Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo ở đây nhé: Niên biểu lịch sử Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Tham khảo tại đâu nhe bạn! http://diendan.vtcgame.vn/showthread.php/283088-Cac-Trieu-Dai-Phong-Kien-Trung-Quoc
* Các triều đại TQ thời phong kiến:
- Khoảng TK XXI - XVII TCN: Nhà Hạ
- Khoảng TK XVII - XI TCN: Nhà Thương
- Khoảng TK XI - 771 TCN: Thời Tây Chu
- 770 - 475 TCN: Thời Xuân Thu
- 475 - 221 TCN: Thời Chiến Quốc
- 221 - 206 TCN: Nhà Tần
- 206 TCN - 220: Nhà Hán
- 220 - 280: Thời Tam Quốc
- 265 - 316: Thời Tây Tấn
- 317- 420: Thời Đông Tấn
- 420 - 589: Thời Nam - Bắc triều
- 589 - 618: Nhà Tùy
- 618 - 907: Nhà Đường
- 907 - 960: Thời Ngũ đại
- 960 - 1279: Nhà Tống
- 1271 - 1368: Nhà Nguyên
- 1368 - 1644: Nhà Minh
- 1644 - 1911: Nhà Thanh
1. triều đường .
3. các triều đại : ngô , đinh , tiền lê , lý , trần
4.Thời ngô
Trung ương : vua đứng đầu nắm mọi quyền hành , giúp việc có quan văn quan võ
Địa phương : cử các tướng có công coi giữa các châu quan trọng
Thời lý
Trung ương : đứng đầu là vua , giúp việc có quan đại thần , quan văn ,quan võ
Địa phương : cả nước chia thành 24 lộ dưới lộ là phủ , dưới phủ là huyện , dưới huyện là hương xã
6.những nét độc đáo của cách đánh của lý thường kiệt
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.
Nhà Ngô: 939 - 965.
Nhà Đinh: 968 - 980.
Nhà Tiền Lê: 980 - 1009.
Nhà Lí: 1010 - 1225.
Nhà Trần: 1226 - 1400.
Nhà Hồ: 1400 - 1407.
Nhà Lê sơ: 1428 - 1527.
Câu 3: Trả lời:
1. Nguyên nhân thắng lợi- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
2. Ý nghĩa lịch sử
Nhắc tại cách khái quát về quân Mông Nguyên
“- Quân Mông Cổ lớn lên trên yên ngựa, tự luyện tập chiến đấu, từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó là cách sống của họ
- Về đánh trận , họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì không tiến quân
Trăm quân kị quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kị tản ra có thể dài tới trăm dặm , kẻ địch chia ra thì họ chia ra, kẻ địch hợp lại thì họ hợp lại nên kị đội là thế mạnh của họ
Đội quân lúc ẩn lúc hiện, đến thì như trời rơi xuống, đi thì nhanh như chớp giật. Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp” theo lời sử học nhà Tống
Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên,bảo vệ độc lập,toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược( góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân … )
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
- Bài học kinh nghiệm: Dùng mưu trí đánh giặc, lấy đoàn kết làm sức mạnh.
1. - Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.
- Quan hệ giữa các giai cấp : giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.
- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua - hoàng đế - Thiên tử...), mọi người phải phục tùng tuyệt đối.
Câu 1 : - Các triều đại phong kiến mà em đã được học là:
+ Ngô ( 939 - 944 )
+ Đinh (968 - 979)
+ Tiền Lê ( 980 - 1009 )
+ Lý ( 1009 - 1226 )
+ Trần ( 1226 - 1400 )
+ Hồ ( 1400 - 1407 )
Câu 2 :
Để củng cố quốc gia thống nhất, nhà Lý đã:
- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ.
- Ban hành luật Hình thư, củng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.
- Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.
- Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông”.
- Về đối ngoại: Quan hệ bình thường đối với Nhà Tống, dẹp tan các cuộc nổi loạn của Chăm Pa.
