Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mẹ em tên là ....Bố em tên là.....Gia đình em có 3 người em và bố mẹ của em.bố em làm công nhân.mẹ em là y tá
k cho mk nha
Gia đình em có bốn người, gồm có: Bố em 37 tuổi, là kỹ sư Quản lý đất đai công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mẹ em 35 tuổi là giáo viên và em 7 tuổi là học sinh lớp 2A trường Tiểu học Lĩnh Nam. Em có em trai 4 tuổi. Bố mẹ rất yêu thương hai anh em. Em rất yêu quý bố mẹ và thương em. Em rất vui được là một thành viên trong gia đình. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ.
Gà trống nhé em !
Chúc em hok tốt !
đầu tiên nói lên mình tên j lớp mấy trường nào .xong rồi nói lên tình hình lớp mình rồi kết bài là xong
Thanh Tâm, ngày 8 tháng 7 năm 2019
Đức Anh thân mến!
Mới chỉ xa nhau vài tháng thôi mà sao tớ thấy nhớ cậu quá. Hôm nay, thay mặt cả lớp, mình có lời hỏi thăm tới cậu.
Đức Anh ơi, dạo này cậu thế nào? Sức khỏe ra sao? Học tập tốt chứ? Bố mẹ vẫn làm ở công ty cũ chứ? Bé Bi lên lớp một rồi phải không? Còn mình, mình vẫn khỏe, học tập tốt. Còn về tình hình của lớp chúng mình diễn ra khá tốt. Từ khi vắng cậu, lớp chỉ mất đi nụ cười của cậu nhưng vẫn vui. Lớp mình vẫn ngoan nhưng nghịch ngợm lại ở hạng nhất nhì của trường. Phong trào học tập của lớp tớ ngày càng lớn. Lớp mình được cô giáo chủ nhiệm là cô Mây chia thành 4 tổ. Cô nói với bọn mình là nhóm nào có thành tích học tập cao nhất, cô sẽ có quà. Giờ ra chơi, lớp trưởng nhắc chúng mình chơi những trò chơi lành mạnh. Ngoài thời gian học ở lớp, cô Mây còn cho chúng tớ học thêm ở nhà cô Hồng ở các buổi chiều. Nhờ vậy, trong học kì vừa rồi chúng tớ có thành tích học tập tốt nhất và được cô hiệu trưởng khen, làm gương cho chi đội khác. Tình hình của trường cũng thay đổi khá nhiều. Tuần trước nhà trường vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ rất hay và đặc sắc. Ban giám khảo đã rất khó khăn mới tìm ra các lớp đoạt giải. Kết quả này thật khiến mọi người bất ngờ. Giải nhất thuộc về lớp 5A; giải nhì thuộc lớp mình và giải ba thuộc về lớp 3A. Sau đó hai ngày, nhà trường lại phát động chương trình: "Cây xanh, bảo vệ môi trường" đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học sinh. Ngay trước và sau trường, chúng tớ đã trồng rất nhiều cây xanh. Cậu hãy tưởng tượng đi, chỉ vài năm nữa thôi, trường tớ sẽ có rất nhiều cây che bóng mát.
Thôi, thư đã dài, đêm đã khuya, tớ dừng bút đây. Lần sau nhớ viết thư cho tớ nhé. Chúc cậu học giỏi, mạnh khỏe. Tạm biệt cậu.
Bạn thân của cậu
Nguyễn Xuân Hậu
An Thái, ngày..., tháng..., năm 20...
Bố yêu quý của con!
Con nhớ bố quá! Con đến thăm bố đây. Bố ơi, bố có khỏe không? Sao lâu nay không về với con? Mẹ nói: “Bố bận đi tuần tra biên giới nên không về được, đừng nhắc bố nhiều, làm bố phải hắt hơi đây”. Có đúng thế không hở bố? Nếu đúng như lời mẹ nói thì lâu nay, bố không hề nhắc tới chúng con lần nào. Vì con không thấy mình được hắt hơi lần nào cả. Chỉ có mẹ, lâu lâu mẹ hắt hơi liên tục mấy cái. Thế là bố nhớ mẹ nhiều hơn rồi đó. Con không chịu đâu!
