K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Ấn tượng của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”: Tình cảm bà cháu thiêng liêng, từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cao quý đã phát triển thành tình yêu dành cho quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Trong đoạn trích “Bạch tuộc”, nhân vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là giáo sư A-rôn-nác.

Nhân vật này chính là người kể chuyện xưng “tôi” trong đoạn trích. Ông là một vị giáo sư yêu thích khám phá sinh vật biển. Ông đã chứng kiến và kể lại trận chiến với lũ bạch tuộc một cách sinh động, hấp dẫn.

Trước hết, có thể thấy nhân vật giáo sư A-rôn-nác là một người có kiến thức sâu rộng. Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét rồi lại nổi lên cách mặt biển một ngàn năm trăm mét. Khoảng 11 giờ, Nét Len đã nói với giáo sư A-rôn-nác về một sinh vật rất đáng sợ giữa đám tảo. Khi nghe chuyện, ông tỏ ra bình tĩnh và chẳng hề ngạc nhiên hay sợ hãi. Ông đã kể cho người bạn nghe câu chuyện trong quá khứ về loài bạch tuộc: “Năm 1861, về phía Bắc Tê-nê-ríp, cũng ở khoảng vĩ độ này, thủy thủ tàu A-lếch-tơn (Alecton) phát hiện ra một con bạch tuộc khổng lồ đang bơi cùng tuyến đường. Thuyền trưởng Bu-ghê (Bouguer) cho tàu chạy sát thân con vật và dùng các loại súng bắn nhưng vô hiệu vì lao nhọn và đạn đều xuyên qua thân bạch tuộc như qua một khối thịt đông…”.
Những câu văn miêu tả chi tiết về con vật cho thấy A-rôn-nác rất am hiểu về loài vật này: “Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. Nó bơi lùi rất nhanh về phía tàu. Mắt nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy…”. Đối với ông, việc gặp gỡ bạch tuộc là một điều may mắn, không muốn bỏ lỡ cơ hội được nghiên cứu nó cặn kẽ và cố nén nỗi sợ hãi để cầm bút chì vẽ nó. Điều này cũng cho thấy, A-rôn-nác là một nhà khoa học chân chính, ông rất say mê khám phá.

Nhưng không chỉ vậy, ông cũng là một người hết lòng vì đồng đội. Khi thuyền trưởng Nê-mô ra lệnh cho các thủy thủ sẵn sàng chiến đấu. Giáo sư A-rôn-nác cũng cùng với những người bạn đồng hành là Công-xây và Nét Len tham gia giúp đỡ. Ông đã trao đổi, góp ý với thuyền trưởng Nê-mô về trận chiến với bạch tuộc. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, giáo sư A-rôn-nác cũng xông vào để cứu người bạn của mình.

Như vậy, qua lời kể của giáo sư A-rô-nác, trận chiến với bạch tuộc hiện lên đầy thú vị, hấp dẫn. Cùng với đó, nhân vật này còn khơi gợi lòng say mê khám phá, tìm hiểu khoa học ở mỗi người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

a.1 Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:

- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc

- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc

- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc

- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt

a.2. Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

- Xác định đề tài và cảm xúc.

- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.

- Tập gieo vần.

a.3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

a.4. Phân tích đặc điểm nhân vật:

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? 

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

 

a.5. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng

sâu đậm trong em.

- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

a.6. Viết văn bản tường trình:

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.

      Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

Viết một bài thơ bốn chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè hoặc một bài thơ năm chữ (về một loài vật, cây cối mà em yêu thích).- Chuẩn bị: +Em muốn viết về ai hay một kỉ niệm hoặc về loài vật, loài cây nào? + Tình cảm, cảm xúc của em với đối tượng ấy như thế nào? - Viết bài thơ:+ Kể hoặc miêu tả hình ảnh của đối tượng, qua đó, thể hiện...
Đọc tiếp

Viết một bài thơ bốn chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè hoặc một bài thơ năm chữ (về một loài vật, cây cối mà em yêu thích).

- Chuẩn bị:

 +Em muốn viết về ai hay một kỉ niệm hoặc về loài vật, loài cây nào? 

+ Tình cảm, cảm xúc của em với đối tượng ấy như thế nào?

 - Viết bài thơ:

+ Kể hoặc miêu tả hình ảnh của đối tượng, qua đó, thể hiện cảm xúc, tình cảm của em dành cho đối tượng.

+ Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện đặc điểm của đối tượng. Hãy vận dụng các biện pháp tu từ như tương phản, so sánh, điệp cấu trúc,

+ Sắp xếp các từ ngữ trong dòng và trong khổ thơ theo quy định về số tiếng, vấn, nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ.-Kiểm tra và chỉnh sửa: + Đọc lại bài thơ đã viết + Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ chưa?+ Bài thơ có tập trung thể hiện đối tượng mà em chọn viết và tình cảm của em với đối tượng đó không?+ Có cần thay thể từ ngữ nào để bài thơ hay hơn không?
0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Trường em cạnh dòng sông

Có đồng xanh bát ngát

Và cây đa xanh mát

Cho chúng em nô đùa

 

Trường em lợp ngói đỏ

Và tường quét vôi vàng

Xung quanh bờ dậu cao

Trường tiểu học làng quê

 

Mỗi ngày em đi học

Trên con đê đầu làng

Em nhìn thấy xa xa..

Dáng ngôi trường thân yêu

Như dáng của mẹ hiền

 

Thời gian đã bao năm

Nơi quê người xuôi ngược

Lòng em mãi ko quên

Tiếng trống trường tan học.

 

(Sưu tầm)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Cảm xúc của em về một đoạn thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.

Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng:

Ta làm con chim hót

  Ta làm một canh hoa

Ta nhập vào hoà ca

        Một nốt trầm xao xuyến.

     Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm, tô điểm thêm cho mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương, con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác.