K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2018

Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn.

Sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 1925 đến 1926, đồng chí tham gia phong trào học sinh ở Huế, năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Năm 1930, đồng chí bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh. Năm 1936, đồng chí hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên các báo của Đảng: “Tiếng nói của chúng ta”, “Tiến lên”, “Tập hợp”, “Thời báo”, “Tin tức”… Tham gia phong trào Đông Dương đại hội, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6/1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Đầu năm 1941, đồng chí về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng.

Tháng 12/1944, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Tháng 4/1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ, đồng chí được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ. Từ tháng 5/1945, đồng chí là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6/1945, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng.

Tháng 8/1945, đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, đồng chí được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3/1946, đồng chí là Chủ tịch Quân sự, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương. Tháng 10/1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam. Tháng 1/1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, đồng chí là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.

Từ tháng 1/1980, đồng chí là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4/1981 đến tháng 12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).

Đồng chí liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

17 tháng 5 2018

Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn.

Sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 1925 đến 1926, đồng chí tham gia phong trào học sinh ở Huế, năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Năm 1930, đồng chí bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh. Năm 1936, đồng chí hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên các báo của Đảng: “Tiếng nói của chúng ta”, “Tiến lên”, “Tập hợp”, “Thời báo”, “Tin tức”… Tham gia phong trào Đông Dương đại hội, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6/1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Đầu năm 1941, đồng chí về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng.

Tháng 12/1944, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Tháng 4/1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ, đồng chí được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ. Từ tháng 5/1945, đồng chí là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6/1945, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng.

Tháng 8/1945, đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, đồng chí được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3/1946, đồng chí là Chủ tịch Quân sự, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương. Tháng 10/1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam. Tháng 1/1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, đồng chí là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.

Từ tháng 1/1980, đồng chí là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4/1981 đến tháng 12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).

Đồng chí liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Hk tốt
14 tháng 7 2023

Một sự việc có thật liên quan đến những người bác sĩ anh hùng trong đại dịch Covid-19 là câu chuyện về bác sĩ Li Wenliang tại Trung Quốc.

Bác sĩ Li Wenliang là một nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung tâm của thành phố Vũ Hán, nơi được cho là ổ dịch ban đầu của Covid-19. Vào ngày 30 tháng 12 năm 2019, khi dịch bệnh vẫn chưa được công bố rộng rãi, bác sĩ Li đã gửi một tin nhắn trong một nhóm chat y tế, cảnh báo về một loại vi khuẩn tương tự như SARS đang lây lan trong bệnh viện.

Tuy nhiên, tin nhắn của bác sĩ Li đã bị chính quyền địa phương coi là "lá đồng" và bị buộc phải rút lại lời cảnh báo. Sau đó, ông bị cảnh sát đánh thuốc và buộc phải viết đơn xin lỗi vì đã "gây sợ hãi cho xã hội"

. Nhưng bác sĩ Li không ngừng cố gắng và tiếp tục công việc chữa trị bệnh nhân. Ông đã bị nhiễm bệnh và sau đó qua đời vào ngày 7 tháng 2 năm 2020, trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên của Covid-19

. Sau khi thông tin về cái chết của bác sĩ Li được công bố, dư luận quốc tế đã phản đối mạnh mẽ hành động của chính quyền Trung Quốc và coi ông là một anh hùng. Bác sĩ Li Wenliang đã trở thành biểu tượng của sự hy sinh và lòng dũng cảm của đội ngũ y bác sĩ trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.

27 tháng 4 2022

TK:

Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận về tính tự lập.Yếu tố quan trọng để đạt đến thành công chính là đức tính tự lập.Tính tự lập là một phẩm chất cao quý, đánh giá được khả năng của bản thân.

Thân bài

#1. Khái niệm tính tự lập

Tự lập là tự làm mọi thứ, tự sống cuộc sống mà mình chọn chứ không dựa dẫm hay nhờ đến sự giúp đỡ của ai khác.Tự lập là một đức tính tốt, người tự lập thường được mọi người yêu quý vì họ luôn tự biết cách xoay xở khi khó khăn, là điểm tựa vững chắc cho mọi người xung quanh.Tự lập là tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình.

#2. Ví dụ về tính tự lập

Tự làm việc nhàTự đi họcTự học bàiTự làm mọi thứ mà không cần phải ai hỗ trợ

#3. Biểu hiện tính tự lập

Người có tính tự lập là tự giác học tập, và làm việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra mà không cần ai đó theo sát, quản lý.Hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phù hợp với khả năng của bản thân mà không phải nhờ vả, nhờ sự trợ giúp của người khác, hoặc có suy nghĩ dựa dẫm, phụ thuộc gia đình, bạn bè thân thiết,…Tự tin, có bản lĩnh, chính kiến riêng, dám đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân

#4. Ý nghĩa của tính tự lập

Tự lập là đức tính quan trọng, vô cùng cần thiết mà ông cha ta đã dạy bảo từ nhỏTự lập giúp chúng ta sẽ chủ động, linh hoạt trong mọi việc, chúng ta có cái nhìn rộng bao quát, toàn diện hơn về mọi mặt trong cuộc sống.Tính tự lập giúp ta tự tin sáng tạo, có những ý tưởng, sáng kiến mới hỗ trợ cho việc học tập và công việc sau nàyTính tự lập giúp ta tự giác, có ý thức hành động, dám nghĩ dám làm, bản lĩnh và tự tin hơn khi đưa ra những quyết định.Tự lập giúp bản thân nhằm khẳng định năng lực của bản thân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ hơn.

#5. Dẫn chứng biểu hiện tính tự lập

Ví dụ Picaso thiên tài hội họaBác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của nước taJenner kylie – tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới Mở rộng vấn đề nghị luận

#6. Phản đề

Nêu ra các hiện trạng tính tự lập của giới trẻ ngày nay (Phản đề)Học sinh đang thiếu dần tính tự lập, ỷ lại vào học thêm, mạng Internet, sách tham khảo,…Nhiều người dựa dẫm, chờ đợi người khác.Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người biết sống tự lập, không phải chờ đợi, dựa dẫm, sống bằng chính bản thân.Hiện nay, còn có rất nhiều bản trẻ có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu.Vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân. Đó là một thái độ đáng chê trách và lên án.

#7. Bài học nhận thức và hành động

Rèn luyện tính tự lập từ khi còn nhỏ. Học cách tự lập từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày.Không ngừng học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đứcChăm chỉ học tập, tiếp thu tri thức, trau dồi những kiến thức văn hóa và chuyên môn cho bản thân.Cùng nhau giữ gìn và phát huy lan tỏa tính tự lập với tất cả mọi người xung quanh

Kết bài

Tóm tắt vấn đề cần nghị luận là tính tự lập.

Tính tự lập là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, là nguồn sức mạnh lớn lao giúp chính bản thân con người đương đầu với khó khăn, trắc trở trong cuộc sống Tự lập không chỉ là một phẩm chất mà nó còn là một lối sống, một phong cách sống đẹp của con người, được xem là giá trị cốt lõi trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi người, là chìa khóa gặt hái thành công.  Hãy tập cho mình cách sống tự lập ngay từ những điều giản đơn nhất các bạn nhé! Có như vậy, khi đương đầu mới biển lớn cuộc đời, chúng ta mới vững tay lái và phát huy được hết những khả năng của bản thân.
8 tháng 5

y nghi cua chien thang lich su dien bien phu