếm nước ta một cách phi nhân đạo, phi chính nghĩa như thế mà “Sông núi nước Nam vua Nam ở” cho nên chúng sẽ chỉ có một kết quả là vùi xác ở sông Bạch Đằng mà thôi. Có thể thấy rằng con sông hiền hòa như thế nhưng khi anh hùng khi tức giận thì nó lập tức trở thành một người anh hùng dang rộng lòng sông của mình để chôn vùi những con người độc ác và bảo vệ nhân dân ta.
Và con sông ấy hiên lên đẹp hơn rõ nét hơn khi các bô lão nói về những trận đánh trên sông Bạch Đằng năm xưa. Đó là vẻ đẹp của thuyền tàu muôn đội, tinh kì phấp phới, nào người sáu quân, nào gươm sáng lóa. Con sống hiện lên trong cảnh chiến đấu kiên cường của nhân dân ta. Họ vẫn chống đối lại phía kẻ thù một cách kiên cường và đến lúc kết thúc con sông có quyết định rất lớn đến việc thắng thua trận chiến ấy. Thế rồi khi ánh hoàng hôn buông xuống dòng sông ấy làm cho nước thủy triều bắt đầu rút xuống khiến cho quân ta chuyển biến thể lực. thời cơ đã đến quân đội ta đã rút về để dụ giặc vào trận địa trên sông Bạch Đằng:
“Thuyền tàu muôn đội,
Tinh kì phấp phới.
Hùng hổ sáu quân,
Giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến lũy bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi. ”
Con sông ấy đã trở thành điều kiện để cho quân đội ta chiến thắng vẻ vang còn cái lũ ác nhân phi nhân đạo kia tướng thì bị bắt sống, quân có người chết vùi xương trong trận địa kiên cố ấy. Có lẽ rằng con sông ấy đã làm nên lịch sử nước nhà. Nó không chỉ là một con sông bình thường mà nó còn là con sông biết chiến đấu. Nó dường như mang linh hồn dân tộc Đại Việt ta.
Đó chính là những nét đẹp thiên nhiên và những nét đẹp lịch sử của ta. Tuy nhiên con sông Bạch Đằng không chỉ đẹp trong quá khứ mà nó còn đẹp trong cả hiện đại ấy. Thế nhưng nét đẹp trong quá khứ là nền tảng của nét đẹp trong hiện tại. Này nay con sông ấy vẫn hiền hòa như thế nhưng cũng có lúc sóng nước ồn ào như ôn lại những chuyện cũ lấy lừng trong lịch sử. Còn đối với kẻ thù thì mối nhục nước lớn thua nước nhỏ ấy không bao giờ rửa được. Ta thấy tự hào về con sông ấy và khẳng định rằng Việt Nam tuy nhỏ nhưng không chỉ con người mà ngay cả dòng sông cũng hiền hòa thiện cảm. Thế nhưng một khi đã có chiến tranh thì cả người cả sông đều quyết tâm giữ gìn non sông ấy đến cùng.
"Sông Đằng một dải dài ghê,
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!"
Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
"Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thanh bình,
Bởi đâu thoát hiểm cốt mình đức cao. "
Sóng sông Bạch Đằng lại cuồn cuộn tuôn chảy về biển Đông rộng lớn sau bao những khó khăn của cuộc chiến tranh. Khi tức giận kẻ thù sông dãn lòng mình như một cái miệng lớn mà nuốt sông những kẻ thù, khi thời bình lập lại sông lại hiền hòa thân thiện như đức tính ưa chuộng hòa bình của người Việt Nam. Những kẻ ác thì bị tiêu vong, người ngay thẳng sông nâng lên để đời sau nhớ mãi.
Qua đây ta thấy Trương Hán Siêu đã mang đến cho ta những bức tranh sông Bạch Đằng đầy màu sắc, trạng thái, mang nhiều nét đẹp. Con sông ấy không những có nét đẹp của quá khứ với cảnh đẹp thiên nhiên, với những chiến công lừng lẫy mà con sông ấy còn rất đẹp trong hiện tại một vẻ đẹp hiền hòa tuôn chảy đáng yêu biết bao.
