Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, có anh thanh niên nghèo khổ tên là Khoai. Mồ côi cha mẹ, anh phải đi làm thuê cho một lão phú hộ trong vùng.
Biết tính anh thật thà, chất phác, lão phú hộ rắp tâm lừa gạt để bóc lột sức lao động của anh. Một hôm, lão giả bộ chân tình, vỗ vai anh bảo:
- Thấy mày hiền lành, chăm chỉ, tao thương lắm ! Mày cố làm việc cho tao sẽ gả con gái cho!
Nghe lão nói thế, anh Khoai mừng lắm. Ngày này qua ngày khác, anh làm việc quần quật không tiếc sức, bất kể nắng mưa, khuya sớm. Lão phú hộ đắc ý, cười thầm trong bụng.
Cô con gái lão càng lớn càng xinh. Lão nghĩ bụng: “Con gái ta phải gả cho nhà giàu mới xứng. Đời nào ta lại để nó làm vợ cái thằng khố rách áo ôm kia!”. Thế rồi, lão âm thầm nhận lời gả cô cho con trai một trọc phú làng bên. Anh Khoai vẫn cần cù làm việc và không hề hay biết về âm mưu xấu xa của lão.
Ngày cưới đã đến. Lão phú hộ chuẩn bị tiệc tùng linh đình. Sợ lộ chuyên, lão gọi anh Khoai đến, ngon ngọt nói rằng:
- Ta giữ đúng lời hứa với anh. Hôm nay, ngày lành tháng tốt, ta cho làm đám cưới. Cỗ bàn ta đã chuẩn bị cả rồi. Có điều, anh cũng phải kiếm chút gì làm sính lễ chứ! Anh hãy vào rừng, tìm một cây tre trăm đốt, mang về đây để vót đũa cưới. Hãy đi nhanh lên cho kịp!
Được lời như cởi tấm lòng, anh Khoai hăm hở vác dao vào rừng. Anh tìm mãi, tìm mãi mà không thấy có cây tre nào có đủ trăm đốt. Trời đã quá trưa, tủi thân, anh ngồi thụp xuống đất, ôm mặt khóc hu hu. Bỗng nhiên, một tiếng nói ấm áp vang lên bên tai anh:
- Tại sao cháu khóc? Cháu hãy nói cho ta nghe, để ta nghĩ xem có cách nào giúp cháu chăng?
Anh Khoai bàng hoàng ngẩng đầu lên nhìn. Trước mặt anh là ông Bụt đang mỉm cười nhân hậu. Anh kể hết sự tình cho Bụt nghe. Bụt dạy:
- Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre đem tới đây cho ta!
Chỉ loáng sau, công việc đã xong. Anh Khoai mừng rỡ đặt một trăm đốt tre trước mặt Bụt. Bụt lại dạy:
- Con hãy xếp chúng nối tiếp với nhau!
Anh Khoai làm theo lời Bụt. Bụt vỗ tay ba cái và đọc câu thần chú:
- Khắc nhập! Khắc nhập! Khắc nhập!
Tức thì, trăm đốt tre dính liền với nhau thành cây tre trăm đốt trước con mắt ngạc nhiên, thích thú của anh Khoai. Anh vui sướng cảm tạ Bụt rồi định vác về nhà nhưng cây tre dài quá, không cách nào đem ra khỏi rừng được. Anh đang loay hoay, bối rối thì Bụt bảo:
- Con hãy đặt nó xuống rồi đọc câu thần chú : Khắc xuất! Khắc xuất! Khắc xuất!
Trong nháy mắt, một trăm đốt tre tách rời ra như cũ. Anh Khoai vòng tay tạ ơn Bụt rồi bó thành hai bó, vội vã gánh về nhà.
Tiệc cưới đang linh đình, thấy anh Khoai về, lão phú hộ chạy ra quát mắng phủ đầu:
- Tao bảo mày đi tìm cho tao cây tre trăm đốt chứ tao có bảo mày chặt một trăm đốt tre đâu! Mau mau cút khỏi đây ngay!
Biết mình đã bị lão lừa, anh Khoai giận lắm. Anh lẳng lặng xếp một trăm đốt tre nối với nhau trên mặt sân rồi hô lớn:
- Khắc nhập! Khắc nhập! Khắc nhập!
Ngay lập tức, trăm đốt tre dính liền thành cây tre trăm đốt thẳng băng. Thấy vậy, lão phú hộ tò mò đến gần xem. Anh Khoai đọc câu thần chú trên, lập tức lão bị dính vào cây tre. Lão hoảng sợ kêu cứu vang trời. Lão thông gia cùng gã con rể nhào vào kéo giúp cũng bị dính luôn. Mọi người hốt hoảng gỡ ba người ra nhưng vô hiệu. Họ bị dính chặt với nhau thành một đoàn rồng rắn trông thật tức cười.
Lão phú hộ khóc lóc, van xin anh Khoai tha chết và tuyên bố gả con gái cho anh. Lúc bấy giờ, anh Khoai mới thong thả đọc:
- Khắc xuất! Khắc xuất! Khắc xuất!
Cây tre lại rời ra thành trăm đốt như cũ. Mọi người thoát nạn vội tản về nhà. Thế là anh Khoai cưới được vợ đẹp. Còn lão phú hộ thì bị anh cho một bài học nhớ đời.
Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em nói: “ở hiền gặp lành, ở ác báo ác. Con người sống phải nhân hậu, trung thực. Câu chuyện bà kể cho cháu nghe vừa là đạo lí, vừa là ước mơ ngàn đời của người lao động đấy, cháu ạ!”.
BÀI THAM KHẢO NHA
Kể lại truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
Trong những truyện thần thoại mà cô giáo đã kể cho chúng em nghe, em thích nhất truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Truyện phản ánh cách giải thích các hiện tượng thiên nhiên như mưa, gió, lũ lụt và quá trình đấu tranh chống thiên tai của tổ tiên ta thuở trước. Truyện kể rằng:
Ngày xửa ngày xưa, Hùng Vương thứ 18 chỉ sinh được một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Nhà vua muốn chọn cho con gái một người chồng tài giỏi nên ban lệnh kén rể hiền.
Hàng trăm chàng trai đến kinh đô xin ra mắt nhưng công chúa vẫn chưa chọn được ai. Một hôm, có hai người dung mạo khác thường cùng đến cầu xin. Một người là Sơn Tinh, chúa của miền núi cao; một người là Thuỷ Tinh chúa của vùng nước thẳm.
Nhà vua băn khoăn không biết chọn ai làm rể, bèn yêu cầu hai người thi tài trước toàn thể triều đình. Sơn Tinh có tài dời non, chuyển núi. Chàng chỉ tay về hướng Đông, hướng Đông xuất hiện những cánh đồng thẳng cánh cò bay, chỉ tay về hướng Tây, hướng Tây mọc lên những dãy núi đồi trùng điệp. Thuỷ Tinh tài ba không kém. Chàng trổ tài hô mưa gọi gió, trong chớp mắt tạo nên sông, nên biển. Cả hai quyết tranh phần thắng.
Thấy cuộc thi tài kéo dài mà không phân thắng bại, Hùng Vương khó xử vô cùng, đành ra điều kiện:
- Ngày mai, ai đem lễ vật tới trước, ta sẽ gả công chúa cho. Lễ vật phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Sáng hôm sau, lúc trời còn mờ sương, Sơn Tinh đã đến với đầy đủ lễ vật quý giá. Vua Hùng rất hài lòng, cho phép Sơn Tinh cưới Mị Nương và rước nàng về núi Tản Viên.
Thuỷ Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, quyết đuổi theo giành lại Mị Nương.
Chàng hoá phép làm cho trời đất tối tăm, mưa to, gió lớn, sấm chớp đùng đùng, nước sông dâng lên cuồn cuộn. Thuồng luồng, ba ba, binh tôm, tướng cá hùng hổ tiến đánh Sơn Tinh. Quân Thuỷ Tinh đi tới đâu gây thiệt hại ghê gớm tới đó. Nhà đổ, cây gãy, ruộng đồng chìm ngập trong biển nước mênh mông.
Sơn Tinh bình tĩnh chỉ huy quân lính chống trả. Chàng nâng núi lên cao. Nước dâng đến đâu, núi cao hơn tới đó. Từng dãy đồi mọc lên san sát bên nhau, tạo thành bức trường thành khổng lồ ngăn nước lũ. Quân Sơn Tinh hăng hái nhổ cây, lăn đá, tiêu diệt quân của Thuỷ Tinh. Cuộc chiến kéo dài ròng rã suốt mấy tháng trời. Cuối cùng, Thuỷ Tinh thua trận, phải rút quân về.
