K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2018

1. Mở bài: Giới thiệu người em định tả: (Gặp ở đâu? Tên gì? Làm nghề gì?) cô bác sĩ của đoàn y tế khám bệnh cho dân nghèo theo công tác từ thiện của Hội Chữ thập đỏ.

2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình:

- Vóc dáng: gầy gầy, dong dỏng cao, nước da trắng hồng, nhanh nhẹn nhưng điềm đạm, từ tốn.

- Khuôn mặt: thon, hình trái xoan, mắt to và đẹp, miệng tươi, môi đỏ như son.

- Mái tóc: dài, búi gọn trong kẹp lưới thành một búi nhỏ xinh xắn. Đầu đội mũ trắng có huy hiệu của Hội Chữ thập đỏ.

- Phục sức: cô bác sĩ mặc áo choàng trắng, túi áo có thêu tên: Bác sĩ Phương. Cô mặc quần dài cũng màu trắng, Khi tiếp xúc với bệnh nhân cô mang khẩu trang y tế màu xanh, chỉ để lộ đôi mắt đẹp với hàng mi cong, thanh tú.

b. Tả hoạt động:

- Bác sĩ khám sức khoẻ cho dân nghèo: dùng ống nghe để nghe mạch tim, phổi. Cô vạch nhẹ mi mắt của bệnh nhân, hỏi han tận tình mới đọc tên thuốc cho cô y tá phụ việc ghi. Bệnh nhân cầm phiếu đi nhận thuốc ở quầy thuốc ở trạm xá.

- Bác sĩ làm việc liên tục nhưng vẫn hoà nhã, ân cần với nhân dân, dịu dàng với đồng sự và y tá phụ việc.

c. Ấn tượng với em:

- Bác sĩ rất trẻ, dịu dàng đáng mến.

- Bác sĩ từ tốn, nghiêm nghị nhưng thực lòng yêu thương dân nghèo.

- Bác sĩ không ngại việc khó, tận tình lau rửa vết thương cho em bé mười tuổi và phát thuốc.

3. Kết luận:

- Nêu tình cảm của em đối với người mới gặp: cảm phục khả năng làm việc nhanh chóng, kĩ lưỡng của bác sĩ, em có tình cảm mến mộ trước cô bác sĩ khả ái, duyên dáng, từ tâm.

- Ước mơ khi lớn lên em cũng học ngành Y để cống hiến sức mình cho Tổ quốc.

13 tháng 5 2018

Viết bài văn miêu tả người. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động, thể hiện cảm xúc người viết. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

   

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu người định tả.( Tên thầy cô; Thầy cô dạy em hồi lớp mấy? Môn gì?)

b. Thân bài (9đ)

   - Tả ngoại hình: nêu được các đặc điểm nổi bật về ngoại hình như màu da, hình dáng, đôi mắt, trang phục... (2.5đ)

   - Tả hoạt động, tính tình, sở thích: cách ăn nói, hành động, cử chỉ, cách giảng bài, cư xử với học sinh như thế nào? Với đồng nghiệp ra sao? ... (2.5đ)

   - Điều em thích nhất ở thầy/ cô là gì? (1đ)

   - Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì? (1đ)

   - Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao? (1đ)

   - Trong bài có sử dụng nhiều từ loại danh, động, tính từ và các biện pháp tu từ đã học. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Tình cảm của em với thầy cô giáo đó.

29 tháng 8 2019

Viết bài văn miêu tả người. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động, thể hiện cảm xúc người viết. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu người được tả: tả ai? Em quen bạn từ khi nào?

   - Người tả có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung?

b. Thân bài (9đ)

   - Ngoại hình:Tuổi tác/ Tầm vóc/ Dáng người/ Khuôn mặt/ Mắt? Mũi/ Làn da/ Trang phục...

   - (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả). (2.5đ)

   - Nghề nghiệp: Việc làm (động tác, việc làm cụ thể với những từ ngữ miêu tả cụ thể). (1đ)

   - Sở thích: (1đ)

   - Đam mê: (1đ)

   - Tính cách: Tình yêu thương, cách cư xử với người xung quanh? Lời nói, cử chỉ hành động (từ ngữ miêu tả). (2.5đ)

   - Kỉ niệm của em với người bạn đó. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích/ Tự hào/ Ước nguyện..

6 tháng 1 2022

Thứ bảy tuần trước, khi bắt chuyến xe bus 34 sang nhà bà ngoại, em đã có dịp gặp gỡ một chị thu vé tốt bụng, đáng yêu.

Chị thu vé xe bus rất trẻ, chỉ khoảng 24-25 tuổi, chị có mái tóc ngắn ôm sát vào khuôn mặt làm nổi bật lên khuôn mặt thanh tú của chị. Dáng người chị nhỏ nhắn nhưng vô cùng nhanh nhẹn, mỗi khi có khách lên chị đều nhẹ nhàng hướng dẫn khách vào đúng vị trí, ân cần hỏi thăm xem mọi người cần đến nơi nào rồi mới bán vé.

Chị thu vé mặc bộ đồng phục màu xanh nhạt của hãng xe bus, trên tay là một sấp vé và tiền lẻ để trả lại cho khách. Tới mỗi điểm dừng, chị đều đứng ở đầu xe đón khách, nếu có khách lớn tuổi chị sẽ xuống xe để đỡ lên xe. Những hành khách mang đồ đạc nặng hay có con nhỏ đều được chị ân cần giúp đỡ.

Dù mới lần đầu gặp chị nhưng những cử chỉ ân cần, tận tâm của chị đối với hành khách làm em rất ấn tượng. Em tin rằng không chỉ em và tất cả những hành khách trên xe đều cảm thấy vui vẻ khi được gặp một chị thu vé đáng yêu, tận tâm như vậy.

23 tháng 9 2018

Dàn ý: kể về người em yêu quý nhất:

A. Mở bài: 

- Giới thiệu về mẹ 

- Tình cảm chung về mẹ

B. Thân bài:

- Giới thiệu bao quát

a) Biểu cảm về ngoại hình

- Mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt

- Nước da mẹ ko trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình

b) Biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc

- Mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người

- Khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở

c) Kỉ niệm giữa mÌnh và mẹ

d) Biểu cảm trực tiếp

C. Kết bài:

- Cảm nghĩ, tình cảm về mẹ

- Lời hứa hẹn

23 tháng 9 2018

a, A. mở bài: 

-giới thiệu về mẹ 

-tình cảm chung về mẹ

B. thân bài:

-giới thiệu bao quát

a) biểu cảm về ngoại hình

-mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt

-nước da mẹ ko trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình

b) biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc

- mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người

-khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở

-c)kỉ niệm giữa minh và mẹ

d)biểu cảm trực tiếp

C. kết bài:

-cảm nghĩ, tình cảm về mẹ

-lời hứa hẹn

19 tháng 7 2021

Tham khảo ạ:

Hùng Vương ngày xưa có 4 câu chuyện đáng nhớ nhất. Đó là những câu chuyện về sự tích con người, anh hùng đánh giặc cứu nước, sự tích bành chưng bánh giầy, cuộc đánh nhau giữa 2 vị thần. Sau đây là bài kể ngắn gọn của mình:

1. Con Rồng Cháu Tiên:LLQ và ÂC kết duyên thành vợ chồng, sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con, chia con cai quản các phương, lập nước là Văn Lang, bắt đầu thời Vua Hùng. Về sau, người VN tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý của mình.

2. Thánh Gióng: đến đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng gióng ra đời, lớn lên kì lạ. Khi nghe có người rao tìm người tài đi đánh giặc, cậu biết nói biết cười. Nhân dân nuôi cậu khôn lớn cho tới khi sứ giả đem vũ khí tới, cậu vươn vai thành tráng sĩ quất ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Sau khi đánh tan lũ giặc Gióng cùng ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn lập đền thờ và phong cho Gióng là Phù Đổng Tiên Vương.

3. Bánh Chưng Bánh Giầy: sang đời vua Hùng thứ 7, vua chọn người nối ngôi.Lang Liêu được thần báo mộng và dạy cho cách làm bánh. Sau khi suy nghĩ, chàng đã làm ra 2 loại bánh. Đó là bánh chưng, bánh giầy và chàng được truyền ngôi. Từ đấy, người Việt Nam ta đã làm Bánh chưng Bánh giầy vào ngày tết.

4. Sơn Tinh Thủy Tinh: tới thời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương làm vợ. Trận đánh của họ rất ác liệt. Cuối cùng Sơn Tinh thắng trận. Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Do đó tạo nên cảnh lũ lụt hàng năm xảy ra ở nước ta.

+ Các sự việc chính cần kể được ở mỗi truyện:
 

1. LLQ và Âu Cơ kết duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, chia con cai quản địa phương, lập ra nước Văn Lang bắt đầu các thời Vua Hùng. Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý “Con Rồng cháu Tiên”.
 

2. Đến thời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng Gióng ra đời, lớn lên kì lạ… vươn vai thành tráng sĩ… đánh tan giặc rồi bay về trời… Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương… đó là Thánh Gióng- người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong mơ ước của nhân dân.
 

3. Sang đời Hùng Vương thứ 7, vua chọn người con nối ngôi. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy… Được truyền ngôi. Chàng là người anh hùng sáng tạo văn hóa- phong tục tập quán tốt đẹp ấy còn được gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời.
 

4. Tới thời Hùng vương thứ 18, sơn tinh ,thủy tinh đều muốn lấy Mị nương làm vợ. Trận giao tranh của học rất ác liệt. cuối cùng Sơn Tinh chiến thắng
Thủy Tinh hằng năm dâng nước đánh ghen nhưng đều thất bại. Sơn Tinh là hình ảnh người anh hùng trị thủy và ước mơ chế ngự thiên nhiên của người xưa

              mk làm lại cho bn dễ nhìn nhé ^v^

7 tháng 11 2018

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ "học sinh" của bản thân mình.

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với "thầy cô và mái trường" nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng "tôi" của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn - ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.

Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến "con dốc" vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,... Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn, tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa... Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.

"Một đời người - một dòng sông...

Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

"Muốn qua sông phải lụy đò"

Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ... "

(Người lái đò)

Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, ..." Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy." Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. "Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa... Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy." Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, ... Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,... để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.

Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.

11 tháng 10 2016

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.

Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.

Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do vị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát, rất vui.

Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho một một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng,trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.

11 tháng 10 2016

Mọi học sinh chúng ta đều gắn liền với biết bao kĩ niệm vui buồn của tuổi học trò . Đối với tôi có lẽ kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên khi bước vào lớp 1 là ấn tượng sâu sắc nhất .

Những ngày trước đó tôi có tâm trạng háo hức. Có điều gì đó lạ lắm đang xảy ra trong căn phòng bé nhỏ. Mẹ đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho tôi. Những quyển tập đã được mẹ bao bìa dán nhãn cẩn thận từ mấy tuần trước. Mẹ giúp tôi xếp tập ngai ngắn vào chiếc cặp xinh xinh.Mọi người vẫn còn trò chuyện. Họ nói về tôi. Mẹ mặc thử cho tôi bộ đồng phục cái quần tây, áo trắng trông thật xinh xắn. Đứng trước gương, tôi thấy là lạ nên đã bật cười. Bà nội xoa đầu khen ‘‘ Cháu bà lớn thật rồi, trông chửng chạc lắm !Ngày mai cháu đã là học sinh lớp một! Cố học thật giỏI cháu nhé ! ’’
Sáng hôm sau, cũng như bao các bạn khác. Tôi cùng mẹ đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã thường xuyên qua nó. Nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Mọi cảnh vật điều có sữ thay đổi lớn. Cánh đồng lúa, nay lạ hơn lúc trước, hình như nó vàng hơn mọi ngày thì phải. Hai hàng cây bên đường đu đưa trước gió như vẫy tay chào đón tôi tới trường.
Từ xa xa, phía sau những tán cây to, cổng trường đã dần dần hiện ra trước mắt tôi. Phía trên là tấm bảng to màu xanh, để tên trường. Khi đến trường, trước mắt tôi bây giờ là một khung cảnh hoàn toàn xa lạ,có rất nhiều bạn học sinh cũng được cha, mẹ đưa đến trường như tôi. Tôi cùng mẹ bước vào sân trường . Một ngôi trường đồ sộ với 3 dãy lầu hiện ra trước mắt tôi. Làm tôi tự nhiên cảm thấy mình trở nên bé nhỏ. Nên chỉ biết nắp sau lưng mẹ. Sân trường ngày càng đông học sinh hơn. Cũng là lúc tâm trạng tôi ngay càng hồi hợp và lo lắng. Tay tôi càng siết chặc lấy bàn tay mẹ. Mẹ cuối xuống vuốt tóc tôi. Bỗng tiếng trống trường vang lên .Tôi phải tạm biệt mẹ, tôi cùng các bạn xếp hàng vào lớp. Tôi im lặng, cuối đầu không dám nhìn cô giáo đang đứng ở trước cửa. Đầu tiên cô gọi tên tôi, tôi giật mình và bật khóc, làm các bạn khác cũng khóc theo. Cô hỏi tôi và hỏi:
- “Em tên Trâm Anh phải không ?”
Vừa nói tôi vừa khóc:
-“Dạ! phải”
Cô hỏi tiếp
- “Sao em lại khóc, lát nữa cũng được về nhà thôi mà”
- “Thôi con vào lớp đi! “
Rồi tôi bước vào lớp, các bạn đứng sau tôi cũng nính khóc. Rồi các bạn cũng bước vào. Lớp học rất sạch sẽ rộng rãi và thoáng mát, g.
Bàn ghế được xếp rất ngay ngắn. Cô bước vào lớp, giớI thiệu, sắp xếp chỗ ngồi và bầu bạn lớp trưởng của lớp. Vì thấp hơn các bạn khác nên tôi phải ngồi bàn đầu. Lúc này tôi đã bình tỉnh hơn, tôi còn làm quen được với bạn ở bên cạnh rồi nhiều bạn khác nữa. Tôi rất vui và kể cho mọi người nghe
Sau buổI học đầu tiên ấy tôi rất vui vì mình đã làm quen được với rất nhiều bạn. Tôi rất tự hào vì mình đã lớn, đã là hoc sinh lớp 1. Tôi phảI cố gắn học thật tốt để cho ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng. Tôi giờ đã lớp tám rồi nhưng vẫn còn nhớ đến buổi tựu trường đầu tiên vào lớp một của tôi.

Chúc bạn học tốt!

11 tháng 10 2016
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi. Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô. Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
8 tháng 9 2016

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.


 

8 tháng 9 2016

chị là vị cứu tinh của em

em đang lo ko có bợn nào trả lời

phùuuuuuuuu

thanks

6 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu người thân đó.

Thân đoạn:

- Thời gian, lý do câu chuyện đó diễn ra với người thân em.

+ Hành động của em, người thân em lúc đó?.

- Cảm xúc của em sau câu chuyện đó là gì?.

+ Suy nghĩ của em về người đó cho đến giờ?

Kết đoạn:

- Khẳng định lại ấn tượng sâu sắc người thân đó để lại cho mình.

19 tháng 6 2018

Bây giờ tôi đã là một học sinh lớp 6. Thỉnh thoảng, vào lúc rảnh rỗi, tôi lại ôn lại kỉ niệm bằng cách xem lại những tấm ảnh tập thể hồi cuối cấp tiểu học mà không biết chán: Cả lớp tôi cười thật tươi hôn cô Thúy. Những lúc ấy, tôi lại nhớ đến một kỉ niệm mà chắc sẽ khổng hao giờ phai trong tâm trí tôi. Đó chính là buổi tổng kết năm học lớp 5 của lớp tôi và cũng là buổi tổng kết cuối cùngcủa bậc Tiểu học.
Tôi còn nhớ rõ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi và mặc đồng phục gọn gàng, đầy đủ. Khi cả lớp đã đến hết, hạn lớp trưởng bảo các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và hết sức trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Chim cũng ngừng hót để nhường cho giọng nói ấm áp của cô trong bài phát biểu. Thoạt đầu, khi nghe cô giáo nói về thành tích học tập, rèn luyện, cả lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì các thành tích mà lớp đạt được. Nhưng khi nghe cô giáo nhận xét khuyết điểm thì người nào cũng cảm thấy xấu hổ vì chưa làm cho tập thể lớp tiến bộ, để cô giáo phải phê hình, nhắc nhở. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy một nụ cười đã nở rạng rỡ trẽê khuôn mặt hiền từ của cô. Và sau đó, cô đã nhắc nhở chúng tôi một câu mà tôi vẫn khắc ghi trong lòng. Cô nói: "Như vậy là năm học lớp 5 và cũng là năm năm đã qua trong mái trường tiểu học. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một số bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Nốt năm học này, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô chắc và hy vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng và nghe lời các thầy cô giáo nhé! Hãy hứa với cô đi!". Đến lúc này thì cô đã rơm rớm nước mắt, làm cho cả lớp xúc động. Các bạn gái vì sắp phải xa nhau nên khóc nức nở. Mắt mấy bạn đỏ hoe, còn tôi lúc ấy, tôi cố gắng nén cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai tay áo. Cô giáo nói: "Học tập quả là khó khăn nhưng cô tin các hạn học sinh của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!". Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tội vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thía biết bao! Những lời ấy như một chiếc khăn lau hết nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt với bao nhiêu bánh kẹo, hoa quả. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ. Thế là các bạn sôi nổi hẳn lên. Các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” được cổ vũ nồng nhiệt. Cuối cùng, chúng tôi ra chụp ảnh kỉ niệm với cô trên sân trường vàng tươi màu nắng. Ai nấy đều lưu luyến và đều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.

Bậc Tiểu học là bậc học chứa nhiều kỉ niệm khó quên và có lẽ buổi tổng kết này sẽ là kỉ niệm không thể nào phai trong tâm trí các bạn lớp 5B chúng tôi.

19 tháng 6 2018

Tôi bước trên con đường quen thuộc. Trời hôm nay thật là đẹp. Trời xanh ngắt không một gợn mây. Ánh nắng vàng rải nhẹ xuống đường khiến tôi nhớ đến Mai biết bao nhiêu. 
Người bạn đó không học cùng trường, cũng không học cùng lớp, mà tôi quen trong một trường hợp đặc biệt. 
Cứ vào mỗi buổi chiều đi học về, tôi lại thấy một cô bé ăn mặc rách rưới đi bán bỏng ngô. Một hôm trời mưa to nhưng cô bé kia vẫn đi bán bỏng. Thấy cô bé bán bỏng quần áo ướt sũng,tôi liền đi sát lại, kéo áo mưa của mình che cho bạn. Hôm ấy, vừa đi tôi vừa hỏi: 
-Bạn tên là gì? Tại sao ngày nào bạn cũng đi bán bỏng vậy? 
Cô bé trả lời: 
-Mình tên là Mai. Vì nhà mình nghèo quá nên mình phải đi bán bỏng để mua quần áo và đồ dùng học tập. 
Thực ra nhà tôi cũng chẳng hơn gì nhà Mai. Bỗng, tôi chợt nhớ ra chiếc áo mà ông nội đã tặng mình năm ngoái. Không tần ngần gì nữa, tôi liền đem ngay ý kiến đó trao đổi với Mai, nhưng Mai lại nói: 
-Cảm ơn bạn, nhưng mình muốn tự lao động để kiếm tiền mua các thứ. 
Cũng kể từ ngày hôm đo,tôi không còn thấy Mai đi bán bỏng nữa. Rồi bất chợt một hôm,tôi gặp lại Mai trong một kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Tôi và Mai mừng rỡ ôm chầm lấy nhau, rồi hai đứa chạy ù vào trong phòng chuẩn bị thi. Tôi ngồi ngay dưới bàn của Mai. Sau một hồi, sáu tiếng trống vang lên báo hiệu bắt đầu giờ thi. Phần đầu bài thi thì tôi làm được rồi nhưng đến một bài toán khó thì tôi suy nghĩ mãi không ra. Tôi nhìn lên trên thấy Mai viết lia lịa trên tờ giấy thi. Trán tôi lấm tầm mò hôi. Bỗng từ đâu một cục giấy vo tròn được ném thẳng tới trước mặt tôi. Tôi thấy Mai nháy mắt một cái như báo hiệu. Tôi hiểu ý Mai, định nhặt lên xem nhưng tôi lại nhớ có lần Mai đã nói: 
-Cảm ơn bạn,nhưng mình muốn tự lao động để mua mọi thứ. 
Vậy là tôi không giở ra xem nữa mà cố gắng đọc thật kĩ đề bài để tìm ra đáp án,và cuối cùng,tôi cũng tìm ra đáp án. Tôi liền viết một mạch. Vừa lúc hết giờ cũng là lúc tôi hoàn thành xong tất cả bài thi. Ra về, Mai tiến lại gần tôi, nói: 
-Lúc nãy mình thấy bạn lúng túng nên mình muốn giúp bạn, bây giờ mình thấy thật sự ân hận.Tốt hơn hết là chúng mình hãy tự đi và lao động bằng đôi chân và trí óc của mình. 
Tôi và Mai sánh bước bên nhau.Trời như trong và xanh hơn. 

* Đây chỉ là một tham khảo thôi bạn nhé!Bạn hãy thêm ý để có thể hoàn chỉnh một bài văn của mình nhé.Chúc bạn học tốt.