Con và chị Hà vẫn khỏe. Dạo này chị học nhiều, có khi cả ngày nữa, bố ạ! Chị hứa với mẹ sẽ thi tốt nghiệp đạt loại giỏi và đậu vào trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đấy. Còn con, con đang cố gắng hết mình đây. Bố biết con thích môn nào nhất không? Môn Toán đấy. Từ trước đến giờ chưa có lần nào con bị điểm 8 cả. Toàn 9 và 10. Điểm 9 thì ít thôi, còn hầu hết là điểm có hai con số. Tháng nào, cô giáo cũng biểu dương con trước lớp. Con không đi học thêm buổi nào cả. Những bài tập về nhà, con đều tự lực làm cả. Duy chỉ có môn Tiếng Việt, con không được giỏi lắm. Có những bài tập, ngồi nghĩ mãi không ra, con phải nhờ chị Hà hướng dẫn mới làm được. Khó nhất là môn tập làm văn. Mỗi lần, cô cho đề về nhà làm, con phải mất cả buổi mới viết nổi một bài. Viết xong con nhờ chị Hà đọc lại, chị bắt con sửa gần như một nửa bài. Lúc thì chị bảo con viết chưa thành câu đã chấm, lúc thì dùng từ không chính xác ... và ... Chị còn nói: con phải đọc nhiều sách, học tập cách dùng từ, cách diễn đạt... ở trong sách mới giúp cho mình viết tốt được. Chị còn nói: “Hồi trước, chị viết văn cũng yếu lắm. Nhờ chị đọc nhiều sách, tích lũy được nhiều kiến thức và thường xuyên luyện viết nên chị mới viết tốt như bây giờ”. Có lẽ chị nói đúng phải không bố? Con hứa với bố, con sẽ quyết tâm học giỏi cả môn Tiếng Việt nữa để cho bố vui lòng. Bố phải chuẩn bị quà cho chúng con ngay từ bây giờ đấy, bố nhé! Bố quên đi là chúng con buồn lắm đó. Bố nhớ còn phải có quà cho mẹ nữa đấy.
Thôi, con đi học bài đây. Mong bố sớm về phép để bố con mình được gặp nhau.
Con gái của bố
(Kí tên)
Thư
Trần Bảo Minh Thư
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
"Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức nhớ về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường." Có lẽ chúng ta không còn xa lạ gì với hình ảnh này trong tác phẩm "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh. Khi đọc tác phẩm này, không ai trong chúng ta có thể không nhớ đến hình ảnh của chính mình trong ngày đầu tiên đi học. Tôi cũng vậy. Tuy bây giờ mọi thứ đều đã khác với ngày xưa, trước ngày khai giảng, chúng tôi đã được đến trường để gặp bạn mới, thầy cô mới, nhưng cái ngày đến nhận lớp ấy cũng để lại rất nhiều kỉ niệm.
Hôm đó cũng là một ngày bình thường như bao ngày khác. Nhưng không hiểu sao mãi đến sáng hôm đó, tôi mới biết là hôm nay sẽ đến trường. Sáng sớm, mẹ gọi tôi dậy, đưa tôi một bộ quần áo và bảo rằng hôm nay con phải đi học. Thật bất ngờ biết bao! Hôm trước, tôi vẫn còn đang nô đùa với mấy đứa bạn trong khu phố, đi chơi với chúng đến chiều muộn mới về, vậy mà hôm nay tôi đã phải đi học . Tôi không thích chút nào. Nhưng sau khi nghe mẹ tôi kể về sự thú vị ở trường, tôi không còn thấy chán nản nữa. Biết đâu, khi đến trường, tôi sẽ gặp được điều gì thú vị như mẹ tôi kể thì sao. Tôi ăn xong bữa sáng và rồi bố đưa tôi học. Ồ! Ngôi trường này rộng quá! Nó khác xa với trí tưởng tượng của tôi và đương nhiên nó rộng hơn ngôi trường mẫu giáo của tôi rất nhiều. Trong sân trường, có rất đông các bác phụ huynh đưa con đi học. Có cả những anh chị lớp trên, cao hơn tôi hẳn một cái đầu. Bỗng, tiếng trống trường vang lên. Cái trống đó thật to và đẹp, nó còn được sơn giống như cái trống mẹ đã đưa tôi đi xem ở viện bảo tàng. Chắc người đánh cái trống đó phải khỏe lắm ấy nhỉ. Sau tiếng trống, tất cả học sinh xếp hàng thẳng tắp rồi lần lượt đi vào lớp, giống như các chú bộ đội đang diễu hành vậy. Vào trong lớp tôi còn thấy tuyệt vời hơn nữa, lớp của tôi còn trang trí rất đẹp. Tường được sơn trắng tinh, được dán những mẩu giấy trang trí tuyệt đẹp. Trên dó còn có dòng chữ : "Chào mừng các con vào lớp!" đầy màu sắc. Cái bảng đen to tướng treo trước mặt thật sạch sẽ, trong khi cái bảng con con mà mẹ dùng để dạy tôi học chữ, tôi lau mãi mà nó cứ trắng bệch ra. Chỉ một lúc sau, có một cô giáo đi vào lớp, cô cất giọng hiền từ nói :
- Bây giờ cô sẽ điểm danh xem các em đã đến đủ chưa, bạn nào có tên thì nói có nhé !
Thế rồi, cô đọc tên từng người một. Từng tiếng " dạ " to tướng cứ vang lên. Những đứa ngồi gần bắt đầu nói chuyện với nhau. Có thể dễ dàng nghe thấy những câu nói như " bạn tên là gì ? " , " nhà bạn ở đâu ? " nhốn nháo trong lớp học.
