Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.
Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.
Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.
Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn.
Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.
Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.
Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.
Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:
– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?
Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:
– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?
– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.
Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.
Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:
– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.
– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.
Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:
– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.
Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.
Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.
MB: (khi đó bạn làm phóng viên)
- Sau 10 năm tôi trở về trường cũ trong một lần đi lấy tài liệu viết báo
- Trở lại ngôi trường cấp 2 sau bao năm xa cách nhìn ngôi trường thật khác nhìn khang trang đẹp hơn nhiều
TB:
- Ngôi trường thay đổi quá nhiều(nêu 1 số thay đổi!mink k pjt truong p sao nen kho viet lam)
-Đưa ra tình huống gặp lại thầy co giáo cũ(+ Đi đến gần 1 cây bàng hoặc phượng già còn từ thời bạn còn đi học
+Đang miên man trong dòng kí ức ùa về thì nghe được một giọng nói vừa lạ vừa quen)
-Cuộc hàn huyên tâm sự của thầy trò(có thể nói thầy hỏi bạn viec làm bây giờ của mình và một số bạn học cùng khoá)
-Kết thúc cuộc nói chuyện ntn?
-Lời hứa hẹn vào lần gặp tới
KB:
Nêu cảm xúc cảm nghĩ của mình.
Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.
Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.
Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.
Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn.
Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.
Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.
Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.
Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:
– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?
Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:
– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?
– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.
Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.
Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:
– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.
– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.
Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:
– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.
Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.
Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.
KHUYÊN NHỦ BẠN HÃY THAY ĐỔI NHỮNG HÀNH VI KO TỐT CỦA MIK.
Sáng hai mươi tám tháng chạp, em dọn dẹp và trang trí nhà cửa nên không kịp đi chợ Tết. Đến tối mệt quá vì cả ngày hôm nay phải làm việc, vừa vào giường em đã ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ em mơ thấy mình dược đi chợ cùng mẹ.
Tờ mờ sáng, chợ đã nhộn nhịp. Khác hẳn ngày thường. Chợ Tết đông nghìn nghịt, chật cứng cả lối đi. Người người qua lại tấp nập, đông vui như hội. Trong đó không ít người đến chợ chẳng phải mua bán thứ gì mà đơn thuần chỉ là để thưởng ngoạn hương vị ngày Tết.
ơ đây, hàng hóa nhiều vô kể. Hàng đầu tiên là hoa quả. Hoa tràn ngập. Hoa muôn hình, muôn vẻ, hoa tầng tầng lớp lớp như một đám lửa rực sáng trong không gian. Từ hoa cúc vàng rực như những ông Mặt Trời bé nhỏ, hoa hồng kiều diễm như một cô công chúa, đến hoa cẩm chướng rực. rờ màu sắc: đỏ, cam, vàng... Mỗi loài hoa đều có một hương thơm và màu sắc quyến rũ. Trái cây thì nhiều đến lạ lùng. Dưa hấu được chất thành từng đông lớn. Những quả dưa to và tròn nằm gọn ghẽ trồng như đàn heo con. Những quả cam sành mọng nước, những quả quýt nổi bật trên nền đỏ thẫm của những quả táo đỏ vỏ bóng mượt, nhìn đã thấy ngon miệng. Bưởi được bọc trong một lớp giấy bóng đỏ, trên đó vẽ rất nhiều chi tiết tượng trưng cho sự may mắn, bình an.
Vào trong chợ, em bị thu hút bởi hàng quần áo. Cô bán hàng đon đả, khéo léo nên tìm được bộ quần áo ưng ý, mẹ con em đồng ý mua ngay. Bên cạnh đó là những xấp vải mới tinh còn thơm mùi sợi. Rời hàng quần áo là đến hàng bánh, mứt, kẹo. Chỗ này tỏa ra một mùi thơm ngọt ngào, hấp dẫn đối với người mua. Nào là mứt bí, mứt dừa... rồi kẹo dẻo, kẹo mềm. Những hạt sen tròn trĩnh được bao bọc bởi một lớp đường cát trắng tạo nên món mứt sen bùi bùi, thơm thơm. Những viên sô-cô-la hình bông hồng, những viên kẹo với vỏ bọc đủ màu sắc. Cạnh đó là hàng bánh chưng, bánh tét. Bánh được người bán hàng gói rất cẩn thận.
