Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kể lại đoạn 3 bằng lời anh Núp :
Tôi mở những món quà mà Đại hội đã trao tặng cho tôi để tất cả bà con dân bản cùng xem. Đó là một tấm ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy. Trông Bác Hồ thật giản dị và gần gũi như một vị già làng. Tôi còn được tặng một bộ quần áo mới bằng lụa của Bác Hồ, một lá cờ đẹp có thêu chữ, một huân chương để khen thưởng cả dân làng bản và một huân chương nữa cho riêng tôi.
Dân làng thích thú lắm. Ai cũng trầm trồ khen ngợi. Họ rủ nhau đi rửa cả hai tay cho thật sạch sẽ, dùng khăn lau khô rồi mới trân trọng cầm các tặng phẩm lên xem. Người này xem xong lại chuyện cho người khác xem. Chả mấy mà đêm đã về khuya nhưng bà con vẫn còn chưa muốn về nhà ngủ.
Kể lại đoạn 2 của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường theo lời kể của nhân vật Quang :
Long xem bị xe máy đụng phải làm trận đấu của chúng tôi phải dừng lại. Nhưng chỉ lát sau chúng tôi đã hết sợ và lại hò reo kéo xuống lòng đường tiếp tục trận đấu. Lần này tôi quyết định kiểu chơi bóng sệt mà chơi bóng bổng. Còn cách khung thành một quãng chừng năm mét, tôi sút mạnh. Quả bóng bay cao nhưng lại đi chệch sang một bên vỉa hè và đập ngay vào đầu một cụ già. Bị một cú va chạm bất ngờ, cụ già lảo đảo ôm đầu rồi ngã khuỵu xuống. Một bác đi gần đó chạy ngay lại dìu cụ lên và quát lớn :
– Chỗ này là sân bóng à ?
Lần này thì chúng tôi thật sự hoảng hốt nên bỏ chạy tán loạn.
Đoạn 1. Những điều bất ngờ thú vị.
- Phút đầu gặp gỡ.
Khi đoàn cán bộ Việt Nam đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thì cô hiệu trưởng rất vui vẻ dẫn đoàn đến thăm lớp 6A. Các cán bộ Việt Nam đều thấy bất ngờ và thú vị khi nghe các em học sinh ở đây tự giới thiệu tên mình bằng tiếng Việt.
- Bài hát và bộ sưu tập về Việt Nam.
Đoàn cán bộ Việt Nam còn ngạc nhiên hơn khi nghe các em hát bài "Kìa con bướm vàng" cũng bằng tiếng Việt Nam. Sau đó các em đem ra giới thiệu nhiều vật phẩm về Việt Nam mà các em đã sưu tầm được như đàn tơ rưng, cái nón lá, tranh cây dừa, ảnh xe xích lô,...
Các em còn có cả bức vẽ Quốc kì Việt Nam. Các em cùng hô lớn "Việt Nam - Hồ Chí Minh" đế biếu lộ lòng yêu mến và khâm phục lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, khâm phục đất nước Việt Nam.
b) Đoạn 2 . Câu chuyện giữa những người bạn mới
- Cô giáo lớp 6A
Thì ra cô giáo lớp 6A đã từng sang Việt Nam, ở lại Việt Nam hai nãm. Cô rất yêu Việt Nam nên đã dạy các em nói tiếng Việt, giúp các em sưu tầm nhiều vật phẩm và tranh ảnh về Việt Nam. Nhiều em còn tự tìm hiểu về Việt Nam qua mạng In-tơ-nét.
- Trẻ em Việt Nam sống thế nào ?
Khi trò chuyện với cán bộ Việt Nam, các em đã nêu ra nhiề câu hỏi thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến các bạn nhỏ Việt Nam như :
- Các bạn học sinh Việt Nam học những môn gì ? - Các bạn Việt Nam thích hát bài hát nào nhất ? - Các bạn thích chơi những trò chơi gì nhất ?
c) Đoạn 3 : Chia tay
Các em ra tận chỗ xe đậu để tiễn đưa các vị khách Việt Nam. Dưới làn tuyết trắng bay mù mịt, các em đứng vẫy tay và nhìn theo đoàn xe đi xa rồi khuất hẳn.
a) Đoạn 1: Đề nghị của trung đoàn trưởng.
– Trung đoàn trưởng tới gặp ai ? Trung đoàn trưởng nói gì ?
