Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo nhé
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới. Trong lòng tôi hết sức bồi hồi, lúc thì vui vui, lúc lại hơi buồn khi không có bố mẹ ở bên. Tới lúc vào lớp, khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm ''lận đận'' với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:''chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học''. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến, nỗi sợ hãi trong lòng không còn nữa, tôi an tâm phần nào...
Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an: - Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây! Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ:
- Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị. Người phụ nữ nức nở: - Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với! Chú công an hỏi: - Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? Ăn mặc thế nào? Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép... Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh: - Ôi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi! Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất một lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít: - Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao? Chị Lan nhẹ nhàng đáp: - Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ. Người phụ nữ nói tiếp: - Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy? Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về.
Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến. Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.
Kể về một người mà em yêu quí. (Bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận)
Khi nhìn lại quá khứ, có một kỷ niệm đẹp mà tôi không thể quên được. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời mà tôi đã trải qua cùng với bạn thân của mình. Trong kỷ niệm đó, chúng tôi đã trải qua nhiều trải nghiệm thú vị và tạo dựng mối quan hệ đáng trân trọng.
Một trong những yếu tố quan trọng trong kỷ niệm đó là miêu tả. Chúng tôi thường xuyên đi dạo quanh khu phố nơi chúng tôi sống. Tôi nhớ rõ những chiều hè nóng bức, khi chúng tôi cùng nhau đi qua những con đường nhỏ, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ xưa và ngắm nhìn những bông hoa đầy màu sắc. Mỗi chi tiết nhỏ trong cảnh vật đều được miêu tả kỹ lưỡng, từ màu sắc của bầu trời đến hương thơm của hoa. Những miêu tả này giúp chúng tôi tạo ra một không gian thực tế và sống động trong kỷ niệm của chúng tôi.
Ngoài ra, miêu tả nội tâm cũng đóng vai trò quan trọng trong kỷ niệm đó. Chúng tôi thường xuyên chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và ước mơ của mình với nhau. Tôi nhớ rõ những buổi tối dài, khi chúng tôi ngồi bên nhau và trò chuyện về cuộc sống, tương lai và những điều quan trọng trong trái tim chúng tôi. Những miêu tả nội tâm này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhau và tạo dựng một mối quan hệ thân thiết và chân thành.
Kỷ niệm đó không chỉ là những miêu tả và miêu tả nội tâm, mà còn là những trải nghiệm thú vị mà chúng tôi đã trải qua cùng nhau. Chúng tôi đã cùng nhau khám phá những địa điểm mới, thử những món ăn lạ và tham gia vào những hoạt động thể thao. Mỗi trải nghiệm đều là một cảm xúc đáng nhớ và tạo dựng thêm những kỷ niệm đẹp trong tâm trí chúng tôi.
Kỷ niệm đó đã giúp tôi hiểu rõ hơn về tình bạn và giá trị của một người bạn thân. Nó đã cho tôi những trải nghiệm đáng nhớ và những bài học quý giá về tình yêu thương, sự chia sẻ và sự đồng hành. Tôi biết rằng những kỷ niệm đó sẽ mãi mãi ở trong trái tim tôi và tôi sẽ luôn trân trọng mối quan hệ đặc biệt này.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp gỡ và chia tay với nhiều người. Nhưng những kỷ niệm đẹp với bạn thân sẽ mãi mãi ở trong trái tim chúng ta. Hãy trân trọng những kỷ niệm đó và tạo dựng những mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống của bạn.
Em tham khảo nhé:
Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành được giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".
Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...
Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.
Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."
Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...
Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.
Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.
Em tham khảo dàn ý:
1. Mở bài:
Ai cũng đã từng mắc sai lầm.
Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.
2. Thân bài:
Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.
Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).
Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?…
Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).
3. Kết bài:
Tìm cảm với người bạn sau sự việc ấy.
Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.
kể về một việc tốt của em có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm
Vào một ngày hè nóng nực, tôi đã quyết định tham gia vào một chương trình góp quần áo cũ để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Tôi đã thu thập quần áo không còn sử dụng của mình và của gia đình, sau đó đóng gói chúng vào các túi và mang đến một trung tâm từ thiện trong thành phố. Trong quá trình này, tôi đã cảm nhận được sự biết ơn và lòng tốt từ bên trong.
Tôi cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn khi biết rằng những món đồ mà tôi đóng góp có thể giúp đỡ những người cần thiết.