Nhưng Thuỷ Tinh không quên mối thù xưa. Hằng năm, cứ đến cuối mùa hè là Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, hòng giành lại Mị Nương.
Truyện thần thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh cho thấy tổ tiên ta từ mấy ngàn năm trước đã có khát vọng chinh phục và chiến thắng thiên tai. Giải thích nạn lụt lội hàng năm bằng những hình ảnh, chi tiết thần kì vô cùng hấp dẫn, điều đó chứng tỏ trí tưởng tượng của người xưa quả là phong phú.
thi rồi nha nhưng các trường cho đề khác nhau nên không thể biết được,với giáo viên còn không biết
Dàn ý tả chiếc cặp sách.
I. Mở bài :
- Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.
II. Thân bài :
a) Tả bao quá t chiếc cặp sách :
- Chiếc cặp có quai đeo
- Làm bằng vải da
- Hình khối hộp chữ nhật
- Màu xanh tươi và xanh thẫm
b) Tả chi tiết từng bộ phận :
- Nắp cặp và mặt trước:
+ Màu xanh tươi có hình trang trí.
+ Đường viền cặp màu vàng.
+ Khóa sáng loáng.
- Mặt sau cặp:
+ Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
+ Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.
- Quai cặp:
+ Quai da den để xách.
+ Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.
- Các bộ phận bên trong:
+ Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
+ Công dụng của từng ngăn,...
III. Kết bài :
- Tình cảm gắn bó với chiếc cặp
Tham khảo nha bạn:
=>
I. Mở bài
- Đúng vào dịp sinh nhật, em được tặng một cây bút máy.
- Cây bút đó rất tốt, em mới dùng khi vào học lớp sáu.
II. Thân bài
a. Tả bao quát hình dáng bên ngoài
- Bút đặt trong một chiếc hộp nhựa trong.
- Hình dáng cây bút: dài và thon thon, trông rất xinh xắn.
b. Tả từng bộ phận
- Thân bút và nắp bút bằng nhựa, màu hồng... Cái cài bút màu vàng sáng loáng.
- Nắp bút đậy vừa khít vào thân bút.
- Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng; đầu ngòi tròn, chắc nịch.
- Cái lưỡi gà màu đen có những rãnh nhỏ, hơi vót nhọn phía đầu; nó nằm dưới ngòi bút.
- Ruột bút làm bằng một thứ nhựa tốt, nằm giữa hai mảnh sắt nhỏ như hình cái nhíp. Bên trong ruột là một ống dẫn nước, bé như que tăm.
III. Kết luận
Tác dụng của chiếc bút và cách em giữ nó.
Ví dụ: Chiếc bút giúp em viết đẹp hơn trước. Vì vậy em bảo quản nó rất cẩn thận...
1.bộ ấm chén thật đẹp
2.những bông hoa tươi tắn
3. chiếc nhẫn chói lóa
4. con chó nhà em rất nghịch ngợm
5. mẹ em rất xinh đẹp
- Phong cảnh Đền Hùng thật đẹp.
- Cây cau này rất sai quả.
- Con chó nhà em lông trắng tinh.
- Mẹ em xinh nhất nhà.
- Bộ ấm chén mẹ mới mua trông thật lịch sự.
k mình nhé
Trên dường từ chỗ ấy về đến nhà em làm rớt hết đồ đạc của cô ấy.
Nhưng cô ấy vẫn bình tỉnh và chỉ nói với em rằng:
" Không sao đâu em...đền cho cô ít tiền là được rồi."
Một hôm, trên đường tan học về nhà, lúc gần đến cổng bệnh viện Nhi Đồng 1, em thấy một cô trạc tuổi ba mươi, tay bồng con, tay xách mấy túi đồ đạc lỉnh kỉnh, nét mặt lộ rõ vẻ lo âu. Chừng như cô ấy muốn qua đường mà không được vì dòng ôtô, xe máy cứ nườm nượp chạy không ngừng. Em vội đến bên cô và bảo:
- Cô ơi, cô có cần cháu giúp không ạ?
