K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên đem nhiều vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc hơn so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật khác:

+ Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn gợi ra sự giao hòa của trăng - đàn và gợi ra sự thống nhất giữa chúng.

+ Người đọc choáng ngợp trước vẻ đẹp hòa hợp ấy, đồng thời cảm nhận hơi lạnh vô hình len lỏi, tác động vào tâm trí, trong dòng cảm nhận “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh”.

=> Đây là nét tài hoa tạo nên một Xuân Diệu khác biệt. Hiếm có thể thấy một hình ảnh trăng và đàn ở tác phẩm nào lại hàm ý, đặc sắc như “Nguyệt Cầm” - Xuân Diệu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Khổ thơ

Ánh sáng (trăng) [1]

Âm thanh (đàn - âm nhạc) [2]

Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]

1

- giọt ánh sáng (giọt nước lấp lánh sáng)

- rơi tàn (giọt nước sáng rơi tan thành từng hạt nhỏ)

- ngân (bạc)

- giọt đàn (âm thanh vang từng tiếng)

- rơi tàn (âm thanh vang vọng và lặng dần)

- ngân (âm vang)

… giọt rơi tàn như lệ ngân

2

Bóng hình sáng mờ, chuyển động.

Âm thanh ngân rung

… bóng sáng bỗng rung mình

3

Viên sỏi trắng sáng phản chiếu ánh sáng

Âm thanh những viên sỏi va vào nhau trong vắt.

Long lanh tiếng sỏi…

4

- ánh nhạc: không gian tỏa sáng.

- biển pha lê: không gian trong trẻo, lạnh lẽo.

- ánh nhạc: âm thanh réo rắt.

- biển pha lê: âm thanh vang vọng khắp không gian.

… ánh nhạc: biển pha lê…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Cảm nhận về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ: Không gian trong trẻo, vắng lặng, càng về cuối càng bao la, lộng lẫy; âm thanh trong vắt; cảm giác lạnh lẽo rợn người; hình ảnh nửa hư, nửa thực... Sự giao thoa cảm giác đó mang lại sự hàm súc cho câu thơ, khuấy động tất cả các giác quan, giúp người đọc hình dung một thế giới nghệ thuật với nhiều cung bậc, chiều kích khác nhau.

- Ý nghĩa nhan đề: Sự kết hợp giữa nguyệt (ánh trăng - ấn lượng thị giác) và cầm (đàn – ấn tượng thính giác), đồng thời có sự giao thoa với ý nghĩa của từ ghép nguyệt cầm (đàn nguyệt, một loại đàn dây cô).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Bài nói tham khảo:

       Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi học nói và nghe hôm nay, em sẽ thuyết trình về một vấn đề xã hội được đặt ra trong một tác phẩm văn học, đó là lối sống ích kỷ vô cảm được đặt ra trong tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp.

       Trong xã hội suy tàn, người ta thường thấy xuất hiện những kiểu người kì quái, lạ lùng, không chỉ gây tò mò mà có khi làm vẩn đục không khí cuộc sống, đem lại tai họa cho những người xung quanh. Bê-li-cốp trong tác phẩm Người trong bao là một kiểu người kì quái như thế. Viết truyện ngắn này, nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội xưa và nay khiến chúng ta phải suy nghĩ.

       Đọc truyện, chúng ta thấy thầy giáo Bê-li-cốp vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân, một nạn nhân bi thảm của cái xã hội ngột ngạt của chế độ chuyên chế Nga Hoàng thời bấy giờ. Chân dung của Bê-li-cốp, là bức chân dung dị thường. Con người này lúc nào cũng vậy, luôn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, luôn kéo mui khi ngồi xe ngựa,đồ đạc lúc nào cũng cất kĩ trong bao. Đã thế khi ngủ thì hắn kéo chăn trùm đầu kín mít… thời tiết nào hắn cũng ăn mặc như vậy. Cái bộ dạng này dường như ngay lập tức khiến độc giả cảm thấy hài hước bởi sự phi lí quá đáng. Dường như cả bộ mặt của hắn “cũng để ở trong bao”. Cả ý nghĩ của mình, Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao. Hắn không nói những điều mình nghĩ, hắn nói theo thông tư, chỉ thị, những lời nói rao giảng, giáo điều. Sự khô khan cứng nhắc của Bê-li-cốp được tái hiện trong từng lời kể tỉ mỉ của Bu-rơ-kin như một thước phim quay chậm chạp. Để trốn tránh thực tại, Bê-li-cốp lúc nào cũng ngợi ca, tôn sùng quá khứ, muốn trở về những cái không có thật. Hắn chỉ biết đến bản thân, một lối sống ích kỉ; không chỉ có vậy, hắn áp đặt mọi người, mọi chuyện xung quanh mình theo suy nghĩ cực đoan.

