Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi trong phương đông vừa hé ánh dương..................
Ko, ko, tôi ko còn, tôi ko còn yêu em nữa.............................
Khi nắng ban mai muôn ngày xua màn đêm giữ phong ba ...........
tham khảo bài này nha
Hằng ngày, em dậy rất sớm. Em ra sân, tập thể dục. Sau đó, em làm vệ sinh cá nhân, kiểm tra lại tập bút để chuẩn bị đến trường. Mẹ em đã chuẩn bị cho em bữa sáng ngon lành. Em cùng ba mẹ ăn sáng. Ba dắt xe ra rồi đưa em đến trường.
Bây h ms đúng nè bạn ^^
( Áo thun ) : Lấy áo ra sau đó chui đầu vào cổ áo ^^
#NPT
Ao khoac: - Khoac ao len nguoi, xo tay roi cai khoa ao.
Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.
Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.
Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.
Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.
Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.
Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.
Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.
Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.
Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.
Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.
Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Bn tham khảo bài này nè :
Trong cuộc đời mỗi con người có biết bao kỉ niệm gắn với gia đình và bạn bè. Những kỉ niệm ấy đều thật đẹp và đáng quý biết bao. Đối với tôi, kỉ niệm gắn với Lan- người bạn thân thời thơ ấu luôn để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí tôi.
Tôi với Lan học cùng lớp nên chơi rất thân với nhau. Mặc dù ở cách xa nhà nhau nhưng hôm nào Lan cũng đi qua rủ tôi đi học. Bạn bè trong lớp đều bảo chúng tôi gắn nhau như hình với bóng. Lần đó là sinh nhật lần thứ 10 của tôi, Lan hứa sẽ đến dự sinh nhật. Từ trước đó 1 tuần, tôi đã rất háo hức, mong chờ đến ngày sinh nhật của mình. Bố mẹ tôi chuẩn bị rất chu đáo, mua nhiều bánh kẹo và trang trí nhà cửa thật lộng lẫy, bàn ghế xếp chật cả nhà. Từ sáng sớm, bạn bè đã đến rất đông. Tôi nhận được rất nhiều món quà, nào là quyển sổ nhỏ với những hình vẽ ngộ nghĩnh, chiếc khăn mùi xoa được thêu rất cầu kì, những chú gấu bông dễ thương, cả những bó hướng dương như ánh mặt trời rực rỡ, những món quà lưu niệm xinh xinh... Tuy vậy, trong lòng tôi vẫn bồn chồn, lo lắng vì đã gần giữa trưa mà không thấy mặt mũi Lan đâu. Tôi bắt đầu băn khoăn: Hay là Lan quên mất nhỉ? Không thể nào, con bé này bình thường kĩ tính lắm mà. Cũng có thể Lan gặp chuyện gì bất trắc trên đường, nghĩ đến đây, lòng tôi lại càng như lửa đốt. Bỗng có tiếng Hoa reo lên:
- A! Lan đến rồi kìa!
Tôi vội vàng chạy ra ngoài cửa, bao buồn giận, lo lắng bỗng tan biến. Tôi hỏi Lan:
- Sao cậu tới muộn vậy? Mà xe đạp đâu sao không dắt vào?
Lan cười trừ trả lời:
- Xe tớ bị hỏng nên đi bộ đến đây
Trời ơi! Nhà Lan cách nhà tôi tận 10 km chứ ít gì. Tôi còn chưa hết xúc động thì Lan bỗng lấy từ đằng sau ra một chậu cúc nở hoa rất đẹp, vài cái nụ còn đang chúm chím hé mở những cánh đầu tiên, không biết Lan đã trồng nó từ bao giờ. Lan nói:
- Chúc mừng sinh nhật cậu nhé, mong cậu thêm tuổi mới cũng sẽ xinh đẹp như những bông hoa này.
Mọi người vây xung quanh trầm trồ, xuýt xoa khen ngợi chậu hoa và công sức chăm bón của Lan. Hoa nhanh nhẹn:
- Để mình lấy cho hoa ít nước, đi đường xa nên chắc chịu nhiều gió bụi rồi.
Tôi vô cùng biết ơn Lan vì món quà ý nghĩa này và cảm thấy mình thật may mắn khi có một người bạn chân thành như Lan.
Kỉ niệm với Lan sẽ mãi là hồi ức đẹp trong tâm trí tôi, mỗi lần nhớ lại, tôi đều bồi hồi xúc động và cay cay nơi sống mũi. Nhờ có Lan, thời thơ ấu của tôi đã thêm trọn vẹn và ý nghĩa.
