K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2018

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu cảnh mặt trời mọc:

- ở đâu? (Cảnh trên quê hương em).

- Cảm tường ban đầu.

2. Thân bài:

* Tả cảnh mặt trời mọc:

+Trước khi mọc:

- Tiếng gà gáy báo sáng. Làng xóm còn chìm trong màn sương. Gió sớm mát rượi.

+Lúc đang mọc:

- Bầu trời chuyển dần từ màu trắng sữa sang màu hồng nhạt.

- Xuất hiện những tia nắng hình rẻ quạt rọi qua mây.

- Mặt trời như quả bóng khổng lồ đang từ từ lên cao.

- Bầu trời thoáng đãng và cao vời vợi.

+Sau khi mọc:

- Đồng lúa, ngọn núi hiện ra rõ nét. Dòng sông lung linh dưới ánh nắng mai.

- Các cô bác nông dân ra đồng làm việc...

3. Kết bài:

- Cảnh đẹp như một bức tranh lộng lẫy.

- Đề lại ấn tượng sâu đậm, khó phai.

II. BÀI LÀM

Hè vừa qua, em được mẹ cho về thăm quê ngoại ở Thạch Thất, Sơn Tây. Lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh mặt trời mọc thật huy hoàng, rực rỡ.

Trời mới tang tảng sáng, bà đã đánh thức em dậy. Tiếng gà gáy rộn rã trong thôn báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Em theo bà và mẹ bước ra sân. Đêm chưa tan hẳn. Làng xóm còn chìm trong màn sương mỏng mờ mờ như khói. Gió sớm mát rượi làm cho em tỉnh hẳn người. Không khí trong lành ở thôn quê thật khác xa với chốn thị thành ồn ào, bụi bặm.

Nhà bà ngoại em ở lưng chừng ngọn đồi Câu Lậu, trên đỉnh đồi là ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng. Từ sân nhà nhìn về hướng Đông, em thấy bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng sữa sang màu hồng nhạt. Mặt trời vẫn giấu mình sau đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu mặt trời đã thức giấc. Chỉ một lát sau, mặt trời như một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang từ từ nhô lên, nhuộm chân trời một màu hồng rực. Gió sớm lồng lộng thổi, quét sạch tàn dư của bóng đêm. Bầu trời như được đẩy lên, thoáng đãng và cao vời vợi.

Mặt trời lên rất nhanh. Thoáng chốc, ánh sáng đã chan hoà mặt đất. Vạn vật như bừng tỉnh, hân hoan chào đón nắng mai. Sương đêm đọng trên lá cây ngọn cỏ, lấp lánh dưới ánh mặt trời.

Khung cảnh quê em đã hiện rõ ra trước mắt. Cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng trải rộng. Xa xa, ngọn Sài Sơn sừng sững ln hình trên nền trời biếc. Dòng sông Đáy như một dải lụa mềm vấn vít uốn quanh. Mặt sông lung linh ánh nắng sớm mai tinh khiết. Những con thuyền nhỏ bồng bềnh xuôi dòng. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp lạ lùng, kì ảo như trong cổ tích.

Trên đường làng đã rậm rịch bước chân. Tiếng cười, tiếng nói của các bà, các chị ra đồng thăm lúa hoà trong bao âm thanh khác của làng quê thân thuộc.

Cảnh mặt trời mọc trên quê hương em đẹp như một bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng ngọn bút của một hoạ sĩ tài hoa, Đềlại trong em một ấn tượng sâu đậm, không thể phai nhoà.

4 tháng 5 2018

Thanks bn rất rất rất...... nhìu lun

28 tháng 6 2020

Ok

30 tháng 6 2020

hi

Mik ko hiểu đề bài bạn ạ. Sao lâu nay bạn ko nhắn tin với mik là sao

8 tháng 7 2021

mk xl mk ko biết bạn là ai

16 tháng 4 2018

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

 Đêm nay Bác ngồi đó

     Đêm nay Bác không ngủ

 Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

 Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!


cho mk nha

16 tháng 4 2018


Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

18 tháng 4 2017

1.Ngoại hình dượng Hương Thư như một pho tượng đồng ,bắp thịt cuồn cuộn cặp mắt nảy lửa như một hiệp sĩ của Trường Sơn.Hành động nhanh,khỏe và dứt khoát

=>Hiện lên hình ảnh một nhân vật phi thường thể hiện sức mạnh của người lao động chế ngự lại thử thách củ thiên nhiên.

2.Bạn tham khảo ở Miêu tả quang cảnh lớp học trong ''Buổi học cuối cùng''-Hoc24

các bạn ơi tick cho mình 1 cái nha!

6 tháng 4 2018

Nước từ trên cao phóng xuống như định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên. sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh.ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng Hương Thư giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng Hương Thư trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.,

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ **, và là người yêu nước sâu sắc

Bài 1: 

a.  Biện pháp tu từ so sánh "mẹ già" - "chuối ba hương", "xôi nếp một", "đường mía lau".