Đi sâu hơn là nơi bán thực phẩm. Thịt lợn, thịt bò, gà, vịt, tôm, cua, cá,... toàn là những thức ăn thơm ngon, bổ dưỡng và còn rất tươi. Người mua ở đây cũng rất đông và tấp nập. Rau cũng rất phong phú. Nào là rau muông, bắp cải, súp lơ, đậu Hà Lan, những củ hành tây, cà rốt, những quả dưa chuột dài và to,... Ra bên ngoài, em mới để ý đến dãy bán tổng hợp là nơi bán chậu hoa, cây kiểng được bày ở một khu đất rộng nhất. Những chậu quất có quả chín vàng ươm. Những chậu mai rực rỡ với những bông hoa năm cánh. Mọi thứ đều hòa quyện vào với nắng ban mai.
Vừa đi em vừa quan sát, trong cảnh mua bán mọi người không hề thấy mệt. Người đi đông như trẩy hội. Tiếng nói, tiếng cười rộn ràng, tíu tít.
Đang mơ màng giữa không khí của chợ Tết, em chợt tỉnh giấc bởi tiếng gọi của mẹ. Mở mắt ra, em đã thấy mẹ đứng ở cửa, hai tay xách hai túi to và nặng. Em chạy vội ra cửa giúp mẹ xách đồ vào nhà. Thật bất ngờ khi mẹ mua cho em quần áo, giày dép mới. Và còn có cả một chậu mai nữa kia! Em vui vẻ mỉm cười nghĩ về giấc mơ được đi chợt Tết cùng mẹ.
Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp- dấu hiêu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng háng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ- nơi nằm giữa trung tâm thị trấn. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá!
Quả thật nếu ai có dịp đến với phiên chợ thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây. Khu chợ có không khí vui tươi. Chợ họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng, những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khỏang 6 giờ sáng, chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương.
Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người khắp nơi đổ về đông vui như trẩy hội. Đối với trẻ thơ đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng chò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chon cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây dể phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: bút, thước, màu… Nhữg quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng … rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia súc, gia cầm. Những chú lợn con hồng hào đang kêu eng éc như đang nhớ mẹ. Những “bé” gà, “bé” vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Mấy chú chim đua nhau hót như muốn nói với mọi người: “Tôi hót thật hay đúng không?”. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào.Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê- nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại nhữg ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.
1. Mở bài
Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
2. Thân bài
Việc tốt mà em đã làm là gì?
Thời gian và địa điểm em làm công việc đó?
Có bao nhiêu người hay chỉ mình em?
Có người khác chứng kiến hay không?
Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
Em có vui khi làm công việc đó?
Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
3. Kết bài
Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
“Ví dầu cầu ván đóng đinh.
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi.
Con đi trường học, mẹ đi trường đời."
Mẹ-Người luôn chăm sóc,bảo vệ,che chở em.Cứ mỗi lần nhắc đến mẹ là trong đầu em lại có nhưng ý nghĩ đó.Và có lẽ,người em yêu quý nhát không ai có thể thay thế được đó là mẹ. Năm nay mẹ em đã 39 tuổi.Mẹ có dáng người gầy gầy,cao cao với mái tóc ngắn ngang vai.Mỗi lần mẹ cười đềun lộ hàm răng trắng tinh và đôi môi đỏ chót.Lúc đó,trông mẹ giống như một cô tiên vậy.Với vẻ mặt điềm đạm và vững tin của mình,mẹ hầu như đều quán xuyến tất cả các việc trong nhà.Mặc dù làm kế toán ở một công ty gần nhà nhưng quanh năm suốt tháng mẹ chỉ thích ở nhà để làm việc.Có những lúc công việc chưa xong nhưng mẹ vẫn lo việc cơm nước cho cả nhà trước rồi mới quay lại làm.Đôi khi,mẹ phải thức cả đêm.Những lúc như thế thì em rất thương mẹ.Khi nào có chút thời gian rảnh rỗi,mẹ hay đọc báo,xem TV,trồng cây hoặc may vá.Mẹ là một người đảm đang việc nhà và cư xử khéo léo với hàng xóm láng giềng.Với bố,mẹ ân cần chia sẻ niềm vui,nỗi buồn,lời ăn,tiếng nòi nhỏ nhẹ,dịu dàng.Với em,mẹ nghiên khắc và âu yếm ngọt dịu khuyên răn.
Ngoài kèm dạy em,mẹ còn gửi gắm trong đó những thông điệp rất hay vàn đầy ý nghĩa.Em sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi,mai sau trở thành Cháu ngoan Bác Hồ để không phụ lòng mẹ.
