K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2022

Tham khảo:

1. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp vfa cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.

 

Thời gianQuá trình xâm lược của thực dân Pháp.Cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

1-9-1858Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà , mở màn cuộc xâm lược Việt Nam.Triều đình lãnh đạo nhân dân chống trả quyết liệt.
2-18592-1859 Pháp kéo vào Gia Định

Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

- Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc

24-2-1861-Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa , Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên hòa -Vĩnh Long.

- Quân ta kháng cự mạnh nhưng không thắng.

- Nguyễn Trung Trực đốt cháy Tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông ( 10-12-1861)

- Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa -Gò Công chuyển về Tân Phước.

- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp.

6-1867Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh long, An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn

- Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến tre, Vĩnh Long , Sa Đéc.

- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp.

- Nguyễn Hữu Huân ở Tân An , Mỹ Tho.

- Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông ( Rạch Giá )

- Dùng thơ văn để chiến đấu : như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huấn Nghiệp, Phan Văn Trị.

-Ngày 20-11

- Pháp đánh thành Hà Nội lần I.

- Pháp chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định

- Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình, nhưng thất bại, bị thương nhịn ăn mà chết.

- Con là Nguyễn Tri Lâm tử trận ở cửa ô Thanh Hà

- Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư một

25-4-1882

- Pháp đánh thành Hà Nội lần II.

- Pháp chiếm Hòn Gai , Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.

- Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành.

- Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư hai

18-8-188318-8-1883 Hạm đội Pháp đánh Thuận An.- Triều đình Huế đình chiến, ký hai Hiệp ước là Hác- Măng và Pa- tơ -nốt.
1884Hiệp ước Pa- tơ -nốt.Việt Nam là thuộc địa , nưả phong kiến của Pháp.
 

2. Lập bảng niên biểu phong trào Cần Vương (1885-1896):

NămSự kiện chính

5-7-1885Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế.
13-7-1885Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương “ kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
1885-1888Giai đoạn I: bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ
1888- 1896sau Vua Hàm Nghi bị bắt, qui tụ thành những khởi nghĩa lớn
1886-1887Khởi nghĩa Ba Đình ( Phạm Bành, Đinh Công Tráng)
1883-1892Khởi nghĩa Bãi Sậy (Tán Thuật )
1885-1895Khởi nghĩa Hương Khê (Phan Đình Phùng và Cao Thắng)

3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ( Đến năm 1918)

Niên đạiSự kiện

1905-1909- Phong trào Đông Du
1907- Đông Kinh nghĩa thục
1908- Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì
1911- Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước
13 tháng 4 2022

refre

1-9-1858Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà , mở màn cuộc xâm lược Việt Nam.Triều đình lãnh đạo nhân dân chống trả quyết liệt.
2-18592-1859 Pháp kéo vào Gia Định

Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

- Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc

24-2-1861-Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa , Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên hòa -Vĩnh Long.

- Quân ta kháng cự mạnh nhưng không thắng.

- Nguyễn Trung Trực đốt cháy Tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông ( 10-12-1861)

- Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa -Gò Công chuyển về Tân Phước.

- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp.

6-1867Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh long, An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn

- Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến tre, Vĩnh Long , Sa Đéc.

- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp.

- Nguyễn Hữu Huân ở Tân An , Mỹ Tho.

- Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông ( Rạch Giá )

- Dùng thơ văn để chiến đấu : như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huấn Nghiệp, Phan Văn Trị.

-Ngày 20-11

- Pháp đánh thành Hà Nội lần I.

- Pháp chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định

- Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình, nhưng thất bại, bị thương nhịn ăn mà chết.

- Con là Nguyễn Tri Lâm tử trận ở cửa ô Thanh Hà

- Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư một

25-4-1882

- Pháp đánh thành Hà Nội lần II.

- Pháp chiếm Hòn Gai , Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.

- Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành.

- Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư hai

18-8-188318-8-1883 Hạm đội Pháp đánh Thuận An.- Triều đình Huế đình chiến, ký hai Hiệp ước là Hác- Măng và Pa- tơ -nốt.
1884Hiệp ước Pa- tơ -nốt.Việt Nam là thuộc địa , nưả phong kiến của Pháp.
5-7-1885Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế.
13-7-1885Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương “ kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
1885-1888Giai đoạn I: bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ
1888- 1896sau Vua Hàm Nghi bị bắt, qui tụ thành những khởi nghĩa lớn
1886-1887Khởi nghĩa Ba Đình ( Phạm Bành, Đinh Công Tráng)
1883-1892Khởi nghĩa Bãi Sậy (Tán Thuật )
1885-1895Khởi nghĩa Hương Khê (Phan Đình Phùng và Cao Thắng)
1905-1909- Phong trào Đông Du
1907- Đông Kinh nghĩa thục
1908- Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì
1911- Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước

 

3 tháng 1 2023

Câu 8:

1. Anh:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

b) Về chính trị:

Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

c) Về đối ngoại:

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

 

2. Pháp:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

c) Về chính trị, đối ngoại:

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2

3. Đức:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

4. Mĩ:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời

=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.

