Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý khái quát cho cả ba trường hợp như sau:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,…).
- Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.
2. Thân bài:
- Miêu tả lại chân dung của mẹ hoặc cha lúc ấy.
+ Vẻ mặt
+ Dáng điệu
+ Lời nói
+ Hành động
- Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,…).
3. Kết bài:
- Qua những lần như thế, em cảm nhận đước thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.
- Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.
Bài làm
“Mẹ kính yêu của con. Người ta vẫn bảo có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Nhưng qua trận ốm vừa rồi, con đã hiểu hơn về lòng mẹ. Cảm nhận được đầy đủ nhất tình yêu sâu sắc của mẹ dành cho con….”. Đó là những dòng tâm sự trong cuốn nhật kí mà tôi gửi đến người mẹ kính yêu. Thay cho lời cảm ơn, tôi muốn nói “con yêu mẹ”.
Tôi là đứa trẻ không hay ốm yếu. Do được thừa hưởng sức khỏe của cha mà tôi chủ quan lắm. Hôm đó đi học, mẹ dặn tôi mang áo mưa theo vì đài đã dự báo. Nhưng vì thấy trời nắng to nên tôi không mang theo nữa. Thế rồi chiều về, mây đen ở đâu ùn ùn kéo tới, vần vũ khắp bầu trời. Cơn mưa đến thật mau. Mưa, mưa xối xả. Mưa ào ào như trút nước…Không có áo mưa mà trời cũng sắp tối, tôi để đầu trần ù chạy về nhà. Về đến nơi tôi ướt như chuột lột. Mẹ nhìn tôi đầy lo lắng.
Đêm hôm đó, tôi bắt đầu bị sốt. nhiệt độ tăng cao, đầu óc choáng váng. Tôi mê man bất tỉnh. Bố mẹ tôi lo lắng, vội vàng tìm cách hạ nhiệt. Nằm trên giường, tôi nghe thấy từng bước chân của mẹ, bóng mẹ chạy đổ nghiêng trên tường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. mẹ ngồi bên tôi, bàn tay ấm áp xoa nhẹ trên lưng, âu yếm vuốt tóc rồi má tôi. Cái trán nóng bừng được mẹ chườm bằng chiếc khăn lạnh. Chốc chốc, mẹ lại lật khăn rồi đặt nhẹ lên trán. Tôi miên man trong giấc ngủ nhưng dường như vẫn nhìn thấy đôi mắt mẹ nhìn tôi. Đôi mắt mẹ nhìn trìu mến, xót thương, long lanh những giọt nước. Từng nhịp thở thổn thức, tôi cảm nhận được sự lo lắng trong lòng mẹ. Mỗi khi tôi trở mình mẹ lại nhè nhẹ vỗ về, kéo chăn lên đắp cho tôi. Thỉnh thoảng, mẹ lại sờ trán. Thấy nhiệt độ giảm, mẹ cũng hơi yên lòng…Cứ thế, mẹ ngồi bên tôi suốt đêm, không ngủ.
…Sáng hôm sau, trời đã tạnh mưa tự bao giờ. Mấy chú chim chào mào hót líu lo chào đón ngày mới. Những tia nắng đầu tiên lách mình qua khe cửa vào phòng, đến bên giường giúp tôi tỉnh giấc. Vì có mẹ ngồi bên nên tôi vững tâm mà ngủ rất ngon lành. Tôi cựa mình, thấy trong người đã khá hơn hôm qua rất nhiều. Vừa tỉnh dậy việc đầu tiên là tôi đưa mắt tìm mẹ. Sao không thấy mẹ đâu cả. Tôi vội vàng ngồi dậy. Ôi, mẹ! Người mẹ kính yêu của tôi. Chắc vì đã quá mệt nên mẹ nằm ngủ thiếp bên tôi. Lúc này nhìn mẹ, tôi chỉ thấy thật tội nghiệp và thương mẹ biết bao. Mái tóc dài, đen mượt dường như xơ xác. Đôi mắt thâm quầng lại vì thức khuya. Phía đuôi mắt đã xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu của sự tàn phá của thời gian. Nhất là đôi tay mẹ. Trước đây, đó là một bàn tay mềm mại, trắng trẻo nhưng giờ đây, sự vất vả đã làm cho bàn tay mẹ gầy guộc, thô ráp và có những vết chai. Điều ai cũng thấy này tại sao hôm nay tôi mới để ý. Tôi thật là một đứa con vô tâm, bất hiếu. Tôi hiển nhiên nhận tình yêu của mẹ nhưng ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân. Mẹ đã bắt đầu già đi mà tôi không hề hay biết. và dường như qua một đêm thức trắng cũng làm cho mẹ tôi già đi nhiều.
