Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Mở bài
– Trong “Tiếng nói của văn nghệ” Nguyễn Đình Thi viết “ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không chỉ ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nới một điều gì mới mẻ anh gửi vào tác phẩm một lá thư; một lời nhắn nhủ, anh muốn dem một phần của mình góp phần vào đời sống chung quanh”.
– Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ( 1980) của Thanh Hải được ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là khi nhà thơ đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Bài thơ đã thực sự mang đến những điều mới mẻ, là lời nhắn nhủ mà nhà thơ muốn đem góp vào đời sống.
II. Thân bài:
Giải thích nhận định– Văn học nghệ thuật luôn lấy con người và đời sống làm đối tượng phản ánh. Không có một tác phẩm nghệ thuật nào mà không được xây dựng nên từ chất liệu hiện thực cuộc sống. Vì thế “ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại”, nghĩa là hiện thực cuộc sống là chất liệu, là nguồn cảm hứng để người nghệ sĩ sáng tác nghệ thuật.
– “Nhưng người nghệ sĩnh không ghi lại cái đã có rồi”, nghĩa là nghệ sĩ không sao chép y nguyên thực tại mà luôn muốn nói những điều mới mẻ. Đó là những khám phá, phát hiện rất mới mẻ, rất riêng của người nghệ sĩ về con người và cuộc sống . “ Điều mới mẻ” trong một tác phẩm có khả năng chiếu tỏa lên cuộc dời ta, soi vào tâm hồn ta, làm cho ta thay đổi hẳn cách nghĩ, cách nhìn, cách sống theo chiều hướng tích cực hơn.
– Người nghệ sĩ còn “ gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. Lá thư, lời nhắn nhủ là sự sống, là tưởng, tình cảm mà người nghệ sĩ muốn truyền cho người đọc. Mỗi tác phẩm văn nghệ ngoài phản ánh thực tại cuộc sống còn có chức năng giáo dục và cải tạo xã hội.
2. Chứng minh, làm sáng tỏ “ điều mới mẻ”, “ lời nhắn nhủ” mà nhà thơ muốn đem “ góp vào đời sống”.
a. Mùa xuân nho nhỏ là một tác phẩm nghệ thuật xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: Đó là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời: sắc màu tươi thắm, âm thanh tươi vui rộn rã. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải đẹp, thơ mộng, khoáng đạt, hài hòa đường nét, màu sắc, âm thanh đậm đà sắc màu xứ Huế.
Trong thi phẩm, nhà thơ không sao chép, ghi lại những điều đã có mà còn ghi vào đó “ những điều mới mẻ”. Mùa xuân vốn là đề tài quen thuộc của thi ca xưa nay nhưng Thanh Hải lại có cảm nhận và cách thể hiện riêng.
– Mới mẻ về nội dung: mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, từ vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên rồi mở rộng ra với mùa xuân của đất nước, của cách mang và lắng lại vào suy tư làm bừng lên khát khao cống hiến cháy lòng của thi sĩ. Nhà thơ quan niệm cuộc đời mình, cuộc đời mỗi người là một mùa xuân nho nhỏ, nhiều Mùa xuân nho nhỏ góp lại sẽ làm nên mùa xuân vĩnh hằng của non sông. Trước sắc xuân phơi phới của đất trời, của dân tộc, Thanh Hải mong được dâng hiến thật nhiều cho cuộc đời chung, cho quê hương, đất nước bất chấp thời gian, tuổi tác. Từ những điều mới mẻ ấy, nhà thơ đã nhắn nhủ tới mỗi con người hãy biết đem tài năng, tâm huyết, sức lực của mình để cống hiến làm đẹp cho cuộc đời chung.
– Mới mẻ về nghệ thuật : ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa biểu tượng; chất họa gợi cảm, chất nhạc vấn vương; giọng điệu biến đổi linh hoạt, khi ngọt ngào, tha thiết, say sưa, khi hối hả, khi lại trầm lắng suy tư. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc góp thêm vào vườn ca mùa xuân một nốt nhạc trầm và xúc động, sao xuyến lòng người.
b. “ Lời nhắn nhủ” mà nhà thơ muốn đem “ góp vào đời sống”.
– Bài thơ ra đời khi Thanh Hải sắp vĩnh biệt cuộc đời nhưng cả bài thơ vẫn ngập tràn sức xuân và khát vọng, sống mãnh liệt. Điều đó đã gieo vào lòng người đọc những rung động sâu xa, truyền cho người đọc niềm lạc quan, yêu đời ngay cả khi mặt trời sắp lặn.
– Bài thơ không chỉ được coi là lời tổng kết cuộc đời nhà thơ mà còn là lời trăng trối ông gửi lại cho đời. Cuộc sống mỗi người chỉ có ý nghĩa khi cống hiến và hi sinh, khi biết gắn cuộc đời mình vào cuộc sống chung. Một người hãy góp một nốt trầm, “Mùa xuân nho nhỏ” vào bản hoa ca bất tận của cuộc đời.
III. Kết bài
– Sự sáng tạo của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ góp phần làm nên thành công của bài thơ. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một lẽ sống đẹp Thanh Hải gửi nhắn lại cho cuộc sống hôm qua, hôm nay và mãi về sau.
– Bài thơ có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, khơi gợi trong ta những khát khao được sống và cống hiến thật nhiều cho cuộc đời chung.
Tham khảo nha em:
Dù nghèo khổ nhưng vì lòng tự trọng nên lão Hạc chảng bao giờ phiền lụy đến ai. Ông giáo thương cảm muốn ngấm ngầm giúp đỡ thì “lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Phải chăng lão hiểu nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của người khác, Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại nhờ bà con làm ma cho. Cái chết của lão chính là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài “gàn dở bần tiện”, lão đã sống với chết đi với ý thức tự trọng lớn lao. Qua văn bản có thể thấy lòng tự trọng của lão Hạc vô cùng đáng quý
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
Đáp án: A