Câu 11:

Thời gianChiến sựKết quả
1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

 

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga.Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
1916Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong.Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.
2/1917Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.
2/4/1917Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.
 Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.Hai bên ở vào thế cầm cự.
11/1917Cách mạng tháng 10 Nga thành côngChính phủ Xô viết thành lập
3/3/1918Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốpNga rút khỏi chiến tranh
Đầu 1918Đức tiếp tục tấn công PhápMột lần nữa Pa-ri bị uy hiếp
7/1918Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công.Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11
9/11/1918Cách mạng Đức bùng nổNền quân chủ bị lật đổ
11/11/1918Chính phủ Đức đầu hàngChiến tranh kết thúc

Câu 14:

a) Đối với nước Nga

- Lật đổ được phong kiến, tư sản.

- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

- Chính quyền: không còn người bóc lột người.

- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.

b) Đối với thế giới

- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản

- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

25 tháng 1 2022

1. Lập bảng niên biểu các sự kiện chính về phong trào yêu nước chỗng Pháp từ năm 1885 đến cuối thế kỷ XIX. 2. Nhận xét về phong trào yêu nước

25 tháng 1 2022

phải cái này hem

30 tháng 11 2018
Niên đại Sự kiện
14-7-1789 Quần chúng tấn công pháo đài nhà tù - nhà tù Ba-xtri
8-1979 Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
9-1971 Công bố hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến
10-8-1792 Lật đổ ách thống trị của phái lập hiến
21-9-1792 Thành lập nền công hòa đầu tiên
2-6-1793 Lật đổ phái Gi-rông đanh, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền
27-7-1794 Đảo chính lật đổ Gia cô banh
26 tháng 4 2020

Nước Việt Nam giữa thế kỷ XIX - trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp.

- Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam bị khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội nảy sinh, biểu hiện là những cuộc bạo loạn và khởi nghĩa bùng phát trên phạm vi cả nước.

- Yêu cầu lịch sử là thống nhất đất nước, cải thiện đời sống của nhân dân.

- Giữa lúc đó các nước phương Tây trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa nên ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông.

- Sau thời gian điều tra, tìm hiểu, thực dân Pháp tìm cách xâm lược Việt Nam, thông qua các hoạt động truyền giáo, bằng nhiều thủ đoạn, Pháp đã thiết lập những cơ sở chính trị, xã hội, dọn đường cho cuộc xâm lược.

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

- Thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam:

+ Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Tháng 2/1859, Pháp đánh thành Gia Định.

+ Tháng 2/1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kì.

+ Ngày 5/6/1862, triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Tháng 6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kì.

+ Ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội.

+ Ngày 18/8/1883, Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký Hiệp ước Hácmăng.

+ Ngày 6/6/1884, ký hiệp ước Patơnốt, hiệp ước cuối cùng đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến Việt Nam.

- Trái ngược với triều đình Huế, nhân dân Việt Nam đã bền bỉ chiến đấu chống thực dân Pháp khiến chúng phải mất 26 năm mới hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược và 11 năm bình định mới thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi. Trong những năm cuối thế kỉ XIX, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân như phong trào Cần vương và các cuộc khởi nghĩa.

- Phong trào Cần Vương (1885 – 1896):

+ Ngày 5/7/1885, phe chủ chiến ở Huế phản công quân Pháp.

+ Ngày 13/7/1885, ra chiếu Cần vương và phát động phong trào đến năm 1896 mới chấm dứt.

- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

+ Từ năm 1886 – 1887, diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

+ Từ năm 1883 – 1892, diễn ra cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.

+ Từ năm 1885 – 1895, diễn ra cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

+ Từ năm 1884 – 1913, diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.

- Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê, thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa quy mô, hệ thống trên toàn Đông Dương.

- Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến, là nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.

- Thực dân Pháp áp dụng thêm nhiều thứ thuế, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam.

- Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện nhiều thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, cơ cấu xã hội biến động, xuất hiện một số tầng lớp mới. Giai cấp công nhân còn đang trong giai đoạn tự phát, tư sản và tiểu tư sản đã phát triển nhưng chưa trở thành giai cấp thực thụ. Tuy nhiên các tầng lớp này đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động yêu nước đầu thế kỉ XX.

Phong trào yêu nước và cách mạng.

- Cuối thế kỷ XIX, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu vào Việt Nam và được các sĩ phu yêu nước đón nhận.

+ Từ năm 1905 – 1909, diễn ra phong trào Đông Du.

+ Năm 1907, diễn ra phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

+ Năm 1908, diễn ra cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.

- Do tầm nhìn hạn chế và nhiều trở lực, các cuộc vận động yêu nước đầu thế kỉ XX cuối cùng đều thất bại.

- Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, đầu thế kỉ XX vẫn bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh, khởi nghĩa.

+ Năm 1916, vụ mưu khởi nghĩa ở Huế.

+ Năm 1917, diễn ra khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên.

- Phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn này bị khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo nên kết quả đều bị đàn áp và thất bại. Trong bối cảnh đó, năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, là cơ sở quan trọng cho con đường cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam.

12 tháng 4 2019

đến cuối thế kỉ XIX ạ!!