K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2019

Lần đầu mình thấy cái đề độc và lạ thế này đấy!!!

29 tháng 10 2019

Ko ngĩa ra được gì luôn!!!

10 tháng 11 2021

Tham khảo

Đề 1: 

Ngày hôm nay, vì trời mưa to, lại không có áo mưa, nên em đành phải ngồi lại trong lớp học chờ mưa tạnh rồi mới về nhà. Trong lúc cùng lũ bạn ngồi ngắm mưa rơi, em lại chợt nhớ về kỉ niệm dưới mưa của mình vào hơn ba năm về trước.

Hồi đó, em vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, em cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng em được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng em đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là em cũng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng em hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng em rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, em quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là em không thể nhảy qua được. Em ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ em đến đón. Thấy em bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa em đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, em bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Khiến em từ bỏ hẳn thói nghịch ngợm của mình.

Sau sự kiện lần đó, em trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì em lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình.

 

Đề 2: 

Trong cuộc đời mỗi người, ai chẳng có những phút giây lỗi lầm. Nhưng điều quan trọng là, sau mỗi lần mắc lỗi, chúng ta biết hối hận và sửa chữa sai lầm ấy. Tôi cũng đã có một lần mắc lỗi với người bạn thân của mình, vì lỗi lầm đó, suýt nữa chính tôi đã tự tay giết chết một tình bạn đẹp.

Tôi và Hoa chơi với nhau từ nhỏ, nhà lại ở cạnh nhau nên chúng tôi lại càng thân hơn, đi đến đâu cũng dính lấy nhau như hai chị em vậy. Chơi thân là thế, nhưng mọi người thường bảo tôi với Hoa như hai thỏi nam châm trái dấu. Hoa hiền lành, ít nói, trầm tính và chắc chắn, còn tôi thì lại khá tinh nghịch, trong người lúc nào cũng có dư thừa năng lượng, gặp ai đều có thể nói chuyện thoải mái. Những lúc như vậy, tôi lại cười, coi như bù trừ cho nhau vậy. Hàng ngày, ngoài việc đi học cùng nhau, Hoa còn giúp tôi rất nhiều trong học tập, nhờ có Hoa mà tôi đã tiến bộ lên rất nhiều. Hôm đó, cô giáo vào lớp và gọi một số bạn lên kiểm tra bài cũ, trong đó có tôi. Vì đã học bài ở nhà nên tôi trả lời rất dõng dạc, tự tin, cô cho tôi một điểm 10 đỏ chói vào trong sổ. Bạn bè trong lớp nhìn tôi đầy ngưỡng mộ khi có thể nhớ chi tiết từng ngày tháng, địa danh trong bài lịch sử dài dằng dặc. Tối hôm đó, vì tivi có chương trình rất hay mà tôi yêu thích, cũng vì chủ quan rằng mình đã có điểm nên tôi không học lại bài. Ai ngờ hôm sau, cô bất ngờ cho kiểm tra 15 phút, tôi ngồi vò đầu bứt tai, cắn bút mãi mà cũng không thể nhớ nổi một chữ. Trong khi đó, ở bên cạnh tôi, Hoa đã làm xong từ bao giờ. Chỉ còn có 5 phút, tôi cuống quá liền giật lấy bài của Hoa và vội vàng chép. Tiết học sau, cô trả bài kiểm tra hôm ấy và nói rằng:

- Cô rất buồn rằng trong lớp ta có hiện tượng chép bài của nhau, đó là của Lan và Hoa, cô cho cả hai bạn 3 điểm, nếu các em có gì thắc mắc thì sau giờ học lên gặp cô.

Tôi sững sờ, còn Hoa mắt nhòe đi khi nhận bài kiểm tra của mình. Tôi vô tâm nghĩ rằng chỉ là một bài kiểm thôi mà, sau giờ học mình sẽ xin lỗi nó sau. Lúc tan học, Hoa chẳng đợi tôi về cùng mà đi trước. Mấy đứa bạn cùng lớp thì thầm rằng:

- Sao hôm nay Hoa lại không học bài nhỉ, mọi khi cậu ấy chăm lắm mà.

Bây giờ, tôi mới ân hận và hiểu ra lỗi lầm của mình. Vì vô tâm mà tôi đã làm tổn thương Hoa. Chẳng biết làm gì khác, tôi vội vàng chạy đuổi theo Hoa để xin lỗi. Bắt kịp Hoa, tôi nói bằng giọng hổn hển chẳng ra hơi:

- Hoa ơi. Mình xin lỗi nhé. Tại mình mà cậu bị điểm kém.

