K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2018

do you understand (các bn có hiểu ko)

9 tháng 11 2018

     Con sư tử và con chuột

Cố giúp người mỗi khi có dịp,

Kẻ mọn thường cần thiết cho ta.

Ngụ ngôn truyền lại từ xưa,

Hai câu chuyện chứng lời vừa nói trên.

Chuột kia dưới lỗ bò lên,

Vô tình nó đụng vào chân chúa rừng.

Chúa rừng tỏ rộng lòng nhân,

Tha cho tội chết,chuột mừng làm sao!

Ai đâu nào có ngờ nào,

Mãnh sư mà phải cậy vào chuột con.

Khỏi rừng sư phóng chân bon,

Thình lình mắc bẫy khó mà thoát thân.

Dậm chân miệng chúa la gầm,

Lưới kia khôn phá tấm thân nguy rồi.

Chuột con vội vã tới nơi,

Nhe răng cắn đứt lưới thời rách tung.

Cần cù kiên nhẫn thì hơn,

Hung hăng võ lực chả nên việc gì.

Có ai thấy hay nhớ tnk

15 tháng 11 2017

-Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần,mượn chuyện về loài vật,đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người,nhằm khuyên nhủ,răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

-Một số loại truyện ngụ ngôn:

+Ếch ngồi đáy giếng

+Thầy bói xem voi

+Đeo nhạc cho mèo

+Chân,tay ,tai ,mắt ,miệng

15 tháng 11 2017

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

Những truyện ngụ ngôn mà em biết là: "Ếch ngồi đáy giếng", "Đẽo cày giữa đường", "Đeo nhạc cho Mèo", “Thỏ và Rùa", "Thầy bói xem voi",...

26 tháng 11 2017

Sư Tử và Trâu kết bạn với nhau. Cả hai đều thề nguyền: vinh nhục, sống chết có nhau.
Một hôm Sư Tử đi săn về. Nó thân mật nói với Trâu:
- Trưa nay, mời bạn đến chơi và ăn tiệc.
Trâu đến, nhìn thấy mâm cỗ đầy ăm ắp thịt tươi: gan hươu, tim nai, thịt thỏ...Trâu không dám nói là mình không thích. Nán lại một lát, cố giữ lễ, rồi Trâu cám ơn Sư Tử, ra về.
Mấy hôm sau, Trâu làm cỗ mời Sư Tử đến đáp lễ. Cỏ non, cỏ tươi, cỏ mật ê hề bày ra. Trâu nói với Sư Tử là không kiếm ra đâu được thịt tươi để đãi bạn. Sư Tử bất ngờ quắc mắt, rồi gầm lên:
- Không có thịt tươi à? Ta sẽ dùng mi làm bữa.Ta đang đói lòng đây!
Sư Tử chồm tới cắn chết Trâu. Nó xé thịt Trâu nhai một cách ngon lành. Lúc ấy, có một con Cáo ranh ma đi qua, nó len lén lấy mất quá tim Trâu, rồi nấp ra sau gốc cây, mỉm cười.
Sư Tử đang nhổm nhoàm nhai, gật gừ đắc ý. Chợt nó lẩm bẩm, nói:
- Thịt con Trâu này vừa béo vừa ngon.... Có điều là tại sao nó khống có tim nhỉ?
Cáo từ sau gốc cây bước ra nói:
- Trâu có tim đấy! Nó không có đầu mà thôi! Nếu không phải thế thì nó làm sao lại đi kết bạn với ngài được!

26 tháng 11 2017

b)Định nghĩa của truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí, khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sốngTên các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch a)ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; a)Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

26 tháng 11 2017

cảm ơn nhìu

6 tháng 12 2020

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

Đó. Bn nên tìm hiểu ở trên internet nha. Chúc bn hc tốt!

2 tháng 12 2017

- Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Xem chú thích (*) SGK – trang 100.

- Các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

30 tháng 9 2018

B) cổ tích:-là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật (bất hạnh, dũng sĩ,thông minh, mồ côi,...)              

Nội dung:- Sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo

Chi tiết trong truyện:- Thể hiện ước mơ,niềm tin của nhân dân về cuộc sống công bằng hơn

người kể, người nghe: (mình ko hiểu)

c)Ngụ ngôn: loại truyện kể bằng văn vần,văn xuôi, mượn đồ vật, loài vật nói về con người

  Tính chất nổi bật của truyện ngụ ngôn:Khuyên nhủ, răn dạy con người bài học về cuộc sống

d)Truyện cười: Loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống

   Tính chất nổi bật của truyện cười:Mỉa mai, châm biến hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội

MÌNH CẦN NHIỀU KS

1 tháng 10 2018

Truyền thuyết
- Truyền thuyết là  loại truyện dân gian kể về các nhân  vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
- Thể  hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật  lịch sử.

Cổ  tích
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…Truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo …
- truyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về  chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với các  ác, giữa sự công bằng đối với sự bất công .

Ngụ  ngôn
- Là loại truyện  kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần  mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên như, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Truyện cười
- Là loài  truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui  hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Hk tốt

31 tháng 7 2019

Đáp án: B

2 tháng 12 2018

d. giống nhau: đều là truyện dân gian

khác nhau: truyện cổ tích được viết bằng văn vần. thể hiện ước mơ, niềm tin về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, của cái tốt đối với cái xấu, của sự công bằng đối với sự bất công. truyện cổ tích kể về một số iểu nhân vật như dũng sĩ, thông minh,...

truyện ngụ ngôn viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. truyện ngụ ngôn mượm truyện về loài vật hay về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy một bài học nào đó trong cuộc sống. truyện ngụ ngôn chủ yếu dùng phép ẩn dụ, nhân hóa

2 tháng 12 2018

a. giống nhau: đều là truyện dân gian có chi tiết tưởng tượng kì ảo

khác nhau: truyền thuyết thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện hoặc nhaan vật được nói tới. Truyền thuyết kể về các sự kiện hoặc nhân vật có liên quan đến sự thật lịch sử

cổ tích thể hiện ước mơ, niềm tin về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, của cái tốt đối với cái xấu, của sự công bằng đối với sự bất công. cổ tích kể về một số kiểu nhân vật như dũng sĩ, thông minh,...