K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2021

Tham Khảo

Câu1

 

- Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chiếm 13,8%.

- Nét văn hóa của các dân tộc thể hiện ở: ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…

Ví dụ:

+  Ngôn ngữ: Tiếng Việt (tiếng phổ thông của người Kinh), tiếng Tày (dân tộc Tày), tiếng Thái  (dân tộc Thái), tiếng Khơme (dân tộc Khơme)….

+ Trang phục: người Kinh có áo dài và nón lá; người HơMông có váy xòe thổ cẩm, con trai dân tộc Êđê đóng khố…

+ Tục cưới hỏi: người Kinh - có lễ dặm ngõ, ăn hỏi và rước dâu; dân tộc ít người có tục bắt vợ.

+ Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một tháng giêng theo Âm lịch

+ Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.

Câu 2

Tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta không đồng đều :

 - Dân tộc Kinh phân bố trải trải đều khắp cả nước từ đồng bằng , ven biển , trung du .

 - Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở miền núi và trung du .

    + Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên 30 dân tộc sinh sống .

    + Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người sinh sống .

    + Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tốc Chăm , Khơ- mẹ xem kẽ người Kinh sinh sống .

    + Ngoài ra người Hoa sống ở đô thị ( TPHCM ) và một số dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc đến Tây Nguyên sinh sống .

Câu 3   Bn có thể tự lm

                     Môn Địa 9 nha mn1. Nước ta có kết cấu dân số trẻ , thể hiện như thế nào ?2. Trung du và miền núi phía bắc là địa bàn cư trú của các dân tộc nào 3. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ( năm 1999 ) dân tộc (kinh) có số dân đông nhất chiếm khoản bao nhiêu % ?4. Người Kinh (Việt) có địa bàn cư trú ở đâu ?5. Số dân nước ta đến năm 2019 ?6. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở dân cư nông thôn ? 7,...
Đọc tiếp

                     Môn Địa 9 nha mn
1. Nước ta có kết cấu dân số trẻ , thể hiện như thế nào ?
2. Trung du và miền núi phía bắc là địa bàn cư trú của các dân tộc nào 
3. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ( năm 1999 ) dân tộc (kinh) có số dân đông nhất chiếm khoản bao nhiêu % ?
4. Người Kinh (Việt) có địa bàn cư trú ở đâu ?
5. Số dân nước ta đến năm 2019 ?
6. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở dân cư nông thôn ? 
7, Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng là do nguyên nhân nào ?
8 Vùng kinh nào không giáp biển ? 
9 Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm nào ?
10 Trong các nhân tố kinh tế - xã hội , nhân tố nào có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển nông nghiệp ? 
11 Ý nào KHÔNG thuộc mặt mạnh của nguồn lao động nước ta ?

1
19 tháng 10 2021

ai chỉ e với huhu

 

6 tháng 11 2021

A

6 tháng 11 2021

A. 1,2,3 nhé bạn

9 tháng 5 2019

a) Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

b) Vì sao phải thực hiện chiến lược đó?

- Xuất phát từ thực trạng về dân số và nguồn lao động.

+ Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta vẫn còn cao (1,32%o năm trong giai đoạn 2002 - 2005). Mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

+ Sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng:

• Giữa đồng bằng với trung du, miền núi: Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên quan trọng của đất nước.

• Giữa thành thị với nông thôn: dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1% (năm 2005).

Sự phân bố dân cư không hợp lí đã dẫn đến: sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu; khai thác tài nguyên ở những nơi ít lao động rất khó khăn,...

+ Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, nhất là khu vực miền núi và trung du; chất lượng nguồn lao động còn hạn chế (lao động có việc làm chưa qua đào tạo chiếm 75% - năm 2005) và phân bố không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.

- Đảm bảo các mục tiêu về kinh tế - xã hội của đất nước: phát huy nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

4 tháng 7 2017

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.

- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.

b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn:

+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.

+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

20 tháng 12 2016

- Nguyên nhân:

+ Dân số nước ta đông

+ Tỉ lệ dân ở độ tuổi sinh đẻ cao

+ Quan niệm lạc hậu: Trọng nam khinh nữ, Trời sinh voi sinh cỏ

+ Kế hoạch hóa gia đình còn chưa phát huy hết khả năng, nhất là ở các vùng miền núi

+ Nguyên nhân của từng cá thể: Tập tính thích đông con,...

- Hậu quả:

+ Kinh tế:

● Làm cho kinh tế chậm phát triển

● Khó khăn trong giải quyết việc làm

● Ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa cung (cung cấp) và cầu (nhu cầu)

● Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ bị hạn chế

+ Tài nguyên và môi trường

● Tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng hơn

● Môi trường ngày càng bị ô nhiễm

● Thu hẹp môi trường sống của các loài động vật

+ Xã hội

● Chất lượng cuộc sống của người dân châm được nâng cao

● Thu nhập bình quân đầu người thấp

● Gây sức ép lớn cho văn hóa, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng

● Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn => Gây ra nhiều tệ nạn xã hội

2 tháng 1 2017

trả lời đúng rồi

21 tháng 5 2019

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả

Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.