K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2020

I. Kiến thức cơ bản
1. Các từ loại đã học
Bao gồm:
+ Danh từ: bàn, ghế, sách..
+ Động từ: chạy, nhảy, học bài…
+ Tính từ: đẹp, chăm chỉ..
+ Số từ: một, hai…
+ Lượng từ: một số, bọn, đàn…
+ Chỉ từ:
+ Phó từ


2. Các phép tu từ đã học
+ Phép so sánh
+ Phép nhân hóa
+ Phép ẩn dụ
+ Phép hoán dụ


3. Các kiểu cấu tạo câu đã học
– Câu đơn: + Câu có từ là
+ Câu không có từ là
– Câu ghép


4. Các dấu câu đã học
– Dấu kết thúc câu : + Dấu chấm
+ Dấu chấm hỏi
+ Dấu chấm than
– Dấu phân cách các bộ phận câu: Dấu phẩy


II. Các loại cấu tạo câu
1. Cấu tạo từ

– Từ đơn: bàn, ghế…
– Từ phức: + Từ ghép: xe đạp, bàn ghế ...
+ Từ láy: mênh mông, đo đỏ, thoang thoảng ...

2. Nghĩa của từ
Ví dụ trong câu: Mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
– Nghĩa gốc: Mặt trời ở câu thứ nhất có nghĩa chỉ mặt trời ngoài thiên nhiên, có vai trò chiếu ánh sáng nuôi dưỡng sự sống.
– Nghĩa chuyển: Mặt trời câu thứ hai được dùng để ví Bác Hồ, một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã soi sáng tìm ra con đường đúng đắn cứu nước ta.


3. Phân loại từ theo nguồn gốc
– Từ thuần Việt: xinh, đẹp, tủ..
– Từ mượn: +Từ gốc tiếng Hán: gia sư, ngựa (mã)…
+ Từ gốc tiếng nước ngoài: xích lô, cà phê…


4. Lỗi dùng từ
– Lặp từ:
– Lẫn lộn các từ gần âm
– Dùng từ không đúng nghĩa

15 tháng 10 2017

Những quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép: quan hệ nguyên nhân, giả thuyết, tương phản, tăng tiến, điều kiện, lụa chọn, bổ sung, tiếp nối…

18 tháng 3 2021

Kiểu câu

Dấu hiệu hình thức

Chức năng

 

Câu nghi vấn

 - Chứa các từ để hỏi: Ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, hay, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ(có)…không(đã)…chưa

- Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm.

 Dùng để hỏi

 

Câu cầu khiến

 - Chứa từ ngữ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào

- Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.

 Dùng để:

+ Ra lệnh

+ Yêu cầu, đề nghị

+ Khuyên bảo

 

Câu cảm thán

 - Chứa từ ngữ cảm thán: Ôi, than ôi, Hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, Thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào...

- Kết thúc bằng dấu chấm than

 Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc

 

Câu trần thuật

 Không có đặc điểm của các kiểu câu:Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán

 Dùng để: Kể, thông báo, nhận định, miêu tả.

Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc

 

Câu phủ định

 Chứa các từ ngữ phủ định: 

– không, không phải, không phải là,…

– chưa, chẳng, chả, chẳng phải, chả phải,..

– đâu phải, đâu có phải,…

 Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.

Bác bỏ một ý kiến, một nhận định.

 

4 tháng 5 2018

STTKiểu câuHành động nói được thực hiệnCách dùng

1 Trần thuật Trình bày Trực tiếp
2 Nghi vấn Bộc lộ cảm xúc Gián tiếp
3 Trần thuật Trình bày Trực tiếp
4 Cầu khiến Điều khiển Trực tiếp
5 Nghi vấn Trình bày Gián tiếp
6 Trần thuật Trình bày Trực tiếp
7 Nghi vấn Hỏi Trực tiếp
…Ông Lê Đại, Gia Lộc, Hải Dương đưa nhận xét thú vị, khi đến thăm VN, từ các chính khách đến người bình dân đều học một vài từ tiếng Việt, ví dụ: xin chào, cảm ơn… Ông viết: “Đặc biệt, một số chính khách nước ngoài khi đến VN đã dùng thơ (mà đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du) để thể hiện tình cảm của họ với VN. Ông Bill Clinton khi đến thăm đã dùng câu “Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày...
Đọc tiếp

…Ông Lê Đại, Gia Lộc, Hải Dương đưa nhận xét thú vị, khi đến thăm VN, từ các chính khách đến người bình dân đều học một vài từ tiếng Việt, ví dụ: xin chào, cảm ơn… Ông viết: “Đặc biệt, một số chính khách nước ngoài khi đến VN đã dùng thơ (mà đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du) để thể hiện tình cảm của họ với VN. Ông Bill Clinton khi đến thăm đã dùng câu “Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Hay mới đây Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm cũng đã dùng câu: “Rằng trăm năm cũng từ đây/Của tin gọi một chút này làm ghi”. Thật tự hào biết bao khi tiếng Việt được các chính khách dùng tinh tế, ý nghĩa đến vậy. Vì thế, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một việc cần phải làm từ hôm qua, hôm nay và mãi mai sau nhằm góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh và ngang tầm với các cường quốc trên thế giới.”(…)
                       (Trích Tiếng Việt cần có luật – Báo Thanh Niên, ngày 06/11/2016)
 Câu 1. (0,5đ) Chỉ ra phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. (0.5đ) Hãy đặt cho văn bản trên một nhan đề khác?
Câu 3. (0.5đ) Trong đoạn văn trên, theo anh/chị, có vài chỗ còn chưa đúng chuẩn tiếng Việt, hãy chỉ ra?   
Câu 4. (1.5đ) Viết 5 – 7 dòng giải thích ý nghĩa câu văn cuối đoạn trích.

CÁC BẠN CHUYÊN VĂN VÀO GIÚP MÌNH VỚI>>!

 

0
15 tháng 2 2018

Đáp án

- Công dụng của dấu 2 chấm:

+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

Ví dụ: “Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.”

+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

Ví dụ: Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất.

12 tháng 4 2017

Đáp án

- Công dụng dấu ngặc kép:

+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

Ví dụ: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”

+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

Ví dụ: Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.

+ Đánh dấu tên tác phẩm, tớ báo, tập san được dẫn.

Ví dụ: Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” … ra đời.

26 tháng 12 2016

-Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD:

''Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi''.

-Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi''

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta”leu