Bạn tham khảo:
I. Mở bài
- Nguyễn Tuân là một tác giả tài hoa, uyên bác, luôn kiếm tìm cái đẹp. Trước cách mạng ông tìm kiếm vẻ đẹp trong quá khứ, khi cách mạng thành công ông tìm kiếm vẻ đẹp ngay trong cuộc sống hiện tại. Người lái đò sông Đà là tùy bút tiêu biểu cho những sáng tác sau cách mạng của ông.
- Ông lái đò chính là chất vàng mười đã được thử lửa mà Nguyễn Tuân tìm kiếm, người anh hùng trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Liên hệ hình ảnh người anh hùng trong thơ ca Nguyễn Tuân trước cách mạng (Huấn Cao – Chữ người tử tù).
II. Thân bài
- Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với thiên nhiên hung bạo.
- Về lai lịch: tác giả xóa mờ xuất thân, tập trung miêu tả ngoại hình để ngợi ca những con người vô danh âm thầm cống hiến: “tay lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh,... chất mun”, đó là ngoại hình khỏe khoắn của con người lao động luôn gắn bó với nghề.
- Là người có lòng dũng cảm, tình yêu nghề: “giữ mái chèo, nén vết thương, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái”
- Có thể liên hệ đến hình ảnh Huấn Cao - người anh hùng trong quan niệm của Nguyễn Tuân trước cách mạng để dẫn dắt sang hình tượng ông lái đò.
- Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với con thủy quái hung bạo.
- Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ... những luồng nước”, “sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng mà ông đã thuộc ... xuống dòng”, ...
- Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba:
+ Ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo...” để phá trùng vi thạch trận thứ nhất
+ Ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai và đổi chiến thuật, ông "nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luận phục kích của lũ đá nơi ải nước”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác...”
+ Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường: sau khi vượt thác nhà đò đốt lửa nướng cơm lam và toàn bàn về chuyện cá anh vũ, cá dầm xanh, ...
- Khái quát về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: là nhà văn tài hoa uyên bác, suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa, thẩm mĩ, luôn miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ.
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận về hình tượng nhân vật ông lái đò: là đại diện cho con người lao động Tây Bắc trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, là con người vừa có phẩm chất anh hùng vừa tài hoa nghệ sĩ, chứa đựng chất vàng mười đã qua thử lửa.
Tham khảo
Dàn ý hình tượng người lái đò sông Đà chi tiết nhất (5 Mẫu) - Văn 12
Bạn tham khảo nhé !
Kính thưa........
Mục đích chính của việc cắm trại là hoạt động cần thiết trong giáo dục ngoại khóa, là dịp để chúng em có thể cùng sinh hoạt tập thể, giúp chúng em có những giây phút vui chơi, giải trí sau những tháng ngày học tập căng thẳng.. Quan trọng hơn, đây còn là dịp để chúng em cùng nhau ôn lại truyền thống của Đoàn, có thêm những hiểu biết về Đoàn ta. Cũng chính vì những lí do đó, chúng em không đầu tư quá mức vào việc làm trại mà gây nên lãng phí, cũng như ảnh hưởng đến việc học hành. Dù vậy, tất cả các thành viên chi đội......đều cố gắng, cùng nhau góp sức để xây nên ngôi nhà chung này. Tuy có phần đơn sơ, giản dị với những vật liệu có sẵn, nhưng tràn đầy ý nghĩa, tượng trưng cho tình đoàn kết keo sơn bền chặt của chi đội. Và giờ đây! Xin mời quý ban giám khảo cùng các thầy cô hướng mắt nhìn về cổng trại của lớp chúng em! Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đã xuất hiện rất nhiều những anh hùng, thiếu niên, sẵn sàng hi sinh thân mình để gìn giữ non sông, tổ quốc như Trần Quốc Toản, La Văn Cầu, Kim Đồng, Võ Thị Sáu .... Và có một đóa hoa cháy sáng rực trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã tự đốt mình để lao vào phá hủy một kho xăng giặc. Hôm nay, trại chúng em vinh dự được mang tên anh - Lê Văn Tám!