       Có thể khái quát con người và tính cách cửa Bê-li-cốp bằng những hình ảnh, từ ngữ như hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong “bao”, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, mãn nguyện về lối sống đó. Anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, dân cư trong thành phố nơi y sống, tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y, ghê tởm y. Khi Bê-li-cốp chết, mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng một tuần sau người ta thấy xuất hiện nhiều người như hắn. Cuộc sống chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Rõ ràng Bê-li-cốp không phải là một con người cụ thể, một trường hợp duy nhất mà đã trở thành nhân vật điển hình trong xã hội. Lối sống, kiểu người Bê-li-cốp là một lối sống mang tính phổ biến trong xã hội. Lối sống ấy đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời.

       Kết thúc truyện, tác giả mượn lời bác sĩ I-van-nứt để bày tỏ thái độ, quan điểm: “không thể sống mãi như thế được”. Qua truyện ngắn này, Sê-khốp phê phán mạnh mẽ kiểu “người trong bao”, “lối sống trong bao” cùng tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga; đồng thời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế.

       Đó là bài học về cách sống, còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay với một số bộ phận thanh niên nước ta. Bê-li-cốp đã vĩnh viễn nằm trong bao cách đây hơn thế kỉ, nhưng kiểu “người trong bao” và lối sống “trong bao” cùng những biến thể của nó vẫn tồn tại đây đó trong xã hội hiện đại. Trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều biểu hiện giống Bê li cốp: Còn một bộ phận thanh niên sống thu mình, hèn nhát, ích kỉ. Họ chỉ biết đến mình, lo vun vén cho bản thân mình, không quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Đôi khi, họ sống cô độc, không tham gia vào các hoạt động tập thể, không hi sinh vì lợi ích chung. Mặt khác, xã hội ngày nay thường sản sinh ra những con người vô cảm, lạnh lùng, làm việc như một cái máy, không hề quan tâm đến suy nghĩ của những người xung quanh. Có nhiều bạn trẻ sống lạc hậu, không hòa nhập với cộng đồng…Chúng ta ít nhiều đều có phần giống với Bê Li cốp. Tất cả những biểu hiện của lối sống Bê li cốp đều xuất hiện phổ biến quanh ta, trong bạn, trong tôi, và trong tất cả mọi người, .

Tác hại của lối sống ấy trong xã hội ngày nay là gì? Chắc không cần nói nhiều mọi người cũng có thể nhận rõ: nó ảnh hưởng sâu săc, nặng nề tới những người xung quanh và đối với toàn xã hội.

       Vậy phải làm gì để loại bỏ lối sống ấy ra khỏi cộng đồng? Rõ ràng vấn đề không phải là chống lại, tiêu diệt những “người trong bao” mà là phải thay đổi, xoá bỏ môi trường đã sản sinh ra những “người trong bao” ấy. Chừng nào cái chế độ tàn bạo, thối nát, bất công còn tồn tại thì những sản phẩm và cũng là nạn nhân của nó vẫn không thể mất đi. Trong xã hội ngày nay, muốn xóa bỏ lối sống Bê li cốp thì mỗi chúng ta trước hết phải xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, dám thử sức, dám đấu tranh, dám tiếp thu cái mới,gần gũi, giúp đỡ những kẻ sống hèn nhát. Đồng thời chúng ta cần lên án, bài trừ lối sống đó, hãy đừng thờ ơ, vô cảm, và thụ động, thu mình như người trong bao để rồi cuộc đời bị bóp nghẹt trong cái bao của chính mình.

       Đọc truyện Người trong bao, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tác hại của lối sống Bê-li-cốp để xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, nhân ái, hòa đồng. Là học sinh, trước hết mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình lối sống đoàn kết, gắn bó với tập thể lớp, tích cực tham gia các hoạt động chung để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kết bạn bốn phương. Đồng thời chúng ta cũng nên lắng nghe những ý kiến góp ý của tập thể để tự hoàn thiện mình.

       Trên đây là toàn bộ phần thuyết trình của em về lối sống ích kỷ vô cảm được đặt ra trong tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp. Rât cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.

 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong những đoạn trích dưới đây:a. Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh.Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm! Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)b. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp...
Đọc tiếp

 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong những đoạn trích dưới đây:

a. Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh.

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!

 

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)

b. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng Hoà.

[…]

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

c. Gió, gió thổi rào rào.

Trăng, trăng lay chấp chới.

Trời tròn như buồm căng.

Tất cả lên đường mới.

Hồn ta cảnh rộng mở

 Đôi bên gió thổi vào,

 Nghĩ những điều hớn hở

Như trời cao, cao, cao.

(Xuân Diệu, Gió)

d. Rau cần, với cải bắp cho một tí rau răm vào, muối xổi, lấy ra ăn với thịt đông hay kho tàu, nó lạ miệng và có khi thú hơn cả dưa cải nữa... Nhưng ăn cháo ám mà không có rau cần thì… hỏng, y như thể vào một khoảng vườn mà không có hoa, đi trong mùa xuân mà không thấy bướm.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Câu

Biện pháp lặp cấu trúc

Tác dụng

a

1. Lặp cấu trúc trong từng dòng thơ:

trăng thương/ trăng nhớ

đàn buồn đàn lặng

2. Lặp cấu trúc hai dòng thơ:

Trăng thương, trăng nhớ, hơi trắng ngẩn.

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!

Làm cho cấu trúc câu thơ ngắt thành những nhịp ngắn, mô phỏng tiếng đàn đang bắt đầu tấu lên, rải từng nốt chậm rãi.

b

1. Lặp cấu trúc hai câu sau:

(1) Sự thật là từ miều thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

(2) Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

2. Lặp cấu trúc giữa các vế câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Đây là phép lặp cấu trúc cụm chủ vị trong cùng một câu ghép.

3. Lặp cấu trúc hai câu sau:

(1) Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

(2) Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

4. Lặp cấu trúc thành phần câu:

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay.

5. Lặp cấu trúc hai cụm chủ vị nòng cốt của hai câu:

(1) ... dân tộc đó phải được tự do!

(2) Dân tộc để phải được độc lập!

6. Lặp cấu trúc các bổ ngữ: thủ thân và lực lượng tính mạng và của cải.

Tạo giọng văn đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ, khẳng định những sự thật lịch sử không thể chối cãi.

c

Lặp cấu trúc: Gió, gió thổi rào rào/ Trăng trắng lay chấp chơi. Đây là phép lặp cấu trúc giữa hai dòng thơ.

Nhấn mạnh sự chuyển động tươi mới của mọi sự vật trong trời đất.

d

Lặp cấu trúc: vào một khoảng vườn mà không có hoại đi trong mùa xuân mà không thấy bướm.

Nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của rau cần đối với lượng của món cháo ám.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn:

+ “chòm râu phong phú, mắt đeo kính trắng, vòm trán cao vút tận đỉnh đầu”

+ “bước đi thư thả, tay mặt chống ba toong… - tay trái hơi cong, bàn tay lấp dưới tà áo nâu dài”

+ “trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”

⇒ Qua lời kể của Tuần, cụ Phan Bội Châu hiện lên là người hiền từ, tài năng, phong nhã, ung dung, từ tốn.

- Hình ảnh đó rất khác với em tưởng tượng. Em đã tưởng tượng cụ là người nghiêm nghị, lạnh lùng, phong thái lãnh đạm, nghiêm trang.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- “tri âm” là cụm từ đề cập đến việc hai người có tình cảm sâu nặng với nhau, có thể cảm nhận được những suy nghĩ, tình cảm, sự chia sẻ và những điều không nói ra của đối phương một cách rõ ràng, dù không cần phải nói ra.

- Những thành ngữ, tục ngữ hay tác phẩm văn học nói về chuyện “tri âm”: 

+ “Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân.

+ “Khóc Dương Khuê” - Nguyễn Khuyến.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Khi nghe tiếng đàn trong một đêm trăng, mọi thứ trở nên huyền ảo hơn, trong không gian le lói ánh trăng, tiếng đàn vang lên nghe cô đơn, u sầu hòa trong màn đêm thinh lặng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” vốn luôn là hai hình ảnh gắn liền, song hành cùng với nhau.

+ “Biển” là cái mênh mông to lớn kết hợp, bao bọc với “chiếc đảo” – không gian hẹp, ám chỉ tâm hồn.

=> Mối quan hệ giữa biển và chiếc đảo thể hiện tâm hồn thi sĩ giao thoa với âm nhạc và ánh trăng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1