Quả đúng như những gì mẹ tôi nói, đi học cũng vui lắm chứ. Tôi được gặp bạn mới, ngắm nhì ngôi trường mới, gặp thầy cô mới. Không biết sau này tôi sẽ học được những gì ở trường. Hôm đó quả là một ngày đáng nhớ.
Có những điều vô tình trôi đi không một chút đắn đó nhưng có những điều neo giữ mãi trong kí ức cho đến tận mai sau. Đối với một học sinh lớp 8 như em, không có quá nhiều thứ để nhớ nhưng kỉ niệm ngày đầu tiên đi học cách đây 8 năm luôn là dòng hoài niệm mãi luôn vẹn nguyên mỗi khi nghĩ về. Đó là ngày em bước vào lớp Một, mùa thu đổ vàng cả con đường tới trường…
Năm nào cũng vậy, mỗi lần lật giở từng trang sách có dòng văn lãng đãng: “Hằng năm cứ vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc…” lòng em lại rạo rực và bâng khuâng đến lạ. Đã 8 mùa tựu trường trôi qua, 8 năm lớn lên từng ngày trên ghế nhà trường nhưng có lẽ kỉ niệm đầu tiên, mùa tựu trường đầu tiên luôn khiến em nhớ mãi không quên.
Năm ấy, đứa bé 6 tuổi sắp bước vào lớp Một, lớp mà mẹ bảo rằng rất quan trọng, vì nó đánh dấu bước ngoặc lớn trong cuộc đời về sau, là điểm xuất phát cho một chặng đường rất dài nữa. Ngày đó, em ngây ngô trước những lời mẹ nói, cho đến bây giờ mới nhận ra hết ý nghĩa lời mẹ.
Cũng như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác, trước ngày khai giảng em ôm khư khư chiếc cặp mới tinh, háo hức trước quần áo mới mẹ mua và ngắm nghía chúng thật lâu. Sáng hôm ấy, sáng mùa thu nắng nhè nhẹ đậu lại trên vạt áo, gió lao xao vườn mái tóc bay. Con đường dẫn tới trường hôm ấy vừa lạ vừa quen, vừa có gì háo hức vừa có gì hồi hộp, bâng khuâng. Mẹ bảo rằng đây là ngày vô cùng quan trọng nên cần ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp.
Mẹ đèo em đến trường trên chiếc xe đạp màu xanh dương đã xỉn màu của ông nội để lại, mọi lần ngồi sau em thấy đau nhưng không hiểu sao hôm ấy lại êm ái đến thế. Ngồi sau lưng mẹ, em thấy mình như chú chim nhỏ bẽn lẽn đang muốn tập bay nhưng sợ độ cao.
Khi tới ngôi trường ấy, không hẳn là lần đầu tiên em đến đó nhưng là lần đầu tiên em bước vào với danh hiệu là một học sinh của trường. Mẹ nắm tay em dắt vào trường, còn em cứ im lặng theo dõi mọi thứ trên sân trường này.
Ngày khai giảng bạn nào cũng ăn mặc thật đẹp, áo trắng quần xanh, khăn quàng đỏ mới tinh và tiếng cười rất giòn. Em chốc chốc nhìn vào các bạn, thấy nhiều bạn cũng khép nép bên cạnh mẹ như mình, có lẽ các bạn cũng mới bước vào lớp Một.
Mẹ dẫn em đến xếp hàng ở lớp 1A và bảo sẽ đợi ở ngoài cổng trường. Lúc ấy em không muốn rời tay mẹ, em sợ lạc lõng giữa sân trường này, không có ai quen biết bên cạnh. Mẹ vô vai: “Cố gắng lên con nhé”. Mắt rưng rưng nhìn bóng dáng của mẹ khuất xa sau cánh cổng kia.
Bỗng tiếng trống trường vang lên, cả sân trường im lặng, chỉ còn tiếng chim hót trên cao và tiếng gió lao xao. Ngước lên nhìn trời xanh, thấy cờ đỏ sao vàng bay phấp phới giữa mùa thu nắng vàng. Cô hiệu trưởng cất lời, cả trường chăm chú nghe cô theo dõi.
Có lẽ kỉ niệm đáng nhớ nhất với em trong ngày đầu tiên đến trường chính là cô chủ nhiệm. Thấy em ngồi co ro ở cuối hàng, cô nhẹ nhàng tiến đến và hỏi tên em. Cô thật hiền, thật dịu dàng và ấm áp. Nụ cười của cô giữa trời thu năm ấy nghiễm nhiên thành một kỉ niệm khó quên trong suốt quãng đời học sinh của em sau này.
Mùa thu năm ấy, em đã vào lớp Một. Những cảm xúc thật khó tả, thật khó cất thành lời từ một đứa bé lớp Một. Mỗi lần nghĩ lại khoảnh khắc ấy, lòng em lại chộn rộn bao nhớ thương và muốn đi tìm lại. Đó sẽ mãi mãi là một ngày đáng nhớ và đáng trân trọng đối với em trong suốt cuộc đời.