K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo ạ: 

Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến:

– Những yếu tố về hình thức:

+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ

+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)

– Những yếu tố về nội dung:

+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần

+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết

Ví dụ trong tác phẩm "Vội vàng" của Xuân Diệu: 

- Hình thức: 

+ 3 đoạn thơ: 

Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.

– Đoạn 2 ( từ câu 14 đến câu 29): thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.

– Đoạn 3 (đoạn còn lại): lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.

+ Số từ trong mỗi đoạn thơ linh hoạt, không cố định

+ Nhịp thơ: 5 chữ, 8 chữ 

+ Cách gieo vần nhịp nhàng với các cặp vần liên tiếp 

- Nội dung: 

+ Yếu tố miêu tả: Bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, căng tràn sức sống

+ Yếu tố tự sự: Tâm hồn yêu đời, yêu người nồng đượm => quan niệm sống mới mẻ. 

+ Ngôn ngữ thơ: gợi hình, gợi cảm khiến lòng thơ cũng dễ đi vào lòng người hơn.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?

+ Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chuẩn bị để chia sẻ những hiểu biết ấy.

- Tìm hiểu thêm về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sông Châu lựa chọn những thông tin liên quan giúp em hiểu thêm truyện ngắn này. 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là dì Mây.  Có số phận bất hạnh phải chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi, dì chính là đại diện cho những người phụ nữ, những người nữ thanh niên xung phong bước ra từ chiến tranh trở về với cuộc sống hằng ngày với đầy tiếc nuối, tổn thương. Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống khi chứng kiến chú San đi lấy vợ, khi đỡ đẻ cho cô Thanh vợ của chú San.

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là hậu quả của chiến tranh tàn ác đã mang tới rất nhiều những thiệt thòi, chia li, mất mát, nó là những vết cứa sâu khiến cho người ta thật khó có thể nguôi ngoai. Người kể chuyện có thái độ cảm thông, chia sẻ với các nhân vật trong truyện. Dựa vào những lời thoại lời bình của người kể nhẹ nhàng, sâu lắng đầy cảm thông, giường như trong câu chuyện không có người sai người đúng mà tất cả chỉ do hoàn cảnh cay nghiệt khó khăn đã đẩy con người tới những bi kịch đau đớn.

+ Một số hậu quả do chiến tranh gây ra:

. Cướp đi tính mạng của rất nhiều những chiến sĩ, những người dân vô tôị

. Khiến cho biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tán, chia lìa, đáng thương, tội nghiệp.

. Thảm họa chất độc màu da cam ảnh hưởng đến cả tương lai.

. Gây nên những nội đau vật chất và nỗi đau tinh thần với rất nhiều con người đáng thương, tội nghiệp

Tác giả Sương Nguyệt Minh 

- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.

- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

* Giải thưởng:

- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".

- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Đêm Thánh Vô Cùng

- Lửa cháy trong rừng hoang

- Người về bến sông Châu,

- Nỗi đau dòng họ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Những bài thơ cùng đề tài mùa xuân

+ “Mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử): bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống cùng tâm hồn khát khao giao cảm với cuộc đời của nhà thơ.

+ “Mùa xuân xanh” (Nguyễn Bính): sức sống mùa xuân đậm chất “chân quê”, niềm vui sống, sự chan hoà giữa con người với tạo vật. 

+ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải): bức tranh mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người, thể hiện những ước nguyện cống hiến khiêm nhường mà cao đẹp của nhà thơ.

+ “Nguyên tiêu” (Hồ Chí Minh): bức tranh thiên nhiên mùa xuân nơi núi rừng tràn ngập sức sống, thi vị, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan và ý thức trách nhiệm với dân tộc của Bác. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Thể loại truyện

Văn bản tiêu biểu

Đặc điểm

Tiểu thuyết

Kiêu binh nổi loạn (tiểu thuyết chương hồi)

- Hồi trống cổ thầnh (tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử)

- Phản ánh đời sống rộng lớn

- Cốt truyện phức tạp, nhiều sự kiện, nhiều xung đột, nhiều tuyến nhân vật

Truyện ngắn

Người ở bến sông Châu

- Hướng tới khắc hoạ một hiện tượng trong đời sống

- Không gian, thời gian hạn chế, kết cấu không nhiều tầng, ít nhân vật

- Nội dung cô đúc, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản.

- Rút ra bài học về cách đọc.

Lời giải chi tiết:

Bài học được rút ra về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên:

- Đọc với một thái độ tôn trọng.

- Đọc văn bản đi kèm với đọc chú thích để hiểu những từ ngữ khó.

- Đây là truyện thần thoại nên sẽ mang nhiều yếu tố và cách lí giải chứa nhiều sự tưởng tượng, hư cấu. Vì vậy, khi đọc không nên đưa ra sự đánh giá hay cái nhìn chủ quan mang tính hiện đại của mình đối với một thể loại văn học thời xưa.

7 tháng 5 2023

Bài học được rút ra về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên:

- Đọc với một thái độ tôn trọng.

- Đọc văn bản đi kèm với đọc chú thích để hiểu những từ ngữ khó.

- Đây là truyện thần thoại nên sẽ mang nhiều yếu tố và cách lí giải chứa nhiều sự tưởng tượng, hư cấu. Vì vậy, khi đọc không nên đưa ra sự đánh giá hay cái nhìn chủ quan mang tính hiện đại của mình đối với một thể loại văn học thời xưa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Trần Đăng Khoa sinh vào tháng 4/1958, quê tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đăng Khoa là nhà thơ, nhà báo và biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, bên cạnh đó ông còn là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Ông đã từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, là Giám đốc hệ phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, hiện nay ông đang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam.

Bên cạnh những bài thơ viết cho thiếu nhi, Trần Đăng Khoa còn có không ít thơ viết về biển đảo và người lính: Thư tình người lính biển, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài ..., Lính đảo hát tình ca trên đảo là một trong số đó. Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

- Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Trên đó có những người chiến sĩ hải quân canh trời giữ đảo, cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ, thiếu thốn về vật chất và phải xa cách gia đình.

3 tháng 3 2023

Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản Những điểu cần lưu ý khi tham gia lễ hội: tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biển báo, màu sắc, kĩ thuật in ấn…

=> Tác dụng:

+ Giúp người đọc tìm kiếm thông tin nhanh chóng và hiệu quả

+ Giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin để hiểu nội dung văn bản.