Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Từ trước đến nay, những chiếc khẩu trang vải, khẩu trang y tế, hay những loại khẩu trang chuyên dụng không còn quá xa lạ đối với mỗi người. Nhưng khi một năm đầy biến động với dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới thì những chiếc khẩu trang nhỏ nhắn lại là vật quan trọng đối với mỗi con người. Vậy nhưng ít ai biết được về cấu tạo và những vấn đề xung quanh nó.
Tham khảo tại: https://vndoc.com/thuyet-minh-ve-chiec-khau-trang-y-te-228317
‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.
Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên
Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của biển và đại dương. Hầu hết các quốc gia có có biển (trong đó có Việt Nam) đều rất coi trọng phát triển kinh tế biển; đẩy mạnh khai thác không gian, mặt biển, tài nguyên, tiềm năng, lợi thế của biển để phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và đặc quyền kinh tế biển.
Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Bình quân khoảng 1 km2 đất liền có xấp xỉ 4 km2 vùng lãnh hải; cứ 100 km2 đất liền có 1 km chiều dài bờ biển. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có diện tích 208.560 km2, chiếm 51% tổng diện tích cả nước với dân số hơn 40 triệu người, chiếm gần 50% dân số cả nước.
Biển Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo, phân bố tập trung ở ven bờ Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ. Một số đảo ven bờ miền Trung và Tây Nam Bộ và 2 quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Diện tích đất dải ven biển chỉ tính các huyện tiếp giáp với biển có gần 6 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp hơn 2 triệu ha, đất lâm nghiệp khoảng 1,8 triệu ha. Ở khu vực ven biển, rừng ngập mặn còn khoảng 250.000 ha phân bố ở vùng ven biển phía Nam và phía Bắc, riêng miền Trung rừng ngập mặn còn lại rất ít. Diện tích đầm phá phấn bố tập trung ở ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, chiếm gần 40.000 ha. Đây là các thủy vực nông có bản chất môi trường nước lợ, mặn và là môi trường phát triển thủy sản rất tốt. Ngoài ra còn có khoảng 290.000 ha bãi triều và hàng vạn ha vùng cát phân bố dọc ven biển miền Trung.
Tài nguyên nước mặt ven biển Việt Nam phân bố trên phạm vi rộng dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, với nhiều loại hình đa dạng phụ thuộc vào địa hình, địa mạo. Đặc điểm này đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý tài nguyên nước. Trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng ven biển và trên các đảo lên đến hơn 14 triệu m3/ngày, thuộc diện tương đối dồi dào. Tuy vậy, do phân bố xen kẽ các phần diện tích nước mặn nên khó khai thác, song chất lượng nước ngầm ven biển đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
Đặc biệt, các bể dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được đánh giá là có triển vọng khai thác, với trữ lượng phát hiện khoảng 4 tỷ m3 dầu quy đổi (tính đến hết năm 2010). Khoáng sản ven bờ biển, trên các đảo cũng được đánh giá có triển vọng tốt, đã ghi nhận trên 300 mỏ và điểm quặng, điểm khoáng có hóa sắt; xác định trên 59 mỏ, điểm quặng titan.
Theo kết quả điều tra, đánh giá mới nhất: Ven biển Việt Nam có tổng trữ lượng hơn 600 triệu tấn quặng titan-ilmenit (bao gồm cả zircon, monazite…). Trữ lượng cát thủy tinh của 13 mỏ đã được thăm dò và đánh giá lên đến hơn 144 triệu m3. Vùng ven biển cũng là nơi tập trung nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi, xi măng, sét, đá ốp lát… Biểu hiện kết hạch sắt-magan, sa khoáng silmenit-zicon-monazite có casiterit và vàng đi kèm, phi kim loại, khí hydrate dưới đáy biển, vùng biển sâu cũng có tiềm năng lớn và khả năng khai thác.
Hiện trong vùng biển của nước ta cũng đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong tổng số các loài được phát hiện, có khoảng 6.000 loài động vật đáy, hơn 2.000 loài cá, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.
Các rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, rừng ngập mặn, thực vật phù du, động vật phù du, sinh vật đáy, cá biển, chim biển, thú biển và bò sát với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đã và đang được khai thác, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và trên các đảo. Đó là chưa kể đến tài nguyên vị thế của cảng biển, du lịch, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều… cũng đã được phát hiện, khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế biển và quốc kế, dân sinh.
