Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 .
1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?
Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.
- Tả từng bộ phận:
+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?
Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.
+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?
Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.
Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.
+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?
Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.
Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).
Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận
2 .
Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ mua tặng em một món quà, đó là một chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc đồng hồ đó thật đẹp.
Ôi! Chiếc đồng hồ của em thật đẹp! Cả nhà em ai cũng khen nó đẹp. Chiếc đồng hồ của em được làm bằng nhựa cứng. Mẹ em bảo đây là hàng Việt Nam. Đồng hồ báo thức cầm thật đằm tay, nặng hơn chiếc hộp bút của em một chút. Mặt đồng hồ tròn trĩnh, sáng bóng. Phía trên nó có hai cái chuông trông như hai cái tai thật đẹp. Trông nó gióng y như chú gấu trúc. Cạnh của đồng hồ được sơn màu đen. Hai bên được sơn màu hồng, trông rất xinh. Chiếc đồng hồ có ba cái chân cứng để nó đứng vững hơn. Phía sau đồng hồ là hai chiếc cót, một cái để chỉnh giờ và một cái hẹn giờ báo thức.
Trên mặt đồng hồ có 12 con số chỉ cho em biết bao nhiêu giờ. Kim ngắn nhất là kim chỉ giờ. Kim dài thứ hai là kim chỉ phút. Kim bé, mà cũng là kim chạy nhanh nhất luôn dẫn đầu là kim giây. Phía dưới là con lắc, trông rất đẹp và dễ thương. Khi đến giờ báo thức vang lên tiếng "Kính coong, kính coong". Khi ghé sát tai lại có thể nghe thấy tiếng nhẹ như tiếng đập của con tim.
Em thường vặn cót để hẹn giờ báo thức. Chiếc đồng hồ sẽ nhắc nhở em là đến giờ dậy đi học rồi. Em lau chùi cho đồng hồ thật sạch sẽ và đặt nó ở ngay góc học tập của mình.
Em rất thích chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có chiếc đồng hồ em luôn đến trường đúng giờ. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận và hay lau chùi cho nó sạch sẽ hơn.
3 .
Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ mua tặng em một món quà, đó là một chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc đồng hồ đó thật đẹp.
Ôi! Chiếc đồng hồ của em thật đẹp! Cả nhà em ai cũng khen nó đẹp. Chiếc đồng hồ của em được làm bằng nhựa cứng. Mẹ em bảo đây là hàng Việt Nam. Đồng hồ báo thức cầm thật đằm tay, nặng hơn chiếc hộp bút của em một chút. Mặt đồng hồ tròn trĩnh, sáng bóng. Phía trên nó có hai cái chuông trông như hai cái tai thật đẹp. Trông nó gióng y như chú gấu trúc. Cạnh của đồng hồ được sơn màu đen. Hai bên được sơn màu hồng, trông rất xinh. Chiếc đồng hồ có ba cái chân cứng để nó đứng vững hơn. Phía sau đồng hồ là hai chiếc cót, một cái để chỉnh giờ và một cái hẹn giờ báo thức.
Trên mặt đồng hồ có 12 con số chỉ cho em biết bao nhiêu giờ. Kim ngắn nhất là kim chỉ giờ. Kim dài thứ hai là kim chỉ phút. Kim bé, mà cũng là kim chạy nhanh nhất luôn dẫn đầu là kim giây. Phía dưới là con lắc, trông rất đẹp và dễ thương. Khi đến giờ báo thức vang lên tiếng "Kính coong, kính coong". Khi ghé sát tai lại có thể nghe thấy tiếng nhẹ như tiếng đập của con tim.
Em thường vặn cót để hẹn giờ báo thức. Chiếc đồng hồ sẽ nhắc nhở em là đến giờ dậy đi học rồi. Em lau chùi cho đồng hồ thật sạch sẽ và đặt nó ở ngay góc học tập của mình.
Em rất thích chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có chiếc đồng hồ em luôn đến trường đúng giờ. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận và hay lau chùi cho nó sạch sẽ hơn.
Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Thân bài:
- Tả bao quát:
- Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
- Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
- Loại cặp có quai xách và dây mang.
- Tả từng bộ phận:
- Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
- Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
DÀN Ý :
I. Mở bài
- Cái cặp là người bạn thân thiết của em
- Nó là vật không thể thiếu mỗi khi em đến trường
- Nó luôn cùng em tiến bước trên con đường học tập
II. Thân bài
a. Tả bao quát
- Cặp hình hộp chữ nhật và có 4 ngăn
- Làm bằng vải da , có quai đeo.
b. Tả chi tiết
- Mặt trước màu xanh lam, có trang trí hình hai chú cún con rất ngộ nghĩnh.
- Đường viền nắp cặp màu vàng, nổi bật trên mặt cặp.
- Khóa cặp làm bằng sắt xi bóng nhoáng.
- Mặt sau hình chữ nhật, màu xanh đậm hơn mặt trước.
- Dây đeo màu xanh đậm, lót xốp rất êm.
- Bên trong có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.
- Có một túi nhỏ để đựng đồ dùng học tập.
- Mỗi ngăn được ngăn cách một lớp vải dù, mềm và chắc.
- Mỗi khi đóng, mở khóa nghe lách cách.
III. Kết bài
- Cặp giúp em bảo quản sách vở.
- Cặp đồng hành với em tới trường.
- Cặp chứa dựng nguồn kiến thức.
- Em xem cặp như người bạn thân.
- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền, đẹp.
KẾT BÀI MỞ RỘNG: Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn đồng hành của em và luôn giữ gìn nó thật cẩn thận
1) Mở bài: Chiếc cặp được bố mua cho vào đầu năm học mới.
2) Thân bài:
a) Bao quát:
- Chiếc cặp hình khối hộp chữ nhật.
- Chất liệu là một loại vải bố rất dày.
b) Chi tiết:
• Bên ngoài:
- Các cạnh của cặp được viền bằng một loại vải da màu nâu sẫm.
- Nắp cặp màu xanh, viền xung quanh.
- Khoá cặp bằng sắt bóng loáng.
- Mặt trước cặp có trang trí hình chú gấu Misa ngộ nghĩnh.
- Mặt sau màu xanh thẫm hơn mặt trước.
- Có vân chìm, sờ vào nghe ram ráp.
- Hai quai đeo được lót xốp rất êm, mỗi đầu quai có khoen sắt.
- Phía trên nắp cặp là một quai xách cong cong như chiếc cầu vồng bé tí.
• Bên trong:
- Có ba ngăn, một ngăn rộng, hai ngăn nhỏ.
- Ngăn lớn nhất đựng sách vở, ngăn nhỏ đựng đồ dùng học tập.
- Các ngăn được lót bằng vải ni lông rất bền.
3) Kết bài:
- Chiếc cặp là bạn đồng hành với em.
- Cặp giúp em bảo quản sách vở, đồ dùng.
- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền lâu
mở bài :
- giới thiệu chung về chiếc cặp( trong hoàn cảnh nào, chất lượng,...)
thân bài :
- tả bao quát chiếc cặp
-tả hình dáng chiếc cặp( từ xa đến gần, có thể dùng hình ảnh so sánh )
-Tả đặc điểm
+ bộ phận
+ chức năng
+ chất lượng cặp
- thường hay đựng sách, bút,...
- công dụng của chiếc cặp giúp mang đồ, bảo quản,...
- sự gắn bó đối với chiếc cặp
kết bài :
-cảm nghĩ về chiếc cặp
+ hứa sẽ luôn giữ gìn và bảo về cặp
+ Coi như người bạn
-
Lập dàn ý:
Phần 1.Mở bài:. Giới thiệu cây non + quang cảnh nơi trồng cây non
- Nơi em trồng cây non em có rộng không? trồng những cây gì?
- Cây non nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?
Phần 2. Thân bài:
- Miêu tả bao quát cây no
- Cao đến đâu, nó nhỏ như thế nào?
- Thân cây có dài không? - Lá của cây thế nào? có màu gì?Ngày qua ngày, cây có thay đổi gì không?
- Em chăm sóc cho cây như thế nào?
- Phần 3. Kết bài: Kỉ niệm với cây non và cảm nghĩ của em về cây.
Bài này mik tự làm, đúng yêu cầu,nếu đc bạn k cho mik nha.
CHÚC BẠN HOK TỐT!
Dàn ý (gợi ý)
+ Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)
Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.
+ Thân bài:
+ Tả hình dáng của em bé:
Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...
+ Tả hoạt động, sở thích của em bé:
- Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.
- Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...
- Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.
- Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.
- Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.
+ Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.
1. Mở bài
Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).
- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)
Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…
2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)
Đoạn 1: Tả bao quát
+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)
+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).
+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…
Đoạn 2: Tả chi tiết
+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)
+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…
+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).
+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…
+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).
Đoạn 3: Tả bổ sung
+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…
+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…
+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).
3. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).
- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…
Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)
I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả
III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó
I. Mở bài. Giới thiệu người định tả.
Cô Hoa ở cạnh nhà em là người gần gũi với gia đình em nhất. Em và cô thường gặp nhau để trò chuyện vào những buổi chiều.
II. Thân bài
- Cô đã ngoài bốn mươi tuổi.
- Vóc người mảnh khảnh.
- Dáng đi thong thả, nhẹ nhàng.
- Thường mặc những bộ âu phục khi đi làm ở công sở.
- Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
- Mái tóc màu hạt dẻ, uốn lượn thả ngang lưng.
- Đôi mắt to, sáng long lanh; hàng mi cong vút.
- Mũi cao, rất hợp với đôi mắt đẹp của cô.
- Đôi môi đỏ hồng, hàm răng trắng nõn, đều đặn.
- Đôi tay thon dài, làm việc nhanh nhẹn.
- Giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng, có sức thuyết phục.
- Cô thường kể những chuyện vui ở cơ quan và ở gia đình cô cho em nghe.
III. Kết bài
- Cô Hoa là người giàu tình cảm, rộng lượng.
- Em xem cô như người thân trong gia đình em.
1. Mở bài: Mỗi lần về bà ngoại chơi em đều gặp cô Xuân. Cô là hàng xóm của ngoại.
2. Thân bài:
+ Tả hình dáng: Cô Xuân năm nay ngoài 30 tuổi/ Dáng người dong dỏng cao/ Khuôn mặt trái xoan/ Nước da rám nắng/ Mái tóc đen óng, búi cao gọn gàng / Mắt to, đen/ Miệng cười hiền để lộ hàm răng trắng ngà/ Chiếc mũi nhỏ, cao/ Ăn mặc giản dị.
+ Tả hoạt động: Cô là nông dân/ dậy sớm nấu cơm/bận rộn với công việc đồng áng nhưng quan tâm giúp đỡ mọi người.
+ Tả tính tình: Rất vui tính/Sống chan hòa với mọi người
3. Kết bài: Em rất mến cô Xuân.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp.Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp.Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa.Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp.Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp.Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa.Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
Dàn ý tả một ngày mới bắt đầu ở quê em
I. Mở bài: giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở
II. Thân bài:
1. Tả bao quát:
- Không khí buổi sang mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương
- Mùi lúa chín thơm
- Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá
2. Tả chi tiết:
a. Khi trời còn tối
- Trời mát mẻ, dễ chịu
- Bầu trời tôi tối
- Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến
- Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn
- Có vài nhà bật đèn
- Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ
- Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục
b. Khi trời bắt đầu sáng
- Bầu trời bắt đầu sang tỏ và xanh hẳn
- Hầu như mọi người đều đã dậy
- Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre
- Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều
- Những chú chim kêu rả rích
c. Khi trời sáng hẳn
- Mặt trời lên, trời trong xanh
- Nắng bắt đầu gắt
- Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường
- Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng
- Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả
- Gió thổi những cơn nhẹ nhàng
- Còn vài giọt sương còn đọng trên lá.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở
- Nêu tình cảm với quê hương
- Và gắn bó với quê hương như thế nào.
1. Mở bài: Giới thiệu một ngày mới bắt đầu định tả (ở đâu? – Dấu hiệu báo hiệu ngày mới ….Vì sao em tả...).
2. Thân bài:
a. Tả trời chưa sáng hẳn:
- màn đêm, âm thanh báo hiệu ngày mới ( Tiếng gà gáy, tiếng chim hót….)
- Phía đằng đông…..Xóm thức dậy… báo hiệu….Nhà ai dậy sơm ..Ánh đèn
- Khí trời….Gió…. Vườn cây…. Sương mai…..
- Ngoài đường : đi chợ sớm…. Tiếng xe máy…tiếng xe đạp … Tiếng đàn vạc ăn đêm về tổ.. Trên đê… trê sông..trên cánh đồng….trên sông
b. Mặt trời đã lên
- Tả bầu trời phía đằng đông… Ánh nắng yếu ớt…. Gió…Mây bay
- Nắng chiếu xuống khu vườn em
- Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Vườn cây: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.-
- Cả nhà ai cũng chuẩn bị cho một ngày mới.. Bố…. Mẹ làm… chị em… em…
- Ngoài đường …xe cộ tấp nập… Ai cũng hối hả….cho kịp
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo.
c. Mặt trời đã lên cao
- Tả ông mặt trời… Ánh nắng chạy trên đồng …. Gió…Mây bay
- Nắng theo chân em vào lớp
- Nắng theo chân mẹ ra đồng
- Xóm em chỉ còn… yên lặng
3. Kết luận:
- Cảm xúc của em trước về buổi sáng em vừa tả .
B. Bài làm tham khảo: Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em vào một ngày xuân
Học tốt
I. Mở bài: giới thiệu về cây cao su
Trong thời kì, kho học và công nghệ kĩ thuật phát triển thì kinh tế cũng phát triển theo. Chính vì thế mà nền lâm nghiệp cũng phát triển không nhừng, một trong những loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao là cây cao su. Cây cao su mang lại nhiều lợi ích kinh tế và có những đặc trưng phổ biến, ta cùng đi tìm hiểu về cây cao su.
II. Thân bài: thuyết minh về cây cao su
1. Nguồn gốc cây cao su:
- Cây cao su ban đầu chỉ có tại khu vực rừng Amadon
- Người ta lấy mũ của cao su để làm nên quần áo
- Nhờ vào sự phát triển thì người ta đã tìm ra cách trồng cây cao su ở mọi nơi trên thế giới
2. Đặc tính của cây cao su:
- Cây cao su chỉ thu hoạch được 9 tháng, vào những than lá rụng thì cũng không thể thu hoạch được
- Cây cao su cao khoảng 20m, rễ cây đâm sâu dưới đất để giữ vững cây, vỏ cây nhẵn và màu nâu nhạt, lá cây rụng mỗi năm 1 lần và lá cây cao su là lá kép, cây cao su có hạt hình bầu dục hay bình cầu.
- Cây phát triển ở rừng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ thấp và mưa nhiều
- Cây chỉ dược trồng từ hạt
- Cây cao su là cây có mủ độc, mủ của cây có thể gây ô nhiễm nguồn nước,….
3. Vai trò cây cao su:
- Nhựa mủ của cây cao su được dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu
- Cây cao su còn được sản xuất mủ dạng nước.
- Gỗ cây cao su được sử dụng làm gỗ, vật dụng bằng gỗ
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây cao su
- Đây là một loại cây có hiệu quả kinh tế cao
hok tốt nhé
- Chúng ta nên tận dụng đặc trưng của cây cao su để phát triển tốt hơn