- Ô may quá! Cháu giúp cô sang bên kia đường nhé ! Cô đưa em bé đi khám bệnh.
Em xách đỡ túi quần áo của bé rồi dẫn cô qua đường lúc đèn đỏ vừa bật lên. Nhân thể, em theo chân cô vào tận phòng nộp sổ khám bệnh. Lúc hai mẹ con cô đã ngồi yên trên ghế, em mới ra về. Cô nắm chặt tay và cảm ơn em mãi.
Về đến nhà, thấy em tủm tỉm cười, mẹ hỏi có gì mà vui thế. Em kể lại chuyện vừa rồi cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em khen:
- Con gái mẹ giỏi lắm! Giúp đỡ người khác là điều nên làm, con ạ!
Ý nghĩa : Gặp những người đang bị mắc phải khó khăn thì hãy giúp đỡ họ , đừng vì 1 chút gì đó mà bỏ đi lòng thương người .
Nhân vật : Người giúp đỡ và 1 có đang mắc phải khó khăn .
Đặt tên : Mk ko bt đặt tên sao cho hay .
Con đường em đi học rất đông người qua lại, vì thế hàng ngày bố hoặc mẹ thường đưa đón em đi học. Hôm ấy, bố đi công tác xa, mẹ em lại bị ốm nên em phải tự đi bộ về nhà.
Đường phố trưa hôm ấy nắng chang chang. Nắng như trải lửa xuống mặt đường. Đang đi thì em nghe thấy tiếng khóc của một em bé ở đâu đó. Quay lại, em nhìn thấy phía xa có một người phụ nữ mồ hôi nhễ nhại, một tay bế con, vai khoác túi, còn một tay xách làn quần áo. Hình như cô ở xa về thăm quê. Chắc cô đã mệt vì vừa phải bế con, lại mang xách nhiều đồ đạc.
Em bước thật nhanh lại gần rồi cất tiếng chào cô:
- Cô về đâu đấy ạ?
- Ừ, cô đang muốn về xóm 7, xã Thượng Hiền .
- Cô nhẹ nhàng trả lời em.
Nghe cô nói, em háo hức hỏi:
- Thế ạ, cháu cũng về xóm 7 đày.
Cô đưa cháu xách giùm chiếc làn này cho!
Cô nhìn em bằng ánh mắt đầy trìu mến rồi bảo:
- Cảm ơn cháu! Cháu ngoan quá!
Suốt dọc đường, em và cô nói chuyện vui vẻ.
Đến lối rẽ vào xóm 7, em giúp cô xách làn vào nhà rồi mới đi về.
Đã xưa lắm rồi ở một làng nọ có một bà cụ già nghèo không chồng không con, không người nương tựa lúc tuổi xế chiều. Nhìn thân hình gày còm, dáng đi chậm chạp, yếu ớt, khuôn mặt nhăn nheo, da nổi đồi mồi. Mái tóc của cụ thì thưa thớt, bặc trắng, trông cụ thật tội nghiệp. Cụ thường bận bộ đồ màu đen và hai vai đã bạc màu bởi thời gian mưa nắng ngoài đồng. Duy chỉ có đôi mắt của cụ vẫn còn sáng lắm, tinh tường lắm, nhìn ai cũng toát lên vẻ nhân từ phúc hậu. Mọi người trong làng ai cũng thương yêu quý mến cụ
Một hôm trời trong nắng đẹp bà cụ lại ra đồng bắt tép mò cua. Tình cờ bà nhặt được một con ốc rất lạ. Toàn thân nó phủ một màu xanh da trời trông rất xinh.