Có thể nói, trong cuộc sống của mỗi chúng ta, ai cũng có một người hùng cho riêng mình. Một người với năng lực đặc biệt, với tấm lòng tốt, hào hiệp, là hình mẫu lý tưởng để chúng ta vươn tới. Và đó cũng có thể là người luôn sẵn sàng bảo vệ và giúp đỡ chúng ta bất cứ lúc nào. Bởi người hùng thì luôn bênh vực kẻ yếu và đấu tranh vì chính nghĩa.
Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này rất lâu. Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh của năm anh em siêu nhân hay người anh hùng Batman, người Nhện Spider-Man mà tuổi thơ chúng ta ai cũng biết đến, và say mê tài năng của họ, kính trọng phẩm chất dũng cảm, lòng yêu thương con người...
Tuy nhiên, để viết về một người hùng của riêng tôi, kể cho các bạn nghe về người đó thật rành mạch, chi tiết, thì tôi chọn để viết về thầy giáo chủ nhiệm của mình, một người hùng hiện diện trong đời thực, bên tôi mỗi ngày, đem đến cho tôi và các bạn tôi thật nhiều niềm vui và sự bình an.
Thầy tôi năm nay khoảng ngoài 30 tuổi. Thầy có một dáng người thật khỏe mạnh, cân đối, với đôi tay rắn chắc và đôi chân dài. Tôi nghe các anh chị lớp trên kể rằng thầy rất giỏi các môn thể thao, và từng đạt giải khi thi đấu môn điền kinh. Mỗi khi ngắm nhìn thầy đi trên sân trường, tôi rất thán phục những bước chân nhanh nhẹn, quả quyết của thầy. Khi thầy đứng trên bục giảng và dạy cho chúng tôi những bài học mới, thì thầy quả thật là một người hùng về tri thức. Những bài lịch sử khô khan trở nên sống động lạ thường qua cách dạy hấp dẫn của thầy. Thầy thường nói về chúng qua những câu chuyện lịch sử thú vị. Chẳng hạn như dạy về danh tướng Trần Hưng Đạo, thì thầy kể về những câu nói nổi tiếng của ông: "Bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng", hay "Năm nay đánh giặc nhàn". Dạy bài học về vị minh quân Lê Thánh Tông, thầy lại kể về những độc chiêu trị quan tham của ngài. Tóm lại, những điều thầy dạy dỗ chúng tôi cứ đi sâu vào trí óc thật tự nhiên, và còn đem đến cho chúng tôi muôn ngàn triết lý sâu sắc và thú vị. Đến nỗi chúng tôi mong chờ đến giờ học của thầy như mong đợi một giờ vui chơi, giải trí vậy. Người hùng thầy giáo của chúng tôi thật đáng khâm phục, phải không các bạn? Và chúng tôi thật may mắn khi được là học sinh của thầy.
Thầy tôi còn là người hùng luôn bảo vệ chúng tôi. Thầy thường dạy chúng tôi cách tuân thủ luật lệ giao thông khi di chuyển ngoài đường, khi qua đường thì phải đi đúng chỗ có vạch vôi trắng, và chú ý tuân thủ hiệu lệnh đèn giao thông, hay sự điều khiển của các chú cảnh sát. Đặc biệt, khi tan học, nhiều bạn phải đi qua con đường Trường Chinh đầy xe cộ, thì thầy nhanh nhẹn bước ra, cùng với một thầy khác, thổi còi xin phép, rôi giăng dây để chúng tôi an toàn bước qua đường. Thầy đứng bên này quan sát rất kỹ, có bạn vấp té, thì thầy bước tới ngay, nâng dậy rồi dẫn qua bên này đường. Thầy tỉ mỉ chăm chút như vậy, khiến tất cả chúng tôi đều biết ơn và yêu mến thầy.
Có một lần, tôi đi học sớm. Khi đến gần công trường, thì có một người đàn ông lớn tuổi, dáng vẻ bặm trợn, chặn tôi lại rồi nói: "Mày nộp hết tiền ra cho tao. Nếu không, đừng trách tao...". Quá sợ hãi, tôi nhìn xung quanh cầu cứu, nhưng sáng sớm, rất vắng người. Tôi chẳng biết làm sao, đành run rẩy mở cặp, lấy số tiền tiêu vặt mà ba mẹ cho và tôi để dành được, định đưa cho ông ta. Thì tôi nghe giọng của thầy vang lên ở sau lưng: "Có việc gì thế? Anh cần gì?". Quay lại, nhìn thấy thầy chủ nhiệm, tôi mừng phát khóc. Người đàn ông kia lúng túng rồi gằn giọng bảo thầy: "Có việc gì thì liên quan gì đến mày. Biến đi, không thì đừng trách". Thầy tôi đanh mặt lại, và cương quyết bảo ông ta: "Đây là học sinh của tôi. Nếu ông còn giở trò trấn lột, tôi sẽ báo công an, không để ông yên đâu". Tay thầy kéo tôi về phía mình, ôm lấy tôi một cách ấm áp và vững chãi. Người đàn ông thấy thế bèn lầm bầm gì đó trong miệng và quay lưng bỏ đi. Lúc đó tôi mới òa khóc và nói với thầy là tôi rất sợ. Thầy dẫn tôi vào trong trường, rút khăn tay lau nước mắt cho tôi, rồi trầm ngâm, thầy nói: "Không thể để các em phải chịu sự mất an toàn như thế này nữa. Em yên tâm, thầy sẽ nghĩ ra cách". Sau đó mấy ngày, tôi thấy cứ sáng sớm, thầy tôi và các thầy giáo trẻ khác đã thay nhau trực ở trước cổng trường, khi ba mẹ đưa chúng tôi đến, các thầy đón và dẫn ngay vào trong sân. Người đàn ông hung dữ cũng không còn thấy bóng dáng đâu nữa. Tôi thầm biết ơn thầy tôi, nhưng chẳng biết bày tỏ thế nào, chỉ đành cố gắng ngoan hơn, học chăm hơn cho thầy vui lòng.
Người thầy giáo, người hùng của chúng tôi đó không phải chỉ tốt với chúng tôi. Tôi đã từng nhìn thấy thầy mang túi xách nặng và đưa một cụ già sang đường. Hôm trời mưa to, đường Trường Chinh ngập lấp xấp, thầy chạy ra, dẫn xe cho một cô mang thai bị tắt máy khi đi qua quãng ngập. Các bạn còn truyền tai nhau, bảo rằng, chủ nhật, thầy thường hay đi làm công tác xã hội, như đến trại trẻ mồ côi thăm các em nhỏ, hay cùng Chi đoàn giáo viên đi vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc... Chính vì thế, chúng tôi bảo nhau phải noi theo gương thầy, biết làm việc tốt khi có dịp, và đặc biệt phải giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, giữ cho thành phố thân yêu được xanh- sạch- đẹp...
Mỗi ngày đến lớp, tôi đều được gặp người hùng của mình, được nghe thấy giọng nói trầm ấm và mạnh mẽ của thầy khi giảng bài,và khi dạy chúng tôi những điều hay lẽ phải. Nghĩ đến thầy, tôi luôn thấy một niềm tin sâu sắc và một sự động viên mãnh liệt để tôi cố gắng phấn đấu, trở thành một người như thấy tôi: vừa giỏi giang, vừa nhân hậu, một người hùng giữa đời thường của chúng ta.
Tôi sẽ làm hộ bạn bài cảm thụ(bài cảm nhận) ý,sẽ mất hơi nhiều thì giờ nhưng mong bạn cứ làm những bài bạn là dc đi,vì đợi có lẽ ko đủ thời gian đâu
Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.
Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.
Tôi hỏi:
- Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?
Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:
- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!
Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.
Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:
- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?
- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòa đi.
Người quen ấy kể:
- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:
- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.
Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.
- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.
Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.
Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Trước mắt tôi bỗng xuất hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi vô cùng xúc động.
Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế (năm 1947) thì tôi vừa ở Hà Nội về. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng. Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú.
Tôi hỏi
– Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến có nhớ nhà không?
Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại , hai má đỏ hồng như trái bồ quân nói:
– Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!
Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới… Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhình theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh!
– Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?
– Sao? Lượm hi sinh rồi sao? Tôi hấp tấp hỏi, đôi mắt như nhòa đi vì ngấn lệ.
Người giao liên kể:
– Cháu Lượm làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn cấp phải đưa đi gấp, đường đi băng qua nhiều đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:
– Phải cận thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.
Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân:
– Nguy hiểm cháu cũng không sợ, để phục vụ kháng chiến cháu quyết chẳng từ nan.
Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi.Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo. Bỗng từ phía đồn địch, một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ru giấc ngủ của cháu.
Tin cháu lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm hi sinh làm tim tôi xao xuyến mãi. Trước mắt tôi bỗng hiện ra hình ảnh một chú bé Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội mũ ca lô lệch vừa huýt sáo vừa nhảy như con chim chích của đồng ruộng Việt Nam.