K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2019

Bốn câu thơ đầu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:

    + Hình ảnh chim én đưa thoi giữa trời xuân trong sáng

    + Cỏ xanh non tới chân trời, điểm xuyết hoa lê trắng

    + Không gian mùa xuân khoáng đạt, rộng rãi

- Màu sắc có sư hài hòa gợi lên vẻ tinh khôi, mới mẻ, tràn đầy sức sống của mùa xuân

- Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh, cái hồn cảnh vật

21 tháng 8 2017

Sáu câu thơ cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về: cảnh vật, tâm trạng con người

Cảnh vật mang sự thanh dịu, nhẹ nhàng của mùa xuân

Khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang

    + Chuyển động nhẹ nhàng, mặt trời từ từ ngả bóng về tây, nước chân người thơ thẩn

    + Nao nao dòng nước uốn quanh

    + Không khí lễ hội không còn nữa, tất cả nhạt và lắng dần

- Cảnh vật, không gian thay đổi qua sự thay đổi tâm trạng nhân vật

    + Con người buồn nao nao, nuối tiếc khi phải ra về

    + Những từ láy diễn tả tâm trạng của con người: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” nhuốm màu lên cảnh vật

→ Cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn dịu nhẹ, man mác

22 tháng 2 2017

- Câu thơ Nguyễn Du tiếp thu ý tưởng câu thơ cổ Trung Quốc khi miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân

    + Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la (Cỏ non xanh)

    + Cỏ thơm tới tận chân trời (Phương thảo – cỏ thơm)

- Sự sáng tạo đậm chất trong câu thứ hai:

    + Nguyễn Du nhấn mạnh vào việc điểm xuyết “một vài bông hoa” tạo ra sự chấm phá độc đáo trong bức tranh thiên nhiên

    + Cấu trúc đảo ngữ, nhấn mạnh hoạt động “điểm”

18 tháng 10 2019

Chọn đáp án: D.

Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu; là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Bởi là một thắng cảnh đẹp của Hà Nội nên Hồ Tây đã đi vào ca dao xưa cũng như được nhiều nhà thơ của các thời đại dùng làm đề tài ngâm vịnh.Gió đưa cành trúc la đàTiếng...
Đọc tiếp

Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?

Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu; là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Bởi là một thắng cảnh đẹp của Hà Nội nên Hồ Tây đã đi vào ca dao xưa cũng như được nhiều nhà thơ của các thời đại dùng làm đề tài ngâm vịnh.

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Cao Bá Quát, một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Nguyễn, đã từng miêu tả hồ Tây: “Tây hồ chân cá thị Tây Thi” nghĩa là hồ Tây đích thực là nàng Tây Thi. Đây là một cách ví von độc đáo nhưng thật đúng với hồ Tây, một thắng cảnh của thủ đô đẹp cả bốn mùa, lộng lẫy trong mùa xuân, rực rỡ trong mùa hè, thanh tú trong mùa thu, đằm thắm trong mùa đông.

A. Đúng

B. Sai

1
20 tháng 1 2017

Chọn đáp án: B

1 tháng 8 2019

Mùa xuân thiên nhiên, đất trời xứ Huế:

   + Hoa tím biếc, dòng sông xanh, chim chiền chiện hót vang trời

   + Không gian rộng lớn, bao la, màu sắc đặc trưng của Huế (tím, xanh), hòa với âm thanh sự sống

- Cảm xúc bồi hồi, rộn ràng của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên xứ Huế

   + Tác giả trân trọng sự sống (tôi đưa tay tôi hứng)

   + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, các yếu tố hữu hình, cảm nhận bởi nhiều giác quan

- Hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự sống tha thiết của nhà thơ

- Khổ thơ thứ hai thể hiện tình yêu với mùa xuân đất nước:

   + Mùa xuân đất nước cụ thể hóa bằng hình ảnh người cầm súng, người ra đồng

   + Suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả khi nhìn thấy "lộc" từ mùa xuân đất nước

   + Từ láy "hối hả" và "xôn xao" thể hiện nhịp phát triển, thời kì mới của đất nước

   + So sánh đất nước với vì sao: sự trường tồn vững bền của đất nước

⇒ Hình ảnh mùa xuân tự nhiên và đất nước đối sánh với nhau qua lăng kính yêu cuộc đời, khao khát sống của tác giả

24 tháng 6 2018

- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

- Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.

 • Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.

 • Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.

- Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.

- Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.

- Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.

⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.