Có lẽ, cuộc sống vốn dĩ đơn giản nhưng chính con người ta lại làm nó trở nên phức tạp hơn. Bạn có muốn tìm lại chốn yên bình từ tâm hồn, trái tim bạn?. Nếu có, hãy thử nhắm mắt, tưởng tượng và suy nghẫm qua bài thơ "Nói với em" của Vũ Quần Phương:
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
Ta sẽ dễ dàng cảm nhận sự đơn sơ, giản dị của thiên nhiên vốn có từ lâu như tiếng gió lộng trong vườn, tiếng chim hay hót hay từ âm thanh nho nhỏ "lích chích" của chim sâu trong lá hoặc hơn cả là âm thanh xa như tiếng con chim chìa vôi. Những hình ảnh đẹp và âm thanh dịu dàng này sẽ làm cho bất kỳ ai khó chịu, mất cân bằng cuộc sống cũng trở nên thoải mái trong cảm xúc hơn. Và sẽ tuyệt vời hơn khi không chỉ nhắm mắt mà ta còn tìm lại được trí tưởng tượng ngự tại trong trái tim mình: những bà tiên hiền hậu, chú bé đi hài bảy dặm, cô Tấm hiền trong quả thị thơm qua những câu chuyện cổ tích tuy kỳ ảo nhưng lại ý nghĩa với tuổi thơ, với những tâm hồn còn non nớt của trẻ nhỏ; hhay cũng là chính với chúng ta - những con người đã dần trưởng thành. Không chỉ là tưởng tượng, là nhắm mắt cảm nhận thiên nhiên mà từ hai điều ấy chắc chắn ta sẽ bỗng chợt suy nghẫm. Ta ngẫm về người sinh ra ta, tảo tần nuôi ta từng ngày, từng ngày không chỉ mệt mỏi đau đớn mà còn áp lực. Mệt vì những đêm thức trắng bồng bế ru con, vất vả vì chăm ta từng miếng ăn miếng uống. Và vì thế, ta suy ngẫm rồi thì phải "mở ra ngay" như câu thơ cuối của bài thơ. Sao lại vậy?. Ấy là vì ta mở ra ngay để còn hành động, yêu thương cha mẹ ta theo hành động thực tế thiết thực ý nghĩa như: học hành giỏi giang, giúp đỡ việc nhà, lễ phép, sống đẹp,...
Khép lại, đôi lúc ta cần dừng đi đôi chân đã chạy ròng rã theo mạng xã hội, cộng đồng, bạn bè,... để mà nhắm mắt cảm nhận vẻ đẹp chân thực nhất của tạo hóa ban tặng ta, giữ lại chút sự tưởng tượng nên có của con người và suy nghẫm về những cái ơn mang mình đang mang với cha mẹ, thầy cô. Từ đó, cố gắng sống cống hiến đóng góp có ích cho đất nước nhiều hơn!
#TueLam✿
TK:
Câu chuyện xảy ra cách đây hai tháng trước, nhưng mỗi lần nhớ lại, tôi lại cảm thấy mọi thứ như vừa mới xảy ra. Bởi vì đó là lần đầu tiên tôi có một trải nghiệm tuyệt vời như vậy.
Nhân dịp mùng 8 tháng 3, bố, tôi và em Thu đã quyết định sẽ tặng cho mẹ một món quà đặc biệt - đó là một bữa tiệc thịnh soạn do chính tay ba bố con tôi chuẩn bị. Tôi đã lên kế hoạch để nhờ cô Hòa - đồng nghiệp của mẹ giúp đỡ. Cô sẽ rủ mẹ đi mua sắm sau giờ làm để bố con tôi có thời gian chuẩn bị mọi thứ.
Buổi chiều hôm đó, sau khi tan học, tôi cố gắng về nhà thật sớm. Bố cũng đã xin công ty cho về sớm. Lúc về đến nhà, tôi thấy trên bàn đã có một bó hoa rất đẹp. Một bó hoa hồng nhung thật đẹp. Loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Tôi thầm nghĩ khi nhận được bó hoa này chắc chắn mẹ sẽ rất hạnh phúc.
Sau khi dọn cất sách vở, tôi liền vào bếp giúp bố. Tôi phụ trách rửa rau, thái thịt và nấu cơm. Còn việc chế biến món ăn sẽ do đảm nhận. Em Thu phụ trách dọn lau dọn bàn ăn, chuẩn bị bát đũa. Hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua, ba bố con tôi đã hoàn thành những món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, đậu kho thịt, canh cá chua ngọt… Những món ăn hấp dẫn, đẹp mắt đã được dọn lên bàn. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa hồng do chính tay tôi tự cắm. Sau khi làm xong hết mọi công việc, ba bố con tôi đều đồng ý với nhau rằng công việc quả nội trợ quả thật rất vất vả.