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Ca ngợi người mẹ dù đã có tuổi nhưng vẫn luôn ngọt ngào, dành cho con tình yêu thương vô bờ bến không bao giờ vơi cạn.

- Thể hiện thái độ trân trọng của đứa con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.

b. Biện pháp tư từ so sánh "tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng" kết hợp cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "rơi nghiêng". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ

- Diễn tả hình ảnh trước lá đa rơi nhẹ bên thềm một cách sinh động.

- Cho thấy khả năng quan sát và tâm hồn đầy tinh tế của tác giả.

c. Biện pháp so sánh "quê hương" - "chùm khế ngọt", "đường đi học".

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

- Cho thấy sự gắn bó của quê hương và con người qua đó nhấn mạnh vai trò quan trọng đối với thiên nhiên.

- Thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với quê hương của mình.

d. Biện pháp tu từ so sánh "công cha" - "núi ngất trời"; "nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông". Tác dụng:

- Tăng tình biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Ca ngợi công lao sinh thành và dưỡng dục vĩ đại của cha mẹ.

- Nhắc nhở mỗi người về trách nghiệm làm tròn chữ "hiếu", kính trọng đối với đấng sinh thành của mình.

27 tháng 11 2017

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

28 tháng 11 2017

mở bài :
-giới thiệu đối tượng kể : buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em
-thời gian ,địa điểm :7 h sáng thứ 2 tuần này , tại sân trường
-ấn tượng chung buổi lễ chào cờ : rất trang nghiêm
thân bài
-công việc chuẩn bị trước lúc chào cờ
+ chuẩn bị cờ
+kê bàn ghế
+các lớp xếp hàng
-nội dung buổi chào cờ
+cả trường chào cờ , hát quốc ca
+những hoạt động diễn ra trong buổi chào cờ
-thầy hiệu phó nhận xét ưu khuyết điểm của tuần qua
-ban liên đội trưởng lên nhận xét về ý thức chấp hành kỉ luật trong tuần qua của từng lớp
-thầy hiệu trưởng lên biểu dương thành tích của các lớp
kết bài
_kết thúc buổi chào cờ : thầy hiệu trưởng lên trao nhiệm vụ cho lớp trực tuần rồi tuyên bố kết thúc buổi chào cờ
-cảm nhận đọng lại trong em

4 tháng 10 2019

Một hôm đang nằm nghỉ tại gốc đa, Thạch Sanh thấy một con Đại Bàng rất to quắp một con người bay qua. Chàng liền lấy cung tên vàng bắn trọng thương con ác điểu; rồi lần theo dấu máu tìm đến hang lạ cuối chân trời xa.

Nhà vua vô cùng đau xót trước tai hoạ: công chúa bị chim lạ bắt mất. Vua truyền lệnh: ai cứu được công chúa sẽ được trọng thưởng và cho làm phò mã. Lý Thông lúc bấy giờ đã là một vị quan to. Hắn tổ chức một lễ hội rất lớn tại Kinh đô kéo dài trong 10 ngày đổ tìm người tài giỏi cứu công chúa. Đến ngày thứ 9, Thạch Sanh mới đến dự hội. Lý Thông gặp lại Thạch Sanh, hắn vô cùng mừng rỡ khi hắn nghe Thạch Sanh kể lại chuyện bắn trúng Đại Bàng và biết rõ hang ổ của nó.

Dẫn Lý Thông đến hang ổ Đại Bàng, Thạch Sanh tay cầm búa thần, vai mang cung tên vàng leo vào hang núi. Còn Lý Thông đứng đợi ngoài cửa hang. Thấy người lạ xuất hiện, Đại Bàng với đôi cánh khổng lồ quạt thành dông bão, với mỏ nhọn vuốt sắc như giáo lao tới Thạch Sanh. Tiếng ác điểu rít lên vô cùng rùng rợn. Chàng dũng sĩ vung búa thần chém vào đầu chim lạ. Đại Bàng bay vút qua vút lại, lao vào cắn xé. Hang đá rung chuyển ầm ầm, ào ào. Mắt chim như hai cục lửa to đỏ rực. Thạch Sanh dùng cung vàng bắn gãy cánh Đại Bàng, rồi dùng búa thần chém nát đầu quái vật. Cứu được công chúa, Thạch Sanh dòng dây đưa công chúa ra ngoài cửa hang. Lý Thông vội sai quân lính vần đá to lấp kín cửa hang để hãm hại "đứa em kết nghĩa".

Hang bị lấp, Thạch Sanh đi sâu vào mọi ngóc ngách. Chàng ngạc nhiên khi nhìn thấy một thanh niên tuấn tú đang bị nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt cứu được Hoàng tử con vua Thúy Tể. Hoàng tử ân cần mời chàng dũng sĩ đến thăm Thủy cung để được đền ơn đáp nghĩa.



 

4 tháng 10 2019

Xin lỗi bạn nhưng bạn làm sai đề r 😭😭