K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Lời của các nhân vật từ câu “Bữa sau sư phụ mới hay” đến câu “Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều” (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, dựa vào:

- Có sử dụng khẩu ngữ góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm và thái độ của người nói.

- Sử dụng trợ từ và các từ ngữ chêm chen…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

So sánh

Văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một)

Văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một)

Sự tương đồng

- Xây dựng tình huống truyện xoay quanh nhân vật Thị Mầu để làm nổi bật lên nhân vật Thị Kính.

- Sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính văn học dân gian.

Sự khác biệt

- Thông qua những hành động Thị Mầu để làm nổi bật lên hình ảnh Thị Kính.

→ Làm nổi bật sự trái ngược giữa hai nhân vật, từ đó làm nổi bật lên hình tượng Thị Kính.

- Khắc họa hình tượng Thị Kính thông qua chính những hành động, vẻ đẹp phẩm chất nhân cách của nhân vật Thị Kính.

 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Nêu thông điệp văn bản gửi đến người đọc.

1
9 tháng 5 2019

- Trân trọng tiếng nói của dân tộc mình và tất cả tiếng nói của dân tộc khác.

- Biết nói những lời tốt đẹp, những lời yêu thương, những lời thành thực và tránh xa lộng ngữ, tà ngôn.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Trong chương trình Ngữ văn 11 học kì II, có một văn bản đề cập đến tầm quan trọng của tiếng nói, hãy nêu tên văn bản và tên tác giả.

1
23 tháng 7 2017

- Văn bản: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

- Tác giả: Nguyễn An Ninh

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

1
4 tháng 4 2019

Phương thức biểu đạt của văn bản: Phương thức nghị luận

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai."?

1
11 tháng 4 2017

Tiếng nói là Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai:

- Tiếng nói là tài sản văn hóa tinh thần thế hệ cha ông trong quá khứ đã tạo dựng và để lại.

- Tiếng nói nằm trong kí ức: Tiếng nói đã được bao thế hệ trong quá khứ sử dụng.

- Nối dài trong hiện tại: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói tức là thừa hưởng, phát huy và sáng tạo di sản của cha ông.

- Bắc cầu đến tương lai: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói còn là cách để gìn giữ, lưu truyền cho con cháu mai sau.

Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong hai đoạn trích dưới đây:a. Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét...
Đọc tiếp

Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong hai đoạn trích dưới đây:

a. Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.

À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.

- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

- Có gì ăn thì ăn, chả ăn giầu.

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

- Đấy, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi.

- Rích bố cu, hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

(Kim Lân, Vợ nhặt)

b. Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi. Làm lý trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng:

- Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ giỏi lôi thôi, biết gì?

Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút:

- Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà lại xúm lại như thế này?

Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê vốn ghét lôi thôi? Ai dại gì mà đứng ì ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng! Sau còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khẽ lay và nói:

- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi tại cái cười:

- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngóe đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng, cụ thân mật hỏi:

- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi, đi vào nhà uống nước.

Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:

- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.

Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:

- Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính không nghĩ trước sau. Ai, chứ với nó còn có họ kia đấy.

(Nam Cao, Chí Phèo)

2
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

a. Ngôn ngữ nói trong đoạn trích văn bản Vợ nhặt – Kim Lân: leo lẻo cái mồm, ăn miếng giầu đã, hở, đấy…

- Ngôn ngữ nói ở đây xuất hiện trong tình huống giao tiếp cụ thể: trong buổi gặp lại thị lần thứ hai.

+ Tiếp xúc trực tiếp.

+ Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai (thị và Tràng).

- Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh

- Phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ: cong cớn trước mặt hắn, thị đon đả….

- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: Từ ngữ, câu (khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

b. Ngôn ngữ nói trong đoạn trích văn bản Chí Phèo – Nam Cao: đứng ỳ ra, đấy thôi, biết chừng, con ngóe đâu…

- Ngôn ngữ nói ở đây xuất hiện trong tình huống giao tiếp cụ thể: Chí Phèo đến nhà bá Kiến rạch mặt ăn vạ

+ Tiếp xúc trực tiếp.

+ Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai (Chí Phèo và bá Kiến).

- Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh

- Phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ: rên lên, đang xưng xỉa chực tâng công…

- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: Từ ngữ, câu (khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu được thuật lại theo ngôi kể thứ 3, qua điểm nhìn của tác giả.

- Dựa vào nội dung văn bản, người kể giấu mình không xưng (tôi) chỉ kín đáo gọi sự vật theo ngôi thứ ba: gọi tên nhân vật theo nhận xét của mình và kể sao cho sự việc diễn ra theo trình tự.

22 tháng 3 2018

 - Phần in đậm nằm đầu câu

- Nó có cấu tạo là cụm động từ

- Có thể chuyển phần in đậm: bà già kia thấy thị hỏi, bật cười

Nhận xét: sau khi chuyển câu có hai vị ngữ, vị ngữ có cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ trước, nối tiếp sẽ rõ ràng hơn.

1. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:a) Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thẳng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chủng.Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng...
Đọc tiếp

1. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:

a) Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:

- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thẳng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chủng.

Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:

- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con nghé đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:

- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

(Nam Cao)

b)- Sao? Cải số tiền đỏ, cậu đã có để trả tôi chưa?

- Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau. Ông chủ bĩu môi, nói:

- Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra toà đó.

Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dễ

- Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy. Vậy cậu liệu liệu mà

đi làm ăn chi?

- Vâng, tôi vẫn định thế...

- Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.

- Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?

- Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng.

- Trong nửa tháng! Chà!

 

(Nguyễn Công Hoan)

1
19 tháng 7 2023

Tham khảo nhe!

a) - Sử dụng kết hợp cử chỉ kết hợp điệu bộ, ánh mắt, nét mặt với nhau:

+ Cử chỉ: khẽ lay, gọi, rên, đổi giọng.

+ Điệu bộ: khẽ lay, cười nhạt.

+ Ánh mắt: lim dim.

+ Nét mặt: cười giòn giã (mặt cười đểu).

b) - Sử dụng cử chỉ, điệu bộ:

+ Cử chỉ: ngọt ngào dỗ.

+ Điệu bộ: bĩu môi.

- Sử dụng những từ biểu cảm (thán từ): Chà!