Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Tôi và Hân là đôi bạn thân ngay từ thuở mẫu giáo. Chúng tôi gắn bó đi học và lớn lên cùng nhau. Mối quan hệ của chúng tôi thân thiết và gắn bó. Chúng tôi có nhiều kỉ niệm và khó quên nhất là khi chúng tôi cãi nhau vào giờ giải lao trong trường.
Chuyện xảy ra cũng đã 5 năm nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi. Buổi sáng đẹp của mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi đi dạo trong vườn hoa của trường. Vườn có nhiều hoa đẹp như hoa cúc vàng đẹp, nhiều cánh và có mùi thơm nhẹ. Tôi mới hỏi Hân:
- Hân ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Hân bĩu môi:
- Nhìn rất bình thường. Không bằng hoa hồng bởi hoa hồng là chúa tể của các loài hoa.
Tôi và Hân mải miết tranh luận bởi ai cũng có lý của mình. Cả hai từ tranh luận thành ra cãi nhau và nói chuyện lớn tiếng. Bác bảo vệ thấy vội lại gần chúng tôi:
Hai cháu ơi, bác đã nghe hai cháu tranh cãi về vẻ đẹp của hoa rồi. Bây giờ bác nói thế này xem có lý không: “Hoa nào cũng có vẻ đẹp riêng, không thể so sánh hoa nào đẹp hơn. Chúng ta cùng nhau chăm sóc để hoa mãi tươi đẹp”.
Sau khi bác bảo vệ cất tiếng, tôi và Hân không còn cãi nhau nữa mà trở nên im lặng. Chúng tôi đều biết lỗi của mình nhưng đều vụng về khi thể hiện tình cảm. Khi chưa biết nói thế nào với cậu ấy. Hân quay sang cười làm hoà với tôi:
- Mình xin lỗi nhé! Mình nóng tính quá.
Tôi vội vàng cười nhẹ:
- Không! Mình cũng sai rồi. Đáng lẽ nên suy nghĩ hơn trước khi nói.
Trước mắt chúng tôi là vườn hoa đẹp với nhiều sắc màu của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Cả hai chúng tôi cùng vui vẻ, cười đùa. Bạn bè dù thân thiết đến mấy cũng không thể tránh khỏi việc mâu thuẫn, tranh luận. Chúng ta cần biết kiềm chế và học cách bao dung để giữ gìn tình bạn đẹp.
Đi qua chiến tranh với những mảnh đạn vẫn còn trong phổi và lưng, người thương binh bậc 2/4 lại đối diện, chiến đấu với những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng với nghị lực bản thân “tàn nhưng không phế”, cựu chiến binh – thương binh Nguyễn Văn Ngọ quyết tâm vươn lên chiến thắng đói nghèo, bệnh tật bằng chính đôi tay và khối óc của mình.
Ông bươn chải với mọi công việc để giúp gia đình phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho con cái ăn học, từ làm nông, bảo vệ đến chèo đò. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn, cộng với vết thương tái phát mỗi khi trái nắng trở trời, thậm chí có lúc đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và sinh mạng nhưng với những phẩm chất nhanh nhẹn, tháo vát, chịu thương, chịu khó,… đã giúp ông và gia đình xây dựng được một ngôi nhà cấp 4 rộng rãi, hơn một mẫu ruộng vườn, kinh tế gia đình ổn định và 6 người con thành đạt.
Nói về ông, nhân dân và đồng đội đều nhắc đến một anh Bộ đội Cụ Hồ gần gũi, đáng quý, không ngại vất vả, hy sinh. Ông Cao Văn Chạ - một cựu chiến binh, vừa là hàng xóm, vừa là bạn lâu năm của ông Nguyễn Văn Ngọ cho hay: “Ông Ngọ luôn xứng đáng là anh Bộ đội Cụ Hồ. Trong đời thường, ông là một người nông dân giản dị, chất phác, được bà con quý mến. Tuy ban đầu gia đình đầu rất khó khăn, lại là thương binh nặng, nhưng với sự chăm chỉ, nỗ lực, ông Ngọ đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.”v
Hiện tại, dù tuổi đã cao, bên cạnh tích cực công tác xã hội, ông vẫn hăng lao động sản xuất theo mô hình VAC, chăm cá, nuôi gà, lợn... Hình ảnh lão nông tri điền Nguyễn Văn Ngọ thực sự là biểu tượng, là tấm gương mẫu mực cho con cháu trong gia đình.
Nhưng đó chưa phải là điều đặc biệt nhất về người cựu chiến binh Nguyễn Văn Ngọ.
TK
Trong hành trình trưởng thành, đồng hành cùng mỗi người không chỉ là gia đình mà còn có cả những người bạn tốt. Mỗi người bạn lại để lại trong trái tim ta những kỉ niệm khác nhau. Có một người bạn mà em luôn nhớ mãi là Quỳnh. Nhớ về cô bạn thân ngày ấy bao kỉ niệm lại ùa về. Trong đó có một kỉ niệm em mãi mãi không bao giờ quên.
Chuyện xảy ra khi em học lớp ba. Đó là kỉ niệm về Quỳnh - người bạn ngồi cùng bàn với em. Em và Quỳnh chơi rất thân với nhau, luôn giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Gần cuối năm học năm ấy, em bị đau ruột thừa, nhập viện trong một thời gian dài nên phải nghỉ học hàng tuần liền không thể đến trường. Bài học trên lớp đều bỏ dở. Một hôm cô giáo chủ nhiệm gọi điện cho mẹ em bảo cần nhờ các bạn chép bài cho để khi quay lại học không bị bỡ ngỡ. Nhưng mẹ và em suy nghĩ một hồi cũng không biết phải nhờ ai. Em lo lắng trước kỳ thi sắp tới sau khi ra viện. Nhà em ở tận làng cách trường học rất xa, lại không gần nhà bạn nào trong lớp.
Bất ngờ, tối hôm ấy em thấy Quỳnh khoác áo mưa, lặn lội đạp xe đến bệnh viện. Thì ra bạn ấy chủ động nhận ghi chép bài cho em, muốn giúp đỡ em học tập. Nhà Quỳnh ở khá xa nhà em nên mẹ em lo lắng hỏi:
- Cháu đi như vậy bố mẹ có biết không?
- Dạ, cháu xin phép bố mẹ rồi ạ. Bố mẹ cháu cũng đồng ý cho cháu giúp đỡ bạn. Quỳnh lễ phép thưa.
Sau đó, mẹ dặn hai đứa chúng em ở đây chờ mẹ một lát mẹ về lấy sách vở. Quỳnh hỏi thăm vết mổ của em rồi giảng lại cho em bài học sáng nay ở lớp. Em vẫn còn nhớ như in hình ảnh cô bạn bé nhỏ đi đi lại lại phòng bệnh hôm ấy, vừa đi vừa giảng bài, lưu loát như cô giáo giảng vậy. Suốt thời gian em nghỉ học nằm lại bệnh viện để theo dõi, ngày nào Quỳnh cũng đến với em. Có những hôm trời mưa to tầm tã, không ngại đường xa, Quỳnh vẫn nhờ bố mẹ đưa đến.
Mẹ em đi làm cả ngày, đồng thời phải chăm sóc đứa em gái mới vừa tròn hai tuổi nên rất vất vả. Có những ngày tối muộn mẹ mới vào viện với em. Quỳnh biết được điều đó, sợ em buồn nên ngày nào thấy mẹ tới muộn bạn ấy sẽ ngồi mãi ở đó, nói chuyện với em. Thời gian giúp đỡ em, cô bạn bỏ tham gia hết lớp học tiếng Anh, lớp học đàn piano mà mình yêu thích. Nhìn những dòng chữ ngay ngắn trong trang vở của mình, em thấy cảm động vô cùng. Nhờ có Quỳnh mà em có thể bắt kịp các bạn trong lớp, không gặp khó khăn khi quay lại học.
Mẹ em nói với em rằng:
- Quỳnh là một cô bé ngoan, một người bạn tốt. Con phải ghi nhớ những gì bạn ấy đã giúp đỡ mình.
Em hiểu lời dặn của mẹ, càng hiểu hơn tình cảm của cô bạn tốt bụng. Sau lần ấy, chúng em càng trở nên thân thiết với nhau hơn, luôn cố gắng cùng nhau học tập tiến bộ.
Cho đến tận hôm nay, em và Quỳnh vẫn là những người bạn tốt của nhau . Kỉ niệm ngày đó là một kỉ niệm đẹp khó quên đi về tình bạn của chúng em. Chúng em luôn trân trọng và giữ gìn tình cảm đó.
TK:
BÀI LÀM
Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đà theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.
Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xõa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.
Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.
Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do,cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.
Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết quả ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.
Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên : "Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.
Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.
tham khảo:
Nếu có ai hỏi: "Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?" Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: "Đó là thầy Nha". Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.
Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,... chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: "Thật là ngược đời". Một hôm, khi tới giờ tập viết - tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:
- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.
Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:
- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!
Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:
- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.
Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:
- Thăng em, em có chuyện gì thế?
Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:
- Thưa th...â...ầy, chuyện ngày hôm qua em...
- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?
Em bật khóc:
- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của ... bàn tay trái ạ.
Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:
- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.
Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.
Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.
TK:
Ôi! Ngày nay nhìn các bạn vừa cỡ tuổi tôi hay thậm chí mới chưa đầy mười tuổi nhưng đã phải mang cặp kính cận to dày cộp, nghĩ mà thấy vừa buồn lại vừa thương. "Đôi mắt là một trong những vốn quý nhất của con người, các em phải biết giữ gìn và chăm sóc nó". Đó là câu nói của cô Hạnh chủ nhiệm tôi hồi lớp 5. Nghĩ lại mà thấy kỉ niệm với cô thật là sâu sắc.
Nói là chủ nhiệm lớp năm nhưng thực chất cô chủ nhiệm lớp tôi cả ba năm cuối cấp. Chẳng thế mà cô để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp vô cùng. Bây giờ tôi vẫn có thể hình dung y nguyên những ngày tháng ấy. Hôm nào cô cũng đến trường từ rất sớm rồi đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ và tươi tắn trên môi. Thường cô mặc chiếc áo dài xanh, mái tóc mượt mà ôm trọn khuôn mặt trái xoan xinh xắn và đôn hậu. Đôi mắt cô đẹp và trong sáng nhìn chúng tôi trìu mến và có khi độ lượng với bạn nào mắc lỗi. Tính cô thẳng thắn và nghiêm nghị lắm. Nhưng không hiểu sao tất cả các bạn trong lớp tôi, chẳng bạn nào là thấy cô xa lạ cả. Bây giờ thì tôi đã nhận ra, cô nghiêm nghị mà chúng tôi vẫn vô cùng quý mến chính là vì sự tận tâm của cô giáo hàng ngày.
Chỉ mỗi một việc nhỏ, rất nhỏ thôi mà cả lớp tôi ơn cô nhiều lắm. Hồi ấy chúng tôi tuy đã học lớp ba nhưng đến tư thế ngồi học có nhiều bạn vẫn chưa biết ngồi thế nào cho đúng. Ai cầm bút viết cũng còn rất ngượng nghịu. Đặc biệt rất nhiều bạn cứ khi viết là lại cúi sát xuống gần quyển vở. Chỉ nhìn cảnh ấy cũng đủ thấy lớp tôi có đến hơn chục người có nguy cơ bị cận. Nhưng rồi cô Hạnh vào chủ nhiệm. Từ đó không bao giờ cô cho phép chúng tôi ngồi sai tư thế. Lúc nào lưng vài cũng phải thẳng. Thế là dù có buồn ngủ đến mấy đi chăng nữa, tôi cũng chẳng nhìn thấy bạn nào nằm bò trên bàn như trước đây. Mỗi giờ tập viết, cô lại đi tới từng bàn nắn cho các bạn từng nét chữ, lại còn dạy các bạn cầm bút như thế nào, viết loại bút ra sao? Từ ngày cô dạy, tất cả chúng tôi lúc nào cũng phải giữ khoảng cách với vở khi tập viết.
Thú thực lúc đầu không ít bạn tỏ ý kêu ca. Ngay cả tôi cũng vậy, dù ở trên lớp thì nghe lời nhưng về nhà là tôi lại nằm ra bàn mà viết. Nhưng cô kiên trì lắm và thế là cuối cùng lớp chúng tôi cũng có được thói quen.
Buổi họp phụ huynh cuối năm, được nghe báo cáo, cô vui mừng lắm vì đến lớp năm mà chúng tôi chưa ai bị cận. Cha mẹ chúng tôi cũng vui mừng vì con cái học hành tiến bộ hơn. Thế là ai cũng ơn cô nhiều lắm!
Năm nay dù đã bước sang trường mới nhưng chúng tôi vẫn rất nhớ ơn cô, vẫn không đứa nào quên thói quen mà cô đã dành cả ba năm cho chúng tôi rèn giũa. Bây giờ nhìn các bạn cùng trang lứa, tôi mới hiểu sâu hơn về câu nói của cô "đôi mắt là vốn quý nhất của con người".