Không biết đã từ bao lâu rồi! Khi còn quàng trên vai chiếc khăn đỏ thắm của Đội TNTPHCM, chúng em đã được nghe được những lời ca còn vang vọng đâu đây: "Em nhớ nhất một chuyện năm xưa! Ở miền Nam, một ngày kia bỗng kho xăng giặc cháy tan tành! Ai đã ghi công đầu nơi đây thật oanh liệt ! Tuổi 13 chính tên gọi Lê Văn Tám!” Lời bài hát gợi trong lòng mỗi chúng em có cái gì đó thật nghẹn ngào với cảm xúc dâng đầy! Ngay những ngày còn là đội viên, chúng em đã biết đến tấm gương sáng của anh! Đã dám xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc khi chỉ mới 13 tuổi! Dẫu giờ đây anh đã hòa mình vào hồn sông núi! Nhưng hình ảnh ngọn đuốc sáng” vẫn còn tồn tại mãi mãi trong lòng mỗi người Đội viên, Đoàn viên chúng em!Tên anh được đặt trang trọng ngay giữa cổng trại với màu đỏ rực như ngọn lửa đang cháy mãnh liệt trên nền màu xanh thanh niên thể hiện ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước bất khuất của anh mãi mãi trường tồn cùng các thế hệ Đoàn viên! Đôi bàn tay phía dưới chỉ sự đón nhận một cách trân trọng công ơn của anh, đã hi sinh xương máu của mình để đổi lấy sự tự do, hạnh phúc cho thế hệ sau này! Đôi bàn tay như nâng ngọn lửa lên cao hơn thể hiện sự quyết tâm cố gắng noi theo tấm gương của anh. Trên cao nhất là chiếc huy hiệu của Đoàn TNCSHCM như ánh sáng Mặt Trời! Soi sáng đường đi cho các thế hệ Đoàn viên vững bước tiến tới! Khung trại có dạng………………….! Tượng trưng cho đôi cánh của những chú chim đầu đàn đang dang rộng ra như chuẩn bị bay vào trời xanh! Giống như thế hệ thanh niên ngày nay! Càng phải ra sức nỗ lực học tập để hội nhập quốc tế, để sánh vai với các cường quốc năm châu!
Tiếp theo mời ban giám khảo và quý thầy cô cùng vào trong để tham quan trại của chúng em! Ngay giữa trại là bàn thờ cùng lá cờ Tổ Quốc thiêng liêng ! Bên dưới là ảnh của Bác, xung quanh là những đóa hoa tươi thắm mà chúng em dâng lên cho Bác! Người cha già của cả dân tộc Việt Nam! Xung quanh trại là những dãy cờ hoa đầy màu sắc mà chúng em trang trí cho trại của mình. Tuy có phần đơn giản, không cầu kì. Nhưng nó được làm bằng tất cả tấm lòng! Làm bằng những giọt mồ hôi, làm bằng những đôi tay của các thành viên của chi đội........, nó mãi mãi sẽ tồn tại trong kí ức của từng thành viên của chi đoàn chúng em. Chúng em xin cảm ơn nhà trường đã tổ chức một ngày sinh hoạt ngoại khóa đầy ý nghĩa dành chúng em. Chỉ còn hai năm nữa là chúng em phải rời xa ngôi trường THCS........ mến yêu! Với biết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò! Năm học đang dần trôi qua, kì thi học kì đang sắp đến! Chúng em xin hứa sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc học tập, để sau năm học này, tất cả các thành viên của lớp đều đạt loại khá giỏi. Để không phụ lòng thầy cô, cha mẹ đã dày công dạy dỗ! Do đây là lần đầu tiên lớp chúng em làm trại, chắc còn nhiều điều chưa được tốt. Mong ban giám khảo và quý thầy cô thông cảm và bỏ qua cho. Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Kính chúc ban giám khảo cùng quý thầy cô dồi dào sức khỏe!
Xin chúc hội trại thành công tốt đẹp!
Xin cảm ơn quý ban giám khảo, quý thầy cô, cùng các bạn đã lắng nghe. Em xin hết!