Đang suy nghĩ miên man thì chợt bố tôi mở cửa phòng bước vào. Bố mỉm cười chào tôi ngày mới. Vừa lúc mẹ cũng choàng tỉnh dậy. Thấy tôi, mẹ vội vàng đặt tay lên trán, nhìn tôi một lượt vẻ mặt lo lắng, căng thẳng. Hai bố con tôi nhìn mẹ rồi nhìn nhau cười. Lúc đó mẹ mới thấy nhẹ nhõm trong lòng. Nhưng nụ cười của mẹ thật mệt mỏi. Không để ý tới bản thân, mẹ lại chạy ngay xuống nhà nấu cháo cho tôi. Bát cháo nóng của mẹ là liều thuốc vô cùng hiệu nghiệm, không phải liều thuốc bình thường mà là liều thuốc tình thương yêu. Nó giúp tôi hết sốt và còn hơn thế nó giúp tôi nhận ra bao điều, hiểu thêm về lòng mẹ. Lòng mẹ thật bao la như biển thái bình…
Không phải chỉ khi ốm đau mẹ mới dành tình yêu cho tôi, ở bên cạnh tôi chăm sóc. Mẹ đã ở bên từ bao giờ mà tôi vô tâm không hiểu bởi tình yêu thương của mẹ không vô hình mà hiển hiện ngay trước mắt. “Mẹ kính yêu của con, nay con đã hiểu rồi mẹ ạ.”
“Mẹ kính yêu của con. Người ta vẫn bảo có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Nhưng qua trận ốm vừa rồi, con đã hiểu hơn về lòng mẹ. Cảm nhận được đầy đủ nhất tình yêu sâu sắc của mẹ dành cho con….”. Đó là những dòng tâm sự trong cuốn nhật kí mà tôi gửi đến người mẹ kính yêu. Thay cho lời cảm ơn, tôi muốn nói “con yêu mẹ”.
Tôi là đứa trẻ không hay ốm yếu. Do được thừa hưởng sức khỏe của cha mà tôi chủ quan lắm. Hôm đó đi học, mẹ dặn tôi mang áo mưa theo vì đài đã dự báo. Nhưng vì thấy trời nắng to nên tôi không mang theo nữa. Thế rồi chiều về, mây đen ở đâu ùn ùn kéo tới, vần vũ khắp bầu trời. Cơn mưa đến thật mau. Mưa, mưa xối xả. Mưa ào ào như trút nước…Không có áo mưa mà trời cũng sắp tối, tôi để đầu trần ù chạy về nhà. Về đến nơi tôi ướt như chuột lột. Mẹ nhìn tôi đầy lo lắng.
Đêm hôm đó, tôi bắt đầu bị sốt. nhiệt độ tăng cao, đầu óc choáng váng. Tôi mê man bất tỉnh. Bố mẹ tôi lo lắng, vội vàng tìm cách hạ nhiệt. Nằm trên giường, tôi nghe thấy từng bước chân của mẹ, bóng mẹ chạy đổ nghiêng trên tường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. mẹ ngồi bên tôi, bàn tay ấm áp xoa nhẹ trên lưng, âu yếm vuốt tóc rồi má tôi. Cái trán nóng bừng được mẹ chườm bằng chiếc khăn lạnh. Chốc chốc, mẹ lại lật khăn rồi đặt nhẹ lên trán. Tôi miên man trong giấc ngủ nhưng dường như vẫn nhìn thấy đôi mắt mẹ nhìn tôi. Đôi mắt mẹ nhìn trìu mến, xót thương, long lanh những giọt nước. Từng nhịp thở thổn thức, tôi cảm nhận được sự lo lắng trong lòng mẹ. Mỗi khi tôi trở mình mẹ lại nhè nhẹ vỗ về, kéo chăn lên đắp cho tôi. Thỉnh thoảng, mẹ lại sờ trán. Thấy nhiệt độ giảm, mẹ cũng hơi yên lòng…Cứ thế, mẹ ngồi bên tôi suốt đêm, không ngủ.