Bà không nỡ bán mà đem bỏ vào một cái chum nước để nuôi
Từ ngày đó trở đi, mỗi lần đi làm về, bà thường thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Lợn gà ăn uống no say, vườn tược như có bàn tay vun xới. Đặc biệt là một mâm cơm tươm tất dọn sẵn lên bà. Bà không biết người nào đã ngầm lén giúp đỡ. Bà quyết định tìm cho ra người đó.Rồi một buổi sáng như thường lệ, bà vẫn đi làm bình thường. Nhưng đến nửa đường bà quay lại tìm chỗ kín rình xem. Bỗng nhiên từ chỗ chum nước, một nàng tiên xinh đẹp hiện lên. Bà dán mắt vào nàng không chớp mắt. Chao ôi! Người đâu mà đẹp đến thế. Gương mặt này đẹp như một tố nữ trong tranh. Nước da trắng ngần, đôi môi hồng thắm, chúm chím cười duyên như đóa sen hồng sắp nở. Nàng bận một chiếc vay màu xanh da trời êm dịu, bước di chuyển nhẹ nhàng lướt trên mặt đất. Nàng bước vào nhà làm mọi việc quét dọn nhà cửa, cho lợn gà ăn….Nhân lúc nàng tiên đang cắm cúi làm việc bà rón rén đến bên chum nước cầm vỏ ốc lên đập vỡ ra từng mảnh. Nghe động, nàng giật mình quay lại định chui vào ẩn trong vỏ ốc nhưng đã quá muộn: vỏ ốc đã không còn nữa. Bà cụ vội chạy đến ồm chầm lấy nàng tiên, khẽ nói:
- Con gái! Hãy ở lại với mẹ!
Từ đó, gia đình ấm cúng hẳn lên. Hai mẹ con sống với nhau thật vui vẻ, hạnh phúc
Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ có một bà lão nghèo sống bằng nghề mò cua bắt ốc để đem bán. Bà sống một mình trong một căn nhà tranh cũ, thân hình bà gầy gò cùng với chiếc lưng còng, bộ quần áo màu nâu đất bà thường hay mặc đã sờn cũ và loáng thoáng vài vết chắp vá ở nhiều nơi.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc rất lạ mà bà chưa từng thấy bao giờ: vỏ ốc có màu biên biếc xanh, sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời như những hạt trân châu quý. Cầm con ốc trên tay, bà lão thầm nghĩ: “Con ốc đẹp thế này mà bán đi thì thật tiếc, hay mình sẽ đem nó về nuôi để có người bầu bạn vậy.” Thế là bà bèn đem ốc về thả vào chum nuôi.
Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc, kết hợp tả ngoại hình các nhân vật
Từ ngày có ốc thì trong nhà xảy ra rất nhiều chuyện kì lạ. Mỗi khi bà đi làm về đều thấy nhà cửa đã được lau dọn sạch sẽ, trên bàn thì đã bày ra một mâm cơm nóng hổi, đàn lợn đã được cho ăn no đủ, còn những khóm rau ngoài vườn thì đã được tưới nước, nhổ sạch cỏ. Bà lão mừng lắm, bà suy nghĩ: “Thật tốt quá! Không biết là ai đã giúp đỡ mình chăm nom nhà cửa chu đáo như vậy. Mình phải gặp người đó để cảm ơn mới được.” Thế là bà đã nghĩ ra một cách để xem ai đã giúp đỡ mình.
>> Xem thêm: Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm
Hôm sau, bà lão vẫn đi ra đồng như mọi ngày, nhưng lần này bà chỉ đi nửa đường rồi quay về núp bên hiên nhà, đưa mắt len lén nhìn xem. Bỗng bà thấy có một cô gái xinh đẹp bước ra từ chum nước – nơi bà nuôi con ốc trước đó. Cô gái mặc một bộ quần áo xanh biếc, sáng lấp lánh như vỏ ốc, dáng người nàng nhẹ nhàng, uyển chuyển tựa như những cơn sóng ngoài khơi xa. Nàng bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, tưới rau,… Bà lão liền đoán rằng cô gái ấy chắc là cô tiên ốc từ chiếc vỏ mà bà đã đem về, nói đoạn bà chầm chậm tiến lại chum nước để lấy vỏ ốc.
Nào ngờ, cô gái giật mình định biến vào trong vỏ thì bà lão đã nhanh tay đập bể vỏ ốc. Nhìn thấy vỏ ốc vỡ toang trên mặt đất, cô gái liền òa khóc: “Bà ơi, bà đập vỡ vỏ ốc như vậy thì làm sao con có nhà để ở nữa?” Bà lão ôn tồn nói với cô gái: “Không sao đâu, ta không có con cái, hay là con ở lại bầu bạn với ta, làm con gái ta được không? Bây giờ đây sẽ là nhà của con, cảm ơn con đã giúp đỡ ta trong thời gian qua.”, cô gái liền vui vẻ đồng ý. Và kể từ đó, hai người họ sống hạnh phúc cùng nhau mãi mãi về sau.
Đã xưa lắm rồi ở một làng nọ có một bà cụ già nghèo không chồng không con, không người nương tựa lúc tuổi xế chiều. Nhìn thân hình gày còm, dáng đi chậm chạp, yếu ớt, khuôn mặt nhăn nheo, da nổi đồi mồi. Mái tóc của cụ thì thưa thớt, bặc trắng, trông cụ thật tội nghiệp. Cụ thường bận bộ đồ màu đen và hai vai đã bạc màu bởi thời gian mưa nắng ngoài đồng. Duy chỉ có đôi mắt của cụ vẫn còn sáng lắm, tinh tường lắm, nhìn ai cũng toát lên vẻ nhân từ phúc hậu. Mọi người trong làng ai cũng thương yêu quý mến cụ
Một hôm trời trong nắng đẹp bà cụ lại ra đồng bắt tép mò cua. Tình cờ bà nhặt được một con ốc rất lạ. Toàn thân nó phủ một màu xanh da trời trông rất xinh.
Bà không nỡ bán mà đem bỏ vào một cái chum nước để nuôi
Từ ngày đó trở đi, mỗi lần đi làm về, bà thường thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Lợn gà ăn uống no say, vườn tược như có bàn tay vun xới. Đặc biệt là một mâm cơm tươm tất dọn sẵn lên bà. Bà không biết người nào đã ngầm lén giúp đỡ. Bà quyết định tìm cho ra người đó.Rồi một buổi sáng như thường lệ, bà vẫn đi làm bình thường. Nhưng đến nửa đường bà quay lại tìm chỗ kín rình xem. Bỗng nhiên từ chỗ chum nước, một nàng tiên xinh đẹp hiện lên. Bà dán mắt vào nàng không chớp mắt. Chao ôi! Người đâu mà đẹp đến thế. Gương mặt này đẹp như một tố nữ trong tranh. Nước da trắng ngần, đôi môi hồng thắm, chúm chím cười duyên như đóa sen hồng sắp nở. Nàng bận một chiếc vay màu xanh da trời êm dịu, bước di chuyển nhẹ nhàng lướt trên mặt đất. Nàng bước vào nhà làm mọi việc quét dọn nhà cửa, cho lợn gà ăn….Nhân lúc nàng tiên đang cắm cúi làm việc bà rón rén đến bên chum nước cầm vỏ ốc lên đập vỡ ra từng mảnh. Nghe động, nàng giật mình quay lại định chui vào ẩn trong vỏ ốc nhưng đã quá muộn: vỏ ốc đã không còn nữa. Bà cụ vội chạy đến ồm chầm lấy nàng tiên, khẽ nói:
- Con gái! Hãy ở lại với mẹ!
Từ đó, gia đình ấm cúng hẳn lên. Hai mẹ con sống với nhau thật vui vẻ, hạnh phúc
Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ có một bà lão nghèo sống bằng nghề mò cua bắt ốc để đem bán. Bà sống một mình trong một căn nhà tranh cũ, thân hình bà gầy gò cùng với chiếc lưng còng, bộ quần áo màu nâu đất bà thường hay mặc đã sờn cũ và loáng thoáng vài vết chắp vá ở nhiều nơi.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc rất lạ mà bà chưa từng thấy bao giờ: vỏ ốc có màu biên biếc xanh, sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời như những hạt trân châu quý. Cầm con ốc trên tay, bà lão thầm nghĩ: “Con ốc đẹp thế này mà bán đi thì thật tiếc, hay mình sẽ đem nó về nuôi để có người bầu bạn vậy.” Thế là bà bèn đem ốc về thả vào chum nuôi.
Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc, kết hợp tả ngoại hình các nhân vật
Từ ngày có ốc thì trong nhà xảy ra rất nhiều chuyện kì lạ. Mỗi khi bà đi làm về đều thấy nhà cửa đã được lau dọn sạch sẽ, trên bàn thì đã bày ra một mâm cơm nóng hổi, đàn lợn đã được cho ăn no đủ, còn những khóm rau ngoài vườn thì đã được tưới nước, nhổ sạch cỏ. Bà lão mừng lắm, bà suy nghĩ: “Thật tốt quá! Không biết là ai đã giúp đỡ mình chăm nom nhà cửa chu đáo như vậy. Mình phải gặp người đó để cảm ơn mới được.” Thế là bà đã nghĩ ra một cách để xem ai đã giúp đỡ mình.
>> Xem thêm: Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm
Hôm sau, bà lão vẫn đi ra đồng như mọi ngày, nhưng lần này bà chỉ đi nửa đường rồi quay về núp bên hiên nhà, đưa mắt len lén nhìn xem. Bỗng bà thấy có một cô gái xinh đẹp bước ra từ chum nước – nơi bà nuôi con ốc trước đó. Cô gái mặc một bộ quần áo xanh biếc, sáng lấp lánh như vỏ ốc, dáng người nàng nhẹ nhàng, uyển chuyển tựa như những cơn sóng ngoài khơi xa. Nàng bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, tưới rau,… Bà lão liền đoán rằng cô gái ấy chắc là cô tiên ốc từ chiếc vỏ mà bà đã đem về, nói đoạn bà chầm chậm tiến lại chum nước để lấy vỏ ốc.
Nào ngờ, cô gái giật mình định biến vào trong vỏ thì bà lão đã nhanh tay đập bể vỏ ốc. Nhìn thấy vỏ ốc vỡ toang trên mặt đất, cô gái liền òa khóc: “Bà ơi, bà đập vỡ vỏ ốc như vậy thì làm sao con có nhà để ở nữa?” Bà lão ôn tồn nói với cô gái: “Không sao đâu, ta không có con cái, hay là con ở lại bầu bạn với ta, làm con gái ta được không? Bây giờ đây sẽ là nhà của con, cảm ơn con đã giúp đỡ ta trong thời gian qua.”, cô gái liền vui vẻ đồng ý. Và kể từ đó, hai người họ sống hạnh phúc cùng nhau mãi mãi về sau.
Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sòng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.
Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:
- Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!
Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:
- Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!
Bà lão móm mém cười:
- Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?
Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.
hok tốt
@Thuu
Bạn tham khảo:
Ngày xưa có một bà lão hiền lành, nghèo khổ, sống một mình không có con cháu để nương tựa. Bà đã già da nhăn nheo, người gây còm lưng đã còng, quần áo vá chằng vá đụp. Ngày ngày bà lặn lội ở ngoài đồng, mò cua bắt ốc để sinh nhai.
Một hôm, khi mò tay dưới bùn, bà bắt được một con ốc xinh xinh. Con ốc có vỏ màu xanh ánh bạc, sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Nhiều người thấy con ốc đẹp muốn mua nhưng bà lão tự nhiên thấy thương ốc nên không bán. Bà đem con ốc thả vào chum nước ở hiên nhà.
Hôm sau, bà lại tiếp tục ra đồng để mò cua bắt ốc. Chiều tối, bà về nhà thì cảnh nhà thật lạ: sân nhà sạch bóng, cỏ đã được bàn tay ai nhổ sạch cả rồi, lợn trong chuồng đã ăn no, ngủ kĩ. Trong nhà, cơm nước được dọn sẵn tinh tươm. Thấy chuyện lạ, bà tìm xem ai đã giúp mình. Mờ sáng, bà cắp rổ ra đồng, nhưng đi được nửa đường bà lẻn về núp ở bụi cây sát nhà, im lặng rình xem. Sân nhà yên ắng chẳng động tĩnh gì nhưng đột nhiên có một người con gái bước ra từ chum nước, nàng có khuôn mặt trái xoan, làm da trắng hồng, môi mọng tươi như son. Mái tóc nàng đen nhánh quấn quanh đầu. Nàng mặc một cái áo xanh óng ánh như màu vỏ ốc. Nàng tiên áo xanh ấy đi lại, dọn dẹp nấu cơm, cho lợn ăn nhẹ nhàng và nhanh thoăn thoắt. Bà lão ngây người ra nhìn nàng. Ánh mặt trời chiếu lên áo nàng lấp lánh màu vỏ ốc làm bà sực tỉnh.
Bà rón rén đến cái chum nước đập vỡ vỏ ốc xanh, không cho nàng tiên chui vào nữa. Bà lão cầm tay nàng tiên, tha thiết nói:
– Bà già chẳng có ai nương tựa. Con hãy làm con gái ta nhé!
Từ đó, hai mẹ con sống bên nhau yêu thương đùm bọc, không rời nhau nửa bước.
Tả đồ vật :
Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không? Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to.
Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa. Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn gọc, kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên Không những thế, bạn còn giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiện, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!
Kể chuyện :
Tuần học trước đối với lớp tôi là một tuần thật vô cùng tồi tệ. Lớp tôi đã tụt hơn 10 bậc trong bảng xếp loại thi đua. Sắp đến giờ sinh hoạt, không khí lớp nặng nề. Dù không muốn nhưng hình như ai cũng đoán chắc rằng cả lớp sẽ được nghe rất nhiều lời trách phạt của cô chủ nhiệm.
Tùng! Tùng! Tùng!
Trống vào tiết năm vừa điểm, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp với ánh mắt nghiêm trang, cả lớp tôi im phăng phắc. Cô có vẻ hơi ngạc nhiên vì cô mới đi công tác xa về. Cũng giống như mọi khi, cô gọi Huyền Trang lên thông qua tình hình của lớp trong tuần. Bạn lớp trưởng chầm chậm đứng lên. Ở dưới, chúng tôi nhận rõ vẻ mặt thất vọng của cô sau mỗi lời nói của Huyền Trang. Bản thông báo được đọc nhanh chóng, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Kết quả, lớp tôi tụt từ vị trị số một xuống vị trí thứ 15.
Cả lớp tôi vừa buồn, vừa sợ hãi lại vừa hối hận chờ đợi từ cô những lời trách phạt. Cô không giấu vẻ mặt thất vọng nhưng trông cô vẫn điềm tĩnh vô cùng:
- Cô đi công tác có một tuần mà công tác tự quản của các em kém quá! Ai lại mang tiếng một lớp mũi nhọn của trường mà lại xếp thứ 15. Bản báo cáo của Huyền Trang đã nêu ra quá nhiều những cái tên mắc lỗi nhưng trước khi phê bình, cô muốn nghe lớp mình phát biểu.
Cả lớp vẫn im phắc trong một không khí nặng nề nhưng rồi cuối cùng, Huyền Trang cũng lên tiếng trước:
- Em thưa cô! Tuần qua lớp mình sút kém là vì các bạn thực hiện nề nếp không nghiêm và lại còn sao nhãng trong việc học hành. Là cán bộ lớp mà không nhắc nhở được các bạn, em xin nhận lỗi về mình.
Nói xong, lớp trưởng bật khóc ngồi thụp xuống bàn. Ngay lúc đó, bạn Mi thành viên của tổ bốn đứng lên:
- Thưa cô! Tuần qua các mặt thi đua của lớp mình đều sút kém, theo em có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ở cổng trường ta vừa khai trương một quán trò chơi điện tử. Em thấy lớp mình có nhiều bạn hay la cà ở đó vì thế mới xảy ra chuyện không học bài trước khi đến lớp và chuyện đi muộn thường gặp ở các nam. Thứ hai, các bạn nữ lớp mình gần đây hay mang đến lớp đồ ăn, quà bánh nên thường gây mất trật tự và còn ảnh hưởng đến công tác vệ sinh. Còn nữa, tuần vừa qua cô đi vắng, lớp mình lại là lớp mới của cấp hai nên các bạn còn có thói quen xao nhãng nếu không có ai nhắc nhở thường xuyên. Thưa cô! Nếu giải quyết được những nguyên nhân ấy, em tin lớp mình sẽ tốt hơn.
Chờ đợi một lúc không thấy còn ai có ý kiến gì, cô kết luận:
- Vậy là ngay chính bản thân các em đã tự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của mình. Cô khen bạn Trà Mi đã góp ý rất kịp thời. Cô sẽ giữ bản báo cáo này xem tuần sau các em sửa chữa ra sao? Nếu các em đã biết lỗi của mình mà các em còn mắc lỗi cô sẽ phạt nặng gấp đôi.
Buổi sinh hoạt tan, lớp tôi ra về nhiều bạn thấy mình nhẹ nhõm vì không bị cô trách phạt gì. Nhưng ai cũng lo ngay ngáy cũng nghĩ phải làm sao cố gắng để không bị cô trách phạt trong giờ sinh hoạt tuần sau.