Riêng chất lượng nước ven biển, vùng cửa sông, ngoài khơi của Việt Nam nhìn chung còn tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ven biển. Các hệ sinh thái đặc thù như hệ sinh thái đảo, cồn cát, đất ngập nước, cửa sông, đầm nuôi thủy sản, rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng - vịnh, vùng triều… tạo nên sự đa dạng, phong phú của biển Việt Nam. Đây là những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn được ghi nhận, góp phần đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.
Biển Việt Nam còn có tiềm năng băng cháy-loại hình tài nguyên mới của thế giới; vùng ven biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm… ... Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.
THAM KHẢO
Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.
Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.
Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...
Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.
Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạch bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.
Tham khảo
Thế Lữ ( 1907 - 1989 ) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ), là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới chặng đầu. Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và được xem là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mới, " dựng thành nền Thơ mới ở xứ này" ( Hoài Thanh ).
Ngoài sáng tác thơ, Thế Lữ còn viết truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng lãng mạn,... Sau đó, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. Ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Các tác phẩm chính: Mấy vần thơ ( thơ, 1935 ), Vàng và máu ( truyện, 1934 ), Bên đường Thiên lôi ( truyện, 1936 ), Lê Phong phóng viên (truyện, 1937 ),...
Thơ ông mang tâm sự thời thế đất nước nhưng không bế tắc, u buồn mà là tiếng thơ thiết tha bi tráng. "Nhớ rừng" được in trong tập "Mấy vần thơ" có thể xem là bài thơ hay nhất trong đời thơ Thế Lữ và cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới. Cái mới của bài thơ vừa ở hình thức nghệ thuật vừa ở nội dung cảm xúc.
Về Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, mỗi câu tám chữ, gieo vần liền, vần bằng, vần trắc hoán vị liên tiếp dều đặn tạo nên giọng thơ vừa tha thiêt vừa hào hùng.. Cách ngắt nhịp trong bài thơ rất linh hoạt. Khi ngắn ( đoạn 3 ), khi dài ( đoạn 2 ), khi dồn dập gấp gáp, khi dàn trải đều đặn, khi tha thiết, say xưa, lúc xót xa nuối tiếc... tất cả đều góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình - vị chúa sơn lâm, cũng chính là nỗi niềm của cả một thế hệ. Giọng điệu thơ đa dạng, biến hóa mà lại nhất quán, liền mạch. Ngôn ngữ thơ có nhiều sáng tạo, sinh động, gợi cảm. Nhiều câu thơ vắt dòng, nhiều biện pháp tu từ, nhân hóa, ẩn dụ, tương phản, điệp ngữ. Những dòng thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, câu chữ táo bạo, khiến " ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường như nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nói.
Về nội dung: Đây là một khúc trường ca bi tráng của con hổ nhớ rừng xanh. Thế Lữ không chỉ tạo hình một mãnh hổ oai linh mà còn diễn tả thành công tâm trạng phong phú trong nỗi nhớ rừng da diết khôn nguôi của nó.
Sử dụng thủ pháp tương phản nhuần nhuyễn, xuyên suốt bài thơ, Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Con hổ hình tượng trung tâm trong bài - vị chúa tể rừng xanh với vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy kiêu hãnh trong quá khứ. Giờ đây đang từng ngày gặm nhấm nỗi buồn chán và tẻ nhạt trong cũi sắt, bị giam cầm, bị mất tự do, bị hạ bệ và chế giễu.
Song ý thức được vị thế oai linh rừng thẳm nên dẫu sa cơ, con hổ vẫn giữ trọn cho mình niềm kiêu hãnh. Cái thế giới quanh nó đều trở thành tầm thường, thảm hại. Trong mắt nó con người cũng chỉ là một lũ " ngạo mạn ngẩn ngơ", bọn gấu thì " dở hơi", cặp báo thì " vô tư lự". Nó không chịu hạ mình với thế giới hiện tại, còn trong quá khứ, núi rừng đại ngàn là thế giới của riêng nó. Trong thế giới ấy, nó tự tin đối diện và làm chủ cả vũ trụ với những đêm trăng vàng, những bình minh, những ngày mưa và cả những chiều lênh láng máu.