Đến bảy giờ tối, tôi nhắn tin báo cho cô Hòa mọi việc chuẩn bị đã xong. Khoảng mười lăm phút sau thì mẹ đã về đến nhà. Em Thu được giao nhiệm vụ đón mẹ. Khi mẹ bước vào bếp, bố đã cầm bó hoa hồng tặng mẹ. Lúc đó tôi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, kế tiếp là nụ cười hạnh phúc. Cả gia đình ngồi vào bàn ăn. Mẹ đã rất ngạc nhiên khi nghe tôi kể về quá trình nấu ăn của ba bố con. Chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật vui vẻ, mẹ còn khen các món ăn rất ngon. Buổi tối hôm đó, gia đình tôi ngập tràn tiếng cười hạnh phúc.
Đó là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm công việc nấu ăn. Nhờ vậy mà tôi nhận ra mẹ đã vất vả như thế nào để nấu cho chúng tôi những bữa cơm ngon. Bởi vậy mà tôi cảm thấy thương và yêu mẹ nhiều hơn.
nội dung chỉ mang tính chất tham khảo xin quý khách vui lòng đừng chép 100%
Có ai đó đã từng nói rằng: “Chúng ta sinh ra để sống và để trải nghiệm cuộc sống”. Và mỗi trải nghiệm sẽ đem đến cho con người thật nhiều điều ý nghĩa.
Nghỉ hè năm nay, tôi được về quê thăm ông bà ngoại. Lần đầu tiên, tôi có thời gian ở lại quê để thăm thú khắp mọi nơi. Ba tháng hè trôi qua với rất nhiều trải nghiệm thú vị. Tôi cũng có thêm nhiều bài học bổ ích hơn cho bản thân.
Buổi sáng hôm đó, tôi dậy từ rất sớm. Sau khi ăn sáng xong, tôi tạm biệt ông bà để theo gia đình bác Sáu ra đồng thu hoạch lúa. Tôi háo hức vô cùng vì đây là lần đầu tiên tôi được làm công việc này. Ánh nắng ấm áp làm tan những giọt sương sớm còn đọng trên những chiếc lá. Những ruộng lúa vàng ươm trải dài mênh mông. Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như nhảy múa trước gió. Từ phía đường làng đi lại, một vài bác nông dân vừa đi vừa trò chuyện thật vui vẻ. Không khí buổi sáng trên cánh đồng thật trong lành.
Ông mặt trời chẳng mất chốc đã lên đến đỉnh đầu. Tiếng chim gọi nhau ríu rít nghe thật vui tai. Lúc này, cánh đồng như được bao phủ bởi một màu vàng thật ấm áp của nắng. Những bông lúa vàng ươm, trĩu nặng nữa. Mùi lúa thơm theo những cơn gió lan tỏa khắp cánh đồng. Những chú trâu được thả đang thung thăng gặm cỏ ở phía đồi cỏ. Đàn cò trắng chao lượn vài vòng trên không rồi đáp xuống nghỉ ngơi.
Bác Sáu cùng mọi người trong gia đình đã xuống đồng làm việc. Tôi đi theo chị Hạnh - con gái của bác Sáu. Năm nay, chị học lớp chín, đang nghỉ hè nên chị ra đồng phụ giúp bố mẹ. Chị đã dạy tôi cách cầm liềm, cách cắt lúa. Tôi làm theo sự hướng dẫn của chị nhưng không hề dễ dàng. Sau khoảng mười lăm phút loay hoay, tôi cũng cắt được bó lúa đầu tiên. Tôi cầm bó lúa mà sung sướng hò rèo. Bác Sáu còn khen tôi học hỏi nhanh nữa. Mọi người rất nhanh đã quay trở về với công việc của mình. Tôi nhìn đôi bàn tay của bác Sáu cắt lúa nhanh thoăn thoắt. Dưới cái nắng hè, tôi đã thấm mệt từ lâu. Còn mọi người xung quanh thì vẫn đang say mê làm việc. Tôi thêm khâm phục những người nông dân.
Sau một buổi sáng, chúng tôi đã cắt được một nửa ruộng lúa. Bàn tay của tôi mỏi nhừ từ lâu. Nhưng tôi vẫn vui vẻ khi lần đầu tiên được làm công việc này. Buổi trưa hôm đó, tôi đã ăn được tới ba bát cơm và ngủ một giấc ngon lành đến chiều muộn.
Trải nghiệm này đã giúp tôi nhận ra giá trị của lao động. Tôi cũng thêm cảm phục và trân trọng những người nông dân, cùng những sản phẩm mà họ đã tạo ra.