…Sáng hôm sau, trời đã tạnh mưa tự bao giờ. Mấy chú chim chào mào hót líu lo chào đón ngày mới. Những tia nắng đầu tiên lách mình qua khe cửa vào phòng, đến bên giường giúp tôi tỉnh giấc. Vì có mẹ ngồi bên nên tôi vững tâm mà ngủ rất ngon lành. Tôi cựa mình, thấy trong người đã khá hơn hôm qua rất nhiều. Vừa tỉnh dậy việc đầu tiên là tôi đưa mắt tìm mẹ. Sao không thấy mẹ đâu cả. Tôi vội vàng ngồi dậy. Ôi, mẹ! Người mẹ kính yêu của tôi. Chắc vì đã quá mệt nên mẹ nằm ngủ thiếp bên tôi. Lúc này nhìn mẹ, tôi chỉ thấy thật tội nghiệp và thương mẹ biết bao. Mái tóc dài, đen mượt dường như xơ xác. Đôi mắt thâm quầng lại vì thức khuya. Phía đuôi mắt đã xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu của sự tàn phá của thời gian. Nhất là đôi tay mẹ. Trước đây, đó là một bàn tay mềm mại, trắng trẻo nhưng giờ đây, sự vất vả đã làm cho bàn tay mẹ gầy guộc, thô ráp và có những vết chai. Điều ai cũng thấy này tại sao hôm nay tôi mới để ý. Tôi thật là một đứa con vô tâm, bất hiếu. Tôi hiển nhiên nhận tình yêu của mẹ nhưng ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân. Mẹ đã bắt đầu già đi mà tôi không hề hay biết. và dường như qua một đêm thức trắng cũng làm cho mẹ tôi già đi nhiều.
Đang suy nghĩ miên man thì chợt bố tôi mở cửa phòng bước vào. Bố mỉm cười chào tôi ngày mới. Vừa lúc mẹ cũng choàng tỉnh dậy. Thấy tôi, mẹ vội vàng đặt tay lên trán, nhìn tôi một lượt vẻ mặt lo lắng, căng thẳng. Hai bố con tôi nhìn mẹ rồi nhìn nhau cười. Lúc đó mẹ mới thấy nhẹ nhõm trong lòng. Nhưng nụ cười của mẹ thật mệt mỏi. Không để ý tới bản thân, mẹ lại chạy ngay xuống nhà nấu cháo cho tôi. Bát cháo nóng của mẹ là liều thuốc vô cùng hiệu nghiệm, không phải liều thuốc bình thường mà là liều thuốc tình thương yêu. Nó giúp tôi hết sốt và còn hơn thế nó giúp tôi nhận ra bao điều, hiểu thêm về lòng mẹ. Lòng mẹ thật bao la như biển thái bình…
Không phải chỉ khi ốm đau mẹ mới dành tình yêu cho tôi, ở bên cạnh tôi chăm sóc. Mẹ đã ở bên từ bao giờ mà tôi vô tâm không hiểu bởi tình yêu thương của mẹ không vô hình mà hiển hiện ngay trước mắt. “Mẹ kính yêu của con, nay con đã hiểu rồi mẹ ạ.”
Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.
Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.
Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
Nhạc, hoạ, văn thơ... đều ca ngợi lòng mẹ. Với em, mẹ là tất cả bầu trời, là hơi thở ấm áp, là tình thương yêu vô bến bờ nuôi em lớn khôn.