Bề ngoài con hổ như buông xuôi, chấp nhận cảnh sa cơ, tuyệt vọng trước hoàn cảnh: " Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua". Nhưng thực chất ẩn sâu trong lòng nó là một khối căm hờn, là niềm " uất hận ngàn thâu". Nó mất tự do nhưng không khuất phục, không để mất đi niềm kiêu hãnh của vị chúa tể muôn loài. Đặc biệt sống trong tù hãm, nhục nhằn, thể xác bị giam cầm nhưng trong trái tim, trong tâm hồn mãnh hổ vẫn ngân lên giai điệu ngọt ngào của tình thương nỗi nhớ về những ngày xưa. Tâm hồn nó vẫn tha thiết với tiếng gọi rừng xanh, tiếng gọi tự do. Chính điều đó thể hiện sự chối bỏ hiện thực tù túng, ngột ngạt, giả dối trong hiện tại một cách gay gắt.
Từ việc mượn lời con hổ nhớ rừng xanh, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất của thế hệ mình, thời đại mình. Đó là niềm uất hận đối với hiện thực xã hội tù túng, ngột ngạt. Một hiện thực khiến họ chán ghét, muốn chối bỏ nó. Họ khao khát mãnh liệt được vươn tới cái phóng khoáng, tự do. Bài thơ đã nói lên tiếng nói của cái tôi đòi giải phóng, cái tôi dám phủ nhận thực tại, muốn khẳng định mình. Đồng thời, Nhớ rừng còn gửi tâm sự yêu nước thầm kín của người dân Việt Nam mất nước thuở ấy.
So với những thi phẩm của các nhà thơ mới nổi tiếng cùng thời, Nhớ rừng của Thế Lữ có điểm chung là đều bế tắc trước cuộc sống thực tại, chán ghét sự tù túng, chật hẹp của nó, muốn thoát li khỏi nó để tìm đến với một thế giới tinh thần khác. Song điềm khác chính là xu hướng thoát li, Xuân Diệu, Tế Hanh, Hồ DZếnh thì tìm đến với tình yêu như Xuân Diệu đã từng giục giã: " Nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ / Em! Em ơi! Tình non sắp già rồi". Lưu Trọng Lư tìm đến nỗi sầu rụng: " Em không nghe mùa thu / Dưới trăng mờ thổn thức". Chế Lan Viên tìm đến với tinh cầu giá lạnh: " Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh / Một vì sao trơ trọi cuối trời xa". Nguyễn Bính lại tìm đến với sự chân quê nơi thôn dã....Còn Nhớ rừng của Thế Lữ là bài thơ hoành tráng về con người thời đại đầy chất lãng mạn trữ tình. Đặc biệt trong đó còn kín đáo gửi nỗi niềm yêu nước, hoài niệm về quá khứ hào hùng oanh liệt của cha ông. Đây cũng chính là điểm tiêu biểu của bài thơ.
Có thể nói Nhớ rừng vừa là khát vọng về thiên nhiên, tự do phóng khoáng, khát vọng làm chủ giang sơn, vừa là tiếng thở dài mang ý nghĩa vĩnh biệt một thời oanh liệt. Nhưng Nhớ rừng cũng là một tuyên ngôn quyết liệt không hòa nhập với thế giới giả tạo cho dù thời oanh liệt trong quá khứ đã lùi xa.
Mở bài: Ngôi trường nơi em đang theo học là ngôi trường nhỏ của một huyện miền núi. Trường được thành lập từ năm 1964 cho tới nay vẫn luôn là niềm tự hào của biết bao thế hệ học trò.
Kết bài: Ngôi trường luôn là ngôi nhà yêu quý thứ hai của em, nơi đó gắn với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Là nơi cho em học hỏi được nhiều điều mới lạ và lý thú, mở ra trước mắt em những chân trời mới. Em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ sự cố gắng của mình làm đẹp thêm cho ngôi trường này.
TK
Những ngày gần đây, một trong những vật bất ly thân của con người, đó chính là chiếc khẩu trang y tế. Đây là thứ được nhiều người dân săn đón và trở nên sốt tỏng dạo gần đây
nãy có ng trl r mà