Một buổi tối nọ, trung đoàn trưởng bước vào lán. Cả đội thiếu niên đã tập hợp đầy đủ. Trung đoàn trưởng nhìn các em trìu mến, dịu dàng rồi sau một lúc trầm ngâm, ông chậm rãi nói:
– Các em ạ, ở chiến khu tình hình ngày càng gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Sức nhỏ của các em e rằng không chịu nổi. Nếu em nào muốn về với gia đình, Trung đoàn sẽ cho phép. Các em thấy sao ?
b) Đoạn 2: Chúng em xin ở lại.
– Lượm nói gì ? Toàn đội hưởng ứng ý kiến của Lượm ra sao ? Mừng van xin điều gì ?
Lượm là người đầu tiên đứng lên nói với trung đoàn trưởng :
Em xin được ở lại. Dù chết em cũng ở lại với chiến khu chứ không thể về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian."
Toàn đội đều lên tiếng hưởng ứng lời của Lượm :
"Chúng em cũng vậy ! Chúng em xin ở lại !"
Mừng nói thật cảm động : "Trung đoàn có thế giảm bớt phần ăn của chúng em đi cũng được nhưng đừng bắt tụi em phải về, tội nghiệp cho chúng em lắm !"
c) Đoạn 3 : Lời hứa của chỉ huy.
Trung đoàn trưởng ôm lấy Mừng, xúc động nói :
"Nếu vậy thì anh sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy."
d) Đoạn 4 : Tiếng hát giữa rừng đêm.
Trước khung cảnh đó bỗng các em cùng cất tiếng hát "Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi… Ra đi, ra đi thà chết không lui". Tiếng hát hùng tráng bay lên như lửa cháy làm ấm áp, nao nức lòng người.
Trời đã ngả về chiều. Mặt trời sắp lặn. Đàn sếu đang mải miết bay qua bầu trời. Chúng tôi dạo chơi đã thoả thích nên vui vẻ ra về.
Chợt tôi và các bạn nhìn thấy một cụ già ngồi đơn độc bên vệ đường với dáng vẻ mệt mỏi và âu lo. Không ai bảo ai mà tất cả bọn tôi cùng dừng lại. Chúng tôi nho nhỏ trao đổi với nhau xem vì lí do gì mà cụ già lại lặng lẽ ngồi kia. Thế rồi chúng tôi quyết định đi đến gần cụ hơn. Thay mặt cho cả bọn, tôi lễ phép hỏi cụ
– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không ạ ?
Cụ già vẫn thở mệt mỏi và nặng nề nhưng mắt cụ sáng lên những tia ấm áp. Cụ chậm rãi nói :
Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu chẳng giúp được ông đâu. Bà lão nhà ông đang nằm bệnh viện khó lòng mà qua khỏi, ông đang chờ xe để đến thăm bà ấy. Dẫu các cháu không giúp gì được ông nhưng ông vẫn thấy vui vì các cháu đã có lòng tốt muốn giúp đỡ ông.
Chúng tôi đứng lặng đi vì lòng đầy thương cảm. Xe buýt đến, chúng tôi chờ cụ lên xe rồi mới ra về.
– Kể lại đoạn 2 : Khi Trần Quốc Khái được cử làm sứ giả sang Trung Quôc, vua Trung Quốc nghe tin ông là người có tài, muốn thử thách ông nên đã mời ông lên một cái lầu cao rồi rút thang ra. Trên lầu không có thức ăn, chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật tại tâm" và một vò nước.
a) Đoạn 1: Chiếc áo đẹp.
Gió bấc thổi từng cơn lạnh buốt báo hiệu mùa đông đã đến sớm rồi. Đã hơn một tuần nay tôi thấy Hòa mặc một chiếc áo len thật đẹp. Áo có màu vàng tươi như màu hoa cúc. Áo có một dây kéo dài có thể kéo từ dưới lên tận cổ. Đằng sau áo còn có một chiếc mũ có thể kéo trùm lên đầu cho khỏi lạnh. Tôi mượn Hòa mặc thử thấy ấm sực cả người. Tôi ao ước có một cái áo len như thế nên đêm ấy tôi đã ngỏ lời xin mẹ mua cho một cái áo len như cái áo của Hòa.
b) Đoạn 2 : Dỗi mẹ
Nghe tôi nói xong, mẹ tôi bảo: "Mẹ chỉ có một số tiền nhỏ đang định mua cho anh Tuấn và con mỗi đứa một cái áo bông. Cái áo len của Hòa đắt tiền bằng cả hai cái áo bông đây". Tôi phụng phịu với mẹ : "Nhưng con chỉ thích cái áo len màu vàng thôi" rồi tôi dỗi mẹ lên giường nằm, giả vờ ngủ.