Mẹ em đã tứ tuần. Dáng mẹ gầy gầy, nhỏ nhắn với mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Tóc mẹ xoăn tự nhiên nên ngọn tóc uốn cong, úp sát vào gáy, từng lọn tóc bồng bềnh rũ hai bên má rất xinh. Khuôn mặt mẹ thon thon, mắt to và mơ màng, hơi buồn buồn. Tia mắt mẹ sáng long lanh khi mẹ cười, trầm tĩnh, phân vân khi mẹ có điều lo nghĩ. Với vẻ mặt điềm đạm, vững tin đầy nghị lực, mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà,âu yếm, dịu dàng chăm sóc các con. Mẹ em làm việc gì cũng nhanh gọn, phong thái ung dung, vẻ ung dung ấy truyền sang các con nên chúng em quen việc, tự chủ trong học tập và càng vững vàng, vui vẻ hơn khi có mẹ bên cạnh.
Quanh năm suốt tháng mẹ chỉ thích ở nhà làm việc. Ngoài giờ làm việc ởcông sở, mẹ chăm lo việc nhà, nấu cơm nóng canh sốt cho bố con em. Rỗi rảnh một tí, mẹ đọc sách báo, trồng hoa hoặc cắt may. Mẹ lúc nào cũng gọn gàng trong bộ đồ màu xanh nhạt. Đi làm hoặc đi phố, mẹ mặc đồ âu đàng hoàng, lịch sự. Em thích ngắm mẹ lúc mẹ đi dự tiệc cưới. Lúc ấy mẹ mặc áo dài, trang điểm rất đẹp.
Mẹ em đảm đang việc nhà, hiền hậu và cư xử khéo léo với hàng xóm láng giềng. Với bố em, mẹ ân cần chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đằm thắm, nhỏ nhẹ trong lời ăn, tiếng nói. Với các con, mẹ nghiêm khắc dạy dỗ và âu yếm ngọt dịu khuyên răn. Em tự hào vì mẹ em giỏi giang và xinh đẹp nhất nhà ngoại.
Ngoài việc kèm dạy cho chúng em, mẹ còn truyền đạt cho các con tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước qua tình làng nghĩa xóm, qua những điệu ru ca dao, qua thơ ca đầy sức thuyết phục, cuốn hút. Em tự hứa cố gắng chăm học, học giỏi để trưởng thành vững vàng như hoài bão của mẹ nuôi dạy, bảo ban.
tả người em :
nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình khong hề thay đổi .
Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình
Mới sớm tinh mơ, con đường làng hẹp đầy vết chân trâu đã lũ lượt người Người đâu mà lắm thế! Tôi có cảm tưởng cả nước Vàn Lang của Vua Hùng đang đổ dồn về đồng đất làng tôi. Không còn nhận ra gương mặt con đường làng quen thuộc nữa. Nó đã trở thành một dòng suối người, chảy như thác đổ.
Còn ngoài đình làng thì khỏi phải nói, chật như nêm cối. Ai cùng muốn chen vào giữa sân. Hơn hai chục anh trai làng lực lưỡng đang nắm tay nhau làm thành một vòng rào, cố giữ không cho mọi người tràn lên mảnh sân gạch giờ trở nên quá bé nhỏ so với cái vóc dáng khổng lồ của con ngựa sắt.
Các cụ bô lão đang sửa soạn lễ tế trời đất, cao lớn là thế, mà chỉ mới đứng ngang bụng ngựa. Nhờ nhanh nhẹn, tôi đã len lỏi vào sát bên trong, do vậy có thể nhìn kĩ được con ngựa thần kì này. Bờm ngựa dựng đứng lên như một hàng chông sắt. Thỉnh thoảng ngựa vẫy đuôi. Tôi hình dung cái đuôi ấy chi cần quệt vào thằng giặc nào là thằng ây đủ chết mất ngáp. Ngựa lại còn dậm chân, làm gạch sân đình vốn nung rất chín, cũng nát thành cám.
Con ngựa sắt đã hùng vĩ, phi thường, chủ của nó càng hừng vĩ, phi thường hơn! Làm sao có thể tưởng tượng được một cậu bé kém tôi cả chục tuổi, cách đây mấy tháng còn nằm toong gióng treo, chưa biết đi, chưa biết nói, giờ đã trở nên một tráng sĩ oai phong lẫm liệt trong bộ giáp sắt, đầu đội mũ sắt, tay cầm roi cũng bằng sắt .
Đã đến giờ tế lễ. Mọi người im lặng. Không khí trang nghiêm hẳn. Hồn thiêng sông núi đang chứng giám giờ phút lịch sử này. Chỉ một lát nữa thôi, cậu bé Gióng làng tôi sẽ lên đường ra chiến trường. Gióng dắt ngựa đứng trước sân đình, sau lưng cụ già cao niên nhất làng và vị sứ giả của vua Hùng. Khi hai cụ mỗi người một bó hương rõ to, cháy rực, tiến thẳng đến bàn thờ Tổ quốc thì Gióng và ngựa sắt đều cúi đầu. Cả làng nín thở. Nhiều bà mẹ khóc. Gióng lại dắt ngựa hướng ra cổng làng.
Lúc ấy tôi bỗng thấy mẹ Gióng, với tà áo nâu và tấm lưng còng như mọi bà mẹ quê tôi, lao về phía Gióng. Gióng vội quỳ xuống và cúi gập người ôm lấy mẹ. Gióng hôn lên mái tóc mẹ giờ đã pha nhiều sợi bạc, rồi đặt cây roi sắt dưới đất, lấy tay lau nước mắt cho mẹ. Tôi ngước nhìn Gióng và thấy trên má Gióng ươn ướt vài giọt nước mắt. Con ngựa sắt ngoảnh cổ sang một bên, không nhìn cảnh chia tay của mẹ con Gióng. Dường như nó sợ xúc động…
Tiếng phèng la vang liên hồi. Gióng hôn mẹ lần cuối rồi cầm roi sắt đứng lên. Cụ già cao niên nhất làng và sứ giả Vua Hùng đi trước, về phía cổng làng. Đám đông dạt ra như sóng rẽ. Gióng dắt ngựa sắt đi tiếp sau. Các bà cụ đìu mẹ Gióng đi theo. Cả làng đi theo. Không nhận ra gương mặt con đường làng quen thuộc nữa. Nó lại trở thành một dòng suối người, chảy như thác đổ.
Cổng làng hiện rõ trong tầm mắt. Gióng bước lên lưng ngựa, quay lại chào cả làng rồi vung roi, giật cương, chân thúc vào mình ngựa, ngựa sắt hi vang trời, vẫy mạnh đuôi, phi nước đại, nhanh như một mùi tên bắn.
Gióng và ngựa sắt đã mất hút ở phía chân trời mà mọi người vẫn còn sững sờ như tỉnh như say. Đến lúc ấy, cả làng mới thôi không theo người ra trận, cả làng bắt đầu hướng mắt về một người khác: mẹ Gióng. Hình như ai cũng nghĩ rằng giá không có người mẹ này thì làm sao có được người con anh hùng như Gióng kia.
Mười mấy tuổi, tôi đã từng xem nhiều lễ hội trong làng. Hằng năm, cứ vào mùa xuân, bố tôi thường dẫn tôi đến chò sân đình, ở đố, đôi mắt trẻ thơ của tôi cứ ngây ra trước bao cảnh sắc. Nhưng suốt đời tôi vẫn không thể nào quên được cảnh làng tôi tiễn đưa cậu bé Gióng lên đường đi đánh giặc Ân, cứu nước.
Đó là vào một buổi sáng trời không mưa cũng không nắng. Có lẽ trời đất cũng rầu lòng trước cảnh vó ngựa kẻ thù đang giày xéo lên Tổ quốc mình.
Mới sớm tinh mơ, con đường làng hẹp đầy vết chân trâu đã lũ lượt người Người đâu mà lắm thế! Tôi có cảm tưởng cả nước Vàn Lang của Vua Hùng đang đổ dồn về đồng đất làng tôi. Không còn nhận ra gương mặt con đường làng quen thuộc nữa. Nó đã trở thành một dòng suối người, chảy như thác đổ.
Còn ngoài đình làng thì khỏi phải nói, chật như nêm cối. Ai cùng muốn chen vào giữa sân. Hơn hai chục anh trai làng lực lưỡng đang nắm tay nhau làm thành một vòng rào, cố giữ không cho mọi người tràn lên mảnh sân gạch giờ trở nên quá bé nhỏ so với cái vóc dáng khổng lồ của con ngựa sắt.
Các cụ bô lão đang sửa soