Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
1. Mở bài:
Giới thiệu bao quát ngôi trường (từ xa tới gần):
Trường nằm trên một khoảng đất rộng, giữa cánh đồng.
- Nhìn từ xa, có thể thấy ngôi trường khang trang với mái ngói đỏ, tường vôi trắng và những hàng cây xanh bao quanh
2. Thân bài:
Tả từng bộ phận của trường:
- Từ ngoài cổng sắt nhìn vào, ta sẽ thấy một khoảng sân xi-măng thật rộng. Chính giữa sân là cột cờ, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào các sáng thứ hai và tập thể dục, vui chơi hằng ngày.
- Sân trường rộng rãi, mát mẻ bởi có những hàng cây toả bóng mát. Học sinh thường ngồi dưới bóng cây đọc truyện hoặc vui chơi.
- Ba toà nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, toà nhà nào cũng quay mặt ra sân.
- Các phòng học thoáng mát, có quạt trần đèn điện, có giá sách, giá trưng bày sản phẩm của học sinh. Từng lớp được trang trí những bức tranh màu sắc rực rỡ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ.
- Sau khu lớp học là vườn trường với nhiều loại cây, loại hoa... và một khu vui chơi với cầu trượt, đu quay, đu dây... Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh ra đây rất đông...
3. Kết bài:
- Trường học của chúng em to đẹp, hiện đại như vậy là nhờ công sức của nhân dân và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là ý thức giữ gìn, bảo vệ của thầy cô giáo và học sinh.
- Em yêu trường em vì ở nơi đây, em được giáo dục, rèn luyện để nên người.
Tk mh nhé bn , mơn nhìu lắm !!!
~ HOK TỐT~
Câu 3 : Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.
Câu 9 :
I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về ngôi trường mà em miêu tả.
Trường học là nơi ươm mầm cho các em học sinh những thế hệ tương lai của đất nước, trường học có thầy cô truyền đạt kiến thức và những người bạn thân thiết. Đối với em ngôi trường tiểu học gắn bó với nhiều kỉ niệm, quãng thời gian tươi đẹp nhất khi cắp sách đến trường.
II. Thân bài
Miêu tả chung về ngôi trường
- Trường em nằm ở một khu đất rộng.
- Ngôi trường mới xây vì vậy rất khang trang và hiện đại.
- Xung quanh trường bao phủ hàng cây xanh mát rượi.
Miêu tả chi tiết về ngôi trường
- Khu giảng dạy
+ Gồm có 3 tầng.
+ Khu giảng dạy có 12 phòng chia thành 4 khối thay phiên nhau học buổi sáng và buổi chiều.
+ Trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, quạt.
+ Cửa sổ và cửa ra vào đều được làm bằng kính,.
- Khu thư viện
+ Nằm ở bên phải khu giảng dạy.
+ Thư viện có 1 phòng lớn có gần 1000 đầu sách khác nhau.
+ Trang bị máy tính phục vụ học sinh giáo viên.
- Khu thực hành
+ Nằm ở bên trái khu giảng dạy.
+ Phục vụ các thí nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa....
- Khu nhà xe
+ Nằm ở phía sau khu giảng dạy.
+ Nơi để xe của các học sinh và giáo viên trong trường.
+ Có bác bảo vệ trông coi và giữ gìn trật tự.
- Sân trường
+ Trồng nhiều cây cối trong đó có các cây bóng mát như cây phượng, cây bàng...
+ Giữa sân trường là cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
+ Có bồn hoa trồng nhiều loại hoa khác nhau.
- Hoạt động con người
+ Phía trước cổng trường là bác bảo vệ làm nhiệm vụ canh gác.
+ Học sinh đang chăm chú nghe giảng và làm bài tập.
+ Giáo viên đang giảng bài trên lớp, tiếng giảng bài đều đều.
+ Lác đác một số học sinh đang ôn bài trên ghế đá cho tiết kiểm tra sắp đến.
III. Kết bài: Nêu một số cảm nhận về ngôi trường của em.
Ai cũng từng có một ngôi trường gắn bó, đối với em ngôi trường tiểu học có nhiều kỉ niệm nhất, những bước chân chập chững đầu tiên vào cấp 1 đã được thầy cô dìu dắt giúp em trưởng thành hơn. Em rất yêu và mãi nhớ về ngôi trường đầu đời.
Bài viết:
Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc – Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Ngôi trường này đã gán bó với em trong nhiều năm qua, đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.
Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở trung tâm phường. Từ xa, em đã nhìn thấy dãy nhà đồ sộ thấp thoáng dưới hàng cây xanh.
Tấm biển trường màu xanh đặt trên hai đầu trụ cổng chính, cổng trường rộng, hai cánh cửa bằng sắt màu xanh lam bóng loáng. Bên trong cổng trường là phòng trực của đội cờ đỏ. Phòng trực như một cái lán gỗ nhưng rất xinh xắn, mái ngói đỏ tươi, thấp thoáng dưới tán cây me đầu ngõ. Sân trường được tráng xi măng, có "đường hiệu bộ" đi vào sân và vào các dãy phòng học. Dọc theo "đường hiệu bộ" này là các khóm hoa luôn rập rờn, rập rờn trong vòm lá xanh non. Ớ phía bên phải văn phòng là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước cột cờ này, trên mảnh sân này, mỗi sáng thứ hai chúng em làm lễ chào cờ.
Mỗi lần chào cờ như thế, em luôn hình dung hình ảnh của đoàn quân Việt Nam đang hùng dũng tiến bước quân hành ra mặt trận, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Bao quanh sân trường, nơi em có nhiều kí ức ấy là ba dãy nhà đứng thành hình chữ u. Dãy nhà cao nhất hướng ra cổng. Đó là dãy nhà hai tầng gồm mười sáu phòng học, tường quét vôi màu xanh nhạt, cửa lớn sơn màu xanh lam, cửa sổ là những ô cửa kính lấp loáng, sáng trong. Dãy nhà bên phải là thư viện, phòng y tế, phòng truyền thông và phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng nào cũng được trang trí mang tính thẩm mĩ và khoa học. Dãy nhà bên trái gồm tám phòng học nổi bật với tường vôi mới sơn, mái ngói đỏ tươi, cửa lớp làm bằng gỗ xoan đào nổi vân như lụa.
Bên trong các trường học đều được trang trí đẹp mắt. Bảng đen bóng loáng, bàn ghế thẳng tắp thơm mùi gỗ mới. Trên tường những lẵng hoa nhiều màu sắc rực rỡ, rực rỡ như màu áo của các cô thiếu nữ. Nhìn bao quát xuống lớp học là ảnh Bác Hồ. Bác mỉm cười với chúng em. Mỗi lần nhìn ảnh Bác, em lại nhớ làu làu lời Bác dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời dặn dò của Bác trong thư em luôn ghi nhớ, nó thúc giục chúng em thi đua rèn đức luyện tài". Thi đua học tập tốt để tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương.
Rồi đây, từ mái trường thân yêu này, những cánh chim non sẽ bay cao, bay xa, bay đến mọi miền của Tổ quốc. Dù có đi đâu hay về dâu thì chúng em cũng không quên ngôi trường tiểu học này, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc, trang bị tri thức mỗi ngày. Em yêu nơi ấy biết nhường nào!
câu 3: Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh sơn màu phong thủy hữu tình. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Đây là vùng đất vô cùng đẹp mà bất cứ chúng ta ai cũng muốn được đặt chân đến.
câu 9: 1. Mở bài: Giới thiệu về trường tiểu học Nguyễn Lương Bằng và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
2. Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.
- Vẻ đẹp của ngôi trường (khang trang, rộng lớn…)
- Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…
- Tên trường mang tên phó chủ tịch nước
- Tượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.
Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.
- Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè…)
- Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
- Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…
Công dụng của ngôi trường:
- Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
- Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
- Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.
hok tốt/skr
THAM KHẢO
1. Mở bài
Giới thiệu về tiết học TOÁN: Học bài gì? Cảm nhận thế nào về không khí buổi học?
2. Thân bài
* Miêu tả lớp trước khi vào tiết học:
- Thầy cô giáo bước vào lớp.
- Học sinh chào thầy cô.
- Quá trình thầy cô giới thiệu bài học.
* Miêu tả các hình ảnh trong khi học:
- Lớp học tập theo nhóm.
- Các bạn học sinh thi đua học tập.
- Thầy cô giảng vang vọng, ghi những dòng phấn trắng nắn nót.
- Các học sinh liên tưởng đến những con số được nhắc đến trong bài học.
* Miêu tả hình ảnh kết thúc tiết học:
- Các bạn học sinh tổng kết nội dung bài qua sơ đồ tư duy.
- Thầy cô tổ chức trò chơi rồi giao nhiệm vụ về nhà.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về tiết học.
Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) - vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học) - từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Cả khu trường như người mới ngủ dậy, còn chưa thật tỉnh. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.
- Sân trường: sạch sẽ, không một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có đôi bạn đang ngồi truy bài. Dưới gốc cây bàng với ba hàng tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.
- Lớp học: các bạn trực nhật đang hối hả làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế chuẩn bị cho buổi học sớm.
- Văn phòng tuy đã mở cửa nhưng các cô trong phòng hành chính vẫn chưa có mặt.
Nhưng em chưa ăn hết ổ bánh mì thì các bạn đã đến chật sân, các thầy cô giáo đã ngồi chơi trong văn phòng, tay cầm tờ báo, đang tranh luận sôi nổi chung quanh những tin tức nóng hổi ngày hôm qua. Mấy cô nhân viên văn phòng vừa ăn sáng vừa trò chuyện, chắc cũng không ngoài chuyện Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến...
Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường (ngôi trường đã gắn bó với em năm học này là năm năm. Nó là ngôi nhà thứ hai của em)
nếu muốn bạn hãy cho tôi biết cô nào dạy văn các bạn và bạn học trường nào
Đề 3:
Quê tôi ở nông thôn nhưng tôi lớn lên ở thành phố. Từ bé đến giờ, tôi mới chỉ được về quê có một lần. Nhưng lần ấy đã xa xôi lắm rồi, tôi chẳng còn nhớ điều gì nữa. Chả là lúc ấy tôi còn quá bé mà. Tuần vừa qua, tôi thật bất ngờ khi được bố mẹ cho về quê chơi ngày chủ nhật. Chuyến đi đã để lại trong tôi bao kỷ niệm khó quên.
Suốt đêm hôm trước, tôi gần như không ngủ. Tôi cứ nằm mà tưởng tượng về quê nội. Tôi chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê nghèo ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tôi nghủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bước chân đầu tiên từ tàu bước xuống là bước chân tôi đi vào nhà nội. Ngôi nhà nằm ngay cạnh đường tàu, ba gian cũ kỹ, được xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trước mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa trơ ra phơi mình dưới những cơn gió heo may.
Ăn cơm trưa xong, bố mẹ bắt tôi đi ngủ như ở trên thành phố. Đến chiều, tôi mới được mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không như thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tôi bỗng lao sầm vào một cậu bé trông người nhỏ nhắn hơn tôi khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. Tôi vội vàng:
- Xin lỗi cậu! Cậu có sao không?
- Không! Em không sao! Còn anh?
- Mình cũng không sao
Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ người bạn: cậu người nhỏ nhắn nhưng nhìn khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nước da cậu đen nhém nhưng đôi mắt sáng có vẻ rất thông minh. Tôi chủ động làm quen:
- Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
- Em tên là Minh, em 12 tuổi.
- Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau.
Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính như tôi nhanh chóng hoà nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tôi bao thú chơi ttong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tôi đã trở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tôi mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tôi biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường nhưng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tôi biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp đề chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to… Tóm lại ở Minh, tôi thấy như có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết được.
Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. Tôi chia tay người bạn mới quen để về thành phố. Trước khi đi Minh còn cho tôi một chiếc diều. Tôi cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu.
Về đến nhà, thỉnh thoảng tôi lại viết thư về quê hỏi thăm Minh. Tôi hay kể cho Minh nghe chuyện phố phường, còn Minh lại bù đắp cho tôi những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là người bạn mà tôi quen gần đây nhất. Tôi thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tôi lại có được một tình bạn sâu sắc và thân thương đến vậy!
Đề 2
Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.
Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.
Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và ***** một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.
Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!
Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.
Hay ta chu cong nhan dang xay nha di, cai de nay tuy se kho hon de kia nhung ma no co the de noi, ke,ta hon ay chu.
Noi duoc su quan trong cua chu ay trong xa hoi, cuc kho ra sao? tao nen bai van tuong doi la hay:-)
A. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về người bạn.
- Hoàn cảnh gặp gỡ giữa hai người ở đâu? vào lúc nào?
B. Thân bài.
- Kể lại buổi gặp gỡ đó (do tình cờ hay do người khác giới thiệu).
- Đặc điểm hay tính cách của người bạn đó có gì đặc biệt?
- Em thích nét tính cách nào nhất ở người bạn đó?
- Sau khi quen nhau, hai người đã đã cùng thi đua (hay giúp đỡ nhau) như thế nào để cùng có thành tích tốt hơn trong học tập.
C. Kết bài.
- Tình bạn mới giúp em như thế nào trong học tập và trong cuộc sống?
- Em suy nghĩ thế nào về tình bạn?
A. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về người bạn.
- Hoàn cảnh gặp gỡ giữa hai người ở đâu? vào lúc nào?
B. Thân bài.
- Kể lại buổi gặp gỡ đó (do tình cờ hay do người khác giới thiệu).
- Đặc điểm hay tính cách của người bạn đó có gì đặc biệt?
- Em thích nét tính cách nào nhất ở người bạn đó?
- Sau khi quen nhau, hai người đã đã cùng thi đua (hay giúp đỡ nhau) như thế nào để cùng có thành tích tốt hơn trong học tập.
C. Kết bài.
- Tình bạn mới giúp em như thế nào trong học tập và trong cuộc sống?
- Em suy nghĩ thế nào về tình bạn?
:)))^^^^ k mk nha!!!
Lập dàn ý
1)Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xảy được 15 năm.
2)Thân bài:
Thứ tự cụ thế (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a)Tả bao quát về ngôi trường.
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b)Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thăng tắp, trang trí giống nhau, dãv bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c)Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
Dàn ý
1. Mở bài
- Quê hương em ở vùng biển.
- Trường em mang tên vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.
2. Thân bài
- Vườn trường có hơn một vạn cây bạch đàn bốn mùa xanh tốt.
- Trường có một dãy nhà 2 tầng, 2 dãy nhà mái nhọn, gồm tất cả 36 phòng học.
- Một thư viện khiêm tốn có 2.000 đầu sách.
- Một phòng để đồ dùng dạy học.
- Hiệu bộ và văn phòng là một ngôi nhà 4 gian nằm bên phải trường.
- Sân trường rộng mênh mông , lát xi măng
- Cột cờ bằng thép không gỉ, cao 8mét, lúc nào cũng phấp phới tung bay lá cờ đỏ sao vàng.
- Vườn hoa là niềm vui tự hào của chúng em.
- Phòng học nào cũng có bảng màu xanh chống lóa, 12 bộ bàn ghế học sinh, bàn ghế cô giáo, cửa gương, đèn điện. Lớp học, bàn ghế sạch như chùi.
- Thứ 2 nào trường em cũng tổ chức chào cờ. Thầy cô giáo và toàn thể học sinh đều mặc đồng phục , 800 học sinh hát Quốc ca.
- Buổi sáng , 7 giờ trống trường dội vang. Thầy trò nô nức đến trường, 10 giờ rưỡi đã tan học, học sinh từ các lớp túa ra đông vui.
3. Kết bài
- Em rất tự hào về trường em.
- Nghỉ hè hoặc chủ nhật, ngày lễ ở nhà, em lại thấy nhớ trường, nhớ bạn...
- Sang năm, em lên lớp 6. Em sẽ xa mái trường tuổi thơ. Chắc là em sẽ nhớ nhiều, nhớ lắm…