c) Đoạn 3 : Nhường nhịn
Tôi nằm im chưa ngủ thì chợt nghe anh Tuấn thì thào với mẹ :
"Mẹ ơi, mẹ cứ mua cái áo len cho em Lan đi. Con không cần áo mới đâu". Mẹ tôi nói, giọng thật nhỏ nhẹ : "Năm nay xem ra sẽ lạnh lắm đấy. Không có áo ấm con bị bệnh đấy". Anh Tuấn cười : "Không hề gì đâu, con khỏe lắm. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong". Mẹ tôi âu yếm bảo: "Được, con cứ ngủ đi, để mẹ nghĩ đã".
d) Đoạn 4 : Ân hận
Tôi nghe trọn câu chuyện giữa mẹ tôi và anh Tuấn, chợt tôi thấy ân hận vô cùng. Trong khi tôi chỉ nghĩ đến mình thì mẹ tôi quan tâm tới cả hai anh em và anh Tuấn sẵn sàng nhường phần áo ấm cho tôi. Nhất định sáng mai khi trở dậy tôi sẽ nói ngay với mẹ: "Con không cần mua áo len vàng nữa đâu. Mẹ cứ mua cho hai anh em con mỗi người một áo ấm mẹ ạ !
Đề 2.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tại một làng chài nhỏ ven biển, có một cô dân quân tên là Nguyễn Thị Mai. Chiều nào, cô cũng cầm một khẩu súng trường ra cồn cát cao ở sau làng để phục kích máy bay của giặc. Cuối cùng, cô đã bắn rơi chiếc máy bay. Nhưng ngày chiếc máy bay bốc cháy cũng là ngày cô Mai anh dũng hi sinh, để lại cho người dân làng chài nhỏ bé một niềm tiếc thương vô hạn. Người nữ dân quân dũng cảm, gan dạ ấy sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.
Trước ngày các muông thú trong rừng tổ chức cuộc thi chạy, tôi đã tin chắc là mình sẽ giành được vòng nguyệt quế vì ở cánh rừng này ai là người có thể chạy giỏi hơn tôi ? Tôi cũng đã chuẩn bị cho mình một bộ đồ nâu tuyệt đẹp, một chiếc bờm chải chuốt rất công phu. Ôi ! Chưa vào cuộc thi mà tôi đã có dáng vẻ của một nhà vô địch.
Thấy bộ dạng của tôi như vậy, cha tôi chỉ nhỏ nhẹ bảo tôi :
– Con trai à, việc con cần làm hơn cả là phải đến bác thợ rèn nhờ bác xem lại bộ móng cho. Bộ đồ đẹp đáu có cần cho cuộc đua tài.
Tôi nghe cha nói mà không hài lòng. Tôi soi người xuống nước nước ngắm lại mình một lần nữa rồi ngúng nguẩy nói với cha tôi.
– Cha yên tâm đi. Móng của con rất chắc chắn. Con sẽ đạt giải nhất mà !
Cuộc thi đã đến. Sáng hôm ấy, mọi người đến đông nghẹt, nào là Hươu, Nai, Thỏ Trắng, Thỏ Xám, Hổ, Sư Tử, Lợn Rừng, Mèo Rừng và cả các chú chim rừng như Công, Quạ, Chim Gõ Kiến,… chẳng thiếu một ai.
Khi tiếng hô "Bắt đầu !" vang lên, các vận động viên rào rào tung mình về phía trước. Tôi chạy dẫn đầu đã hai vòng và thấy rất sung sức. Bỗng tôi chợt có cảm giác vương vướng ở chân, rồi tôi giật mình thấy một cái móng bị sút ra. Gai nhọn và cát sỏi đâm vào chỗ chân vừa sút móng làm tôi đau điếng. Tôi tập tễnh chạy thêm mươi bước rồi đành dừng lại bỏ cuộc. Tôi tự giận mình và đã đứng khóc. Vì không nghe lời khuyên bảo hết sức đúng đắn của cha tôi nên tôi đã thất bại.
Từ lần thất bại ấy, tôi đã có thêm được một bài học vô cùng quý giá : đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất.
Cô-li-a đã viết được vài câu nhưng rồi bạn ấy lại nghĩ: chẳng lẽ một bài văn ngắn ngủn thế này mà cũng đem nộp cho cô giáo hay sao? Cô-li-a đưa mắt nhìn xung quanh thấy ai cũng đang hí hoáy viết và bài của bạn nào cũng có vẻ dài hơn bài của mình. Cô-li-a cố nhớ lại những chuyện mẹ vẫn làm ở nhà và viết tiếp : "Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần". Sau cùng, Cô-li-a còn nghĩ ra được một ý hay mà bạn tự thấy rất thú vị để làm phần kết cho bài văn: "Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả".