Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ở thực vật, hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ là mạch gỗ và hệ thống vận chuyể n dòng mạch rây là mạch rây. Ở động vật, hệ thống vận chuyển máu là tim và mạch máu (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch).
- Ở thực vật, động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực vận chuyển dòng mạch rây là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...). Ở động vật có hệ tuần hoàn, động lực vận chuyển máu đi đến các cơ quan là sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.
- Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), O2 và thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO2 ), nhiệt. Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận O2 chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và O 2 đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và O2 tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2 . Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến hệ bài tiết để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.
Đáp án B
(1) Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim. à đúng (nếu chỉ xét ở phổi thì hiệu quả trao đổi khí ở phổi người cao hơn)
(2) Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi. à đúng
(3) Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao. à sai
(4) Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng không cần sắc tố hô hấp trong máu. à sai.
Đáp án B
I. Để tiến hành quá trình trao đổi khí, bề mặt hô hấp phải rộng, khô, thoáng và có nhiều các mạch bạch huyết bao quanh để trao đổi khí. à sai, đặc điểm của bề mặt hô hấp là rộng, ẩm ướt…
II. Do trao đổi khí bằng ống khí trực tiếp giữa môi trường và các tế bào nên giới hạn kích thước cơ thể côn trùng phụ thuộc vào nồng độ oxy khí quyển à sai, trao đổi khí bằng ống khí ko phỉa là trực tiếp
III. Các loài động vật hô hấp bằng phổi đều có bề mặt trao đổi khí là các phế nang, khí được trao đổi từ túi phế nang vào các mao mạch bao quanh. à đúng
IV. Ở các loài động vật sống trên cạn đều trao đổi khí bằng phổi hoặc ống khí mà không sử dụng các hình thức trao đổi khí khác. à sai, ở chim có hô hấp bằng túi khí
Đáp án là D
Phổi của chim có hiệu quả trao đổi khí lớn nhất vì có cấu tạo dạng các túi khí
Đáp án D
Ở chim đường dẫn khí bao gồm phổi và hệ thống túi khí. Phổi của chim không có phế nang mà được cấu tạo bởi 1 hệ thống thành giàu mao mạch bao quanh. Không khí giàu O2 đi vào phổi và túi khí sau; KK giàu CO2 từ phổi đi vào túi khí trước. khi thở ra KK giàu O2 từ túi khí sau đi vào phổi. KK giàu CO2 từ phổi và túi khí trước đi theo đường dẫn khi ra ngoài → như vậy khi hít vào và thở ra đều có KK giàu O2 đi qua phổi để thực hiện TĐk → TĐK hiệu quả nhất trên cạn.
Đáp án D
Phổi của chim có hiệu quả trao đổi khí lớn nhất vì có cấu tạo dạng các ống khí
+ Cơ quan trao đổi khí ở động vật là bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi. Cơ quan trao đổi khí ở thực vật là tất cả các bộ phận có khả năng thấm khí của cơ thể. Tuy nhiên, trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng (lỗ vỏ) ở thân cây.
+ So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật:
• Giống nhau: Lấy O2 và thải CO2
• Khác nhau:
- Trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường được thực hiện chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng ở thân cây. Động vật trao đổi khí với môi trường xung quanh nhờ cơ quan hô hấp, đó là bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.
- Động vật chỉ trao đổi khí với môi trường nhờ quá trình hô hấp (lấy khí O2, thải khí CO2). Thực vật trao đổi khí với môi trường nhờ cả hô hấp (lấy khí O2, thải khí CO2) và quang hợp (lấy khí CO2, thải khí O2)