Mik nghĩ là vậy =)))
NHÀ NGÔ : (939 – 967)
- Tiền Ngô Vương Ngô Quyền 939-944
- Dương Bình Vương Dương Tam Kha 944-950
- Hậu Ngô Vương Ngô Xương Ngập 950-965
Hậu Ngô Vương Ngô Xương Văn 950-965
Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô và làm vua trong 6 năm.
Thời Hậu Ngô Vương gồm hai vị vua Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn và Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập cùng trị vì.
LOẠN 12 SỨ QUÂN
NHÀ ĐINH : (968 – 980)
- Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ Lĩnh 968-979
- Đinh Phế Đế Đinh Toàn 979-980
NHÀ TIỀN LÊ : (980 – 1010)
- Lê Đại Hành Lê Hoàn 980-1005
- Lê Trung Tông Lê Long Việt 1005 (3 ngày)
- Lê Ngoạ Triều Lê Long Đĩnh 1005-1009
NHÀ LÝ : (1010 – 1225)
- Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn 1010 – 1028
- Lý Thái Tông Lý Phật Mã 1028 – 1054
- Lý Thánh Tông Lý Nhật Tôn 1054 – 1072
- Lý Nhân Tông Lý Càn Đức 1072 – 1127
- Lý Thần Tông Lý Dương Hoán 1128 – 1138
- Lý Anh Tông Lý Thiên Tộ 1138 – 1175
- Lý Cao Tông Lý Long Trát 1176 – 1210
- Lý Huệ Tông Lý Sảm 1211 – 1224
- Lý Chiêu Hoàng Lý Phật Kim 1224 đến 1225
Lý Chiêu Hoàng là Nữ vương duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
NHÀ TRẦN : (1225 – 1400)
- Trần Thái Tông Trần Cảnh 1225-1258
- Trần Thánh Tông Trần Hoảng 1258-1278
- Trần Nhân Tông Trầm Khâm 1279-1293
- Trần Anh Tông Trần Thuyên 1293-1314
- Trần Minh Tông Trần Mạnh 1314-1329
- Trần Hiến Tông Trần Vượng 1329-1341
- Trần Dụ Tông Trần Hạo 1341-1369
- Hôn Đức Công Dương Nhật Lễ 1369-1370
- Trần Nghệ Tông Trần Phủ 1370-1372
- Trần Duệ Tông Trần Kính 1372-1377
- Trần Phế Đế Trần Hiện 1377-1388
- Trần Thuận Tông Trần Ngung 1388-1398
- Trần Thiếu Đế Trần Án 1398-1400
NHÀ HỒ : (1400 – 1407)
- Hồ Quý Ly Hồ Quý Ly 1400
- Hồ Hán Thương Hồ Hán Thương 1401-1407
Bảng thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX:
Triều đại
Thời gian tồn tại
Người sáng lập
Tên nước
Kinh đô
1. Ngô
939 - 965
Ngô Quyền
Chưa đặt
Cổ Loa
2. Đinh
968 - 980
Đinh Bộ Lĩnh
Đại Cồ Việt
Hoa Lư
3. Tiền Lê
980 - 1009
Lê Hoàn
Đại Cồ Việt
Hoa Lư
4. Lý
1009 - 1225
Lý Công Uẩn
Đại Việt
Thăng Long
5. Trần
1226 - 1400
Trần Cảnh
Đại Việt
Thăng Long
6. Hồ
1400 - 1407
Hồ Quý Ly
Đại Ngu
Thanh Hoá
7. Lê sơ
1428 - 1527
Lê Lợi
Đại Việt
Thăng Long
8. Mạc
1527 - 1592
Mạc Đăng Dung
Đại Việt
Thăng Long
9. Lê Trung Hưng
1533 - 1788
Lê Duy Ninh
Đại Việt
Thăng Long
10. Tây Sơn
1778 - 1802
Nguyễn Nhạc
Đại Việt
Phú Xuân (Huế)
11. Nguyễn
1802 - 1945
Nguyễn Ánh
Việt Nam
Phú Xuân (Huế)
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/thong-ke-cac-trieu-dai-trong-lich-su-c85a12341.html#ixzz6nIrdStss