Hoa mỉm cười dịu dàng:

- Thôi, không sao đâu, mình cũng không giận cậu nữa.

Lúc ấy, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nếu không sửa lỗi kịp thời, có lẽ tôi đã đánh mất một người bạn tốt như Hoa.

Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm ấy, tôi thấy thẹn với lòng và tự dặn mình phải biết chú ý tới cảm xúc của người khác hơn, nếu không, tôi sẽ đánh mất những người luôn yêu thương và giúp đỡ tôi trong cuộc sống.

10 tháng 11 2021

Tham khảo

Đề 1: Ngày hôm nay, vì trời mưa to, lại không có áo mưa, nên em đành phải ngồi lại trong lớp học chờ mưa tạnh rồi mới về nhà. Trong lúc cùng lũ bạn ngồi ngắm mưa rơi, em lại chợt nhớ về kỉ niệm dưới mưa của mình vào hơn ba năm về trước.

Hồi đó, em vừa lên lớp 2, đã quen lớp, quen bạn bè rồi nên rất dạn dĩ. Giờ ra chơi nào, em cũng cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng em được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Vì vậy, chúng em đành ngồi lại ở hành lang lớp để chờ người đến đón. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là em cũng các bạn rủ nhau mặc áo mưa rồi ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng em hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Một lát sau, chúng em rủ nhau thi nhảy qua các vũng nước đọng, xem ai nhảy qua vũng nước to hơn thì sẽ thắng. Trong lúc chơi, vì tính hiếu thắng, em quyết định thử sức với một vũng nước lớn. Và tất nhiên là em không thể nhảy qua được. Em ngã xuống giữa vũng nước, làm nước bắn tung tóe khắp nơi, còn bản thân thì ướt hết cả. Cùng lúc đó, mẹ em đến đón. Thấy em bị ướt hết như vậy, mẹ đã rất tức giận. Về đến nhà, mẹ liền đưa em đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, em bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Khiến em từ bỏ hẳn thói nghịch ngợm của mình.

Sau sự kiện lần đó, em trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn. Không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì em lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình.

 

Đề 2: Bị điểm kém đối với nhiều người có lẽ chẳng phải là điều gì quá ghê gớm, thế nhưng đối với với một học sinh được xếp nhất lớp, thì đó là một sự xấu hổ vô cùng với bạn bè, với thầy cô và cả sự sợ hãi nếu như bố mẹ biết. Thế nên một đứa như tôi đã làm một việc rất hài hước và ngờ nghệch.

Lúc đó là thời lớp 5, khi mọi đứa trẻ đã bắt đầu lớn đã có suy nghĩ riêng và cũng nhận thức được tầm quan trọng của sĩ diện, lớp chúng tôi có sự phân bì rất lớn giữa những cá nhân có lực học tốt nhất lớp. Và bản thân tôi luôn là đứa đứng đầu, lại là lớp trưởng thế nên mẹ tôi tự hào về tôi lắm, cô chủ nhiệm cũng rất thích nói về tôi khi họp phụ huynh. Rồi có một ngày trong buổi kiểm tra thường xuyên, chẳng biết đầu óc tôi lú lẫn thế nào lại làm sai hai trên tổng số ba bài, kết quả là tôi được ba điểm, khi phát bài tôi sốc vô cùng. Tôi cảm thấy mặt mình nóng lên, tôi vội cất bài kiểm tra của mình đi. Cả buổi học hôm ấy tôi không thể vui vẻ nổi, tôi lại nghĩ đến mẹ và tôi tìm cách giấu bài kiểm tra, bởi sợ mẹ sẽ thất vọng và sẽ buồn vì tôi lắm.

Tôi đã giấu nó ở ngăn trong cùng của cặp sách, rồi khóa lại chỉ đơn giản vì tôi nghĩ mẹ sẽ không bao giờ lục cặp sách của tôi đâu. Ai ngờ tôi đã lầm, mẹ đã tìm ra bài kiểm tra của tôi, nhưng mẹ không mắng tôi mà mẹ chỉ lắc đầu cười nói với tôi: “Mẹ chưa thấy đứa nào dốt như mày, ai đời lại đi giấu bài kiểm tra trong cặp sách, tưởng mẹ không xem chắc, ít nhất ngày xưa mẹ còn biết thủ tiêu nó đi cơ. Sao mẹ sinh ra mày mà mày lại chẳng thông minh được như mẹ gì cả”. Tôi đứng hình với câu nói hóm hỉnh của mẹ, bỗng tôi thấy mình ngốc thật, đúng là trẻ con thì khó mà nghĩ xa xôi được. Sau đó mẹ nhẹ nhàng nói với tôi: “Mẹ nói nhé, con người cũng có lúc sai lầm, có lúc thất bại, nhìn xem bố mẹ trồng cà phê đâu phải chưa từng có cây bị chết, nhưng chính từ những cây chết đó bố mẹ mới rút được kinh nghiệm để trồng thành công cả vườn cà xanh tốt như bây giờ. Học tập cũng vậy, điểm kém là để con phấn đấu và không lơ là trong học tập, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho con, chứ không việc gì phải xấu hổ, người có bản lĩnh chính là người đứng lên từ thất bại để thành công con ạ”.

Những lời mẹ nói từ lâu ấy, tôi vẫn nhớ mãi đến hôm nay, tôi không biết nó là bài học thứ bao nhiêu mẹ dạy, mẹ ít chữ nhưng những gì mẹ dạy đều quý giá vô cùng. Nghĩ vậy tôi lại càng yêu mẹ hơn. Tuổi thơ của tôi lại có thêm một ký ức về lần phạm lỗi ngô nghê nhưng đắt giá.
4 tháng 11 2019

Đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó, ...

29 tháng 10 2019

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta có vô cùng nhiều những việc làm tốt. Những trái tim nhân hậu không phân biệt tuổi tác. Sau đây là một câu chuyện về một em bé mà tôi đã từng được chứng kiến tận mắt, em bé ấy quả là một em bé ngoan và thương người.
Vào một ngày đông lạnh giá, gió rít từng cơn, từng cơn lạnh thấu xương. Mưa phùn rơi buốt da, buốt thịt. Sự lạnh giá như làm mọi vật trở nên lười biếng. Đường chỉ lác đác vài chiếc xe, vài chiếc lá khô xào xạc. Tôi đang trên đường đi bộ về nhà, miệng thở ra những hơi khói. Và bỗng nhiên, ập vào mắt tôi là hình ảnh một ông lão ăn xin ngồi dưới gốc cây trơ trụi.
Tôi vô cảm nhìn ông lão, đã từ bao giờ, tôi đánh mất đi một thứ gọi là "tình người". Tôi chả thấy ông lão có một chút thiện cảm. Quần áo thì rách rưới, chỗ vá chỗ khâu. Khuôn mặt nhem nhuốc, tóc tai thì bù xù, chân tay đen ngòm, bẩn thỉu. Sự nghèo khổ đã gặm nhấm đi con người...
Rồi bỗng nhiên, từ một góc nào đó, có một em bé chừng bốn năm tuổi, ăn mặc rất đẹp tiến tới chỗ lão ăn xin. Tôi cố tình đứng lại, nép sau một thân cây gần đó xem con bé trêu lão ta thế nào. Con bé nhìn ông lão một lúc rồi ngồi xổm xuống, ngẩng khuôn mặt ngây thơ lên và hỏi ông lão ăn xin:
-Ông ơi, nhà của ông đâu, sao ông lại ở đây vậy ạ?
Đáp lại là giọng bé bé, khản đặc của ông lão:
-Ông... ông...không có nhà cháu à!
Gió vẫn rít, mưa phùn vẫn rơi lâm thâm. Cô bé đáp lại ông lão:
-Vậy gia đình của ông đâu vậy ông, cháu tưởng ai cũng có gia đình.
Sự ngây thơ của con bé như làm lão bối rối:
- ông ... ông ... gia đình của ông....
Chưa kịp trả lời hết, cô bé đã hỏi tiếp:
-Mà sao trời lạnh như vậy, ông ở ngoài đường mà lại ăn mặc phong phanh như thế ạ?
-Ông .... làm gì ... có .. có tiền mua quần áo ...! -Ông lão trả lời, giọng rưng rưng.
Trên khuôn mặt con bé thể hiện rõ nỗi ngạc nhiên, như thể là nó còn cả đóng thắc mắc muốn hỏi ông lão. Nó nháy lia lịa đôi mắt bồ câu to, tròn, đen láy của mình. Nhưng rồi, con bé lấy tay, tháo chiếc khăn trên cổ, cầm bằng hai tay, đưa cho ông lão:
-Ông đeo tạm chiếc khăn của cháu này, cho ông đỡ lạnh, ở nhà cháu còn nhiều khăn lắm!
Tôi như khựng lại, cô bé này không trêu lão sao? Trên khuôn mặt ông lão ăn xin hiện lên một vẻ trìu mến, xúc động, xen lẫn sự ngạc nhiên. Ông lão đưa tay run run, cầm lấy chiếc khăn. Ông nắm lấy đôi bàn tay bé bỏng của cô bé, rưng rưng:
- Ong... ông cảm ơn cháu, chảu quả là một cô bé tốt.
Mọi vật như trở nên ấm áp. Sau đó, cô bé tạm biệt ông lão ăn xin rồi đi về. Tôi cũng đi về, một cảm giác khó tả. Sự vô cảm đã biến con người ta thành cái gì vậy? Một cô bé nhưng còn biết thương người. Tôi cảm thấy có lỗi và cảm thấy thật xấu hổ...
Đâu đó, trong xã hội, vẫn còn tồn tại một thứ vô hình như vô cùng giá trị, thứ đó gọi là "tình nguời". "Giữa một đêm đông lạnh giá, một hành động nhỏ bé nhưng cũng đủ để sưởi ấm một trái tim."

29 tháng 10 2019

                                                          Bn tham khảo nhoa :v

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

- Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. - Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

DÀN Ý KỂ VỀ NGƯỜI BẠN MỚI QUEN CỦA EM
1. Mở bài
Giới thiệu về người bạn của mình và nêu tình cảm.

2. Thân bài
- Kể hoàn cảnh quen người bạn mới
- Tả ngoại hình bạn mới
- Kỉ niệm đầu tiên của hai bạn
- Tình cảm của mình với bạn

3. Kết bài
Tình cảm của mình.

4 tháng 11 2019

Dàn ý

A. Mở bài.

- Cuộc gặp gỡ diễn ra khi nào? ở đâu? với ai?

B. Thân bài.

- Kể các chi tiết trong buổi gặp gỡ ấy.

+ Mở đầu cuộc gặp gỡ như thế nào?

+ Diễn biến cuộc gặp gỡ ra sao? (các sự việc, không khí, quang cảnh,…).

+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong không khí như thế nào?

- Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ là gì?

C. Kết bài.

- Cuộc gặp gỡ để lại trong em những ấn tượng gì? Giúp em mở rộng hiểu biết và quan hệ ra sao?

4 tháng 11 2019

Cảm ơn.

8 tháng 11 2018

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai.

Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô.

Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên lớp 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học. Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5.

Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

Hình internet

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với “thầy cô và mái trường” nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng “tôi” của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn – ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.
        
               Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến “con dốc” vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,… Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn, tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa……. Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.
             
                             “Một đời người - một dòng sông...
                            Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
                                "Muốn qua sông phải lụy đò"
                      Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ... “
                                                                    (Người lái đò)
            
                     Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô- những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, …” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.” Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, …  Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người.  Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ.  Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,… để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.
                Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn, không gì có thể thay thế được.

21 tháng 10 2018

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

21 tháng 10 2018

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.

– Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.

Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người

8 tháng 11 2016

Có một lần, tôi đã làm một việc khiến ba mẹ rất vui lòng. Cảm giác làm được việc tốt nên trong lòng thấy vui lắm, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.

Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trải khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghỉ ngơi thư giãn sau một tuần học tập và làm việc vất vả của mọi người. "Một ngày rảnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian", chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát "Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón...là...la...lá...lá...la.." thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi "Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?" "À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à" ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào "Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con". Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rảnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.

Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào "Linh ơi! Đi thôi!", một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi "Đi đâu?" "Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?" Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp "Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy" Tôi chợt nhớ ra và nói "Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha". Tôi mời các bạn vào nhà và nói "Chờ tao một chút, đi thay quần áo". Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng "Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi". Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vả. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây...? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gửi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.

Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn, rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.

Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen "Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều". Tôi bẽn lẽn "Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ". Mẹ nói "Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này" vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi "Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm". Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày "làm việc".

Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân "Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình". Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vả. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỉ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.

8 tháng 11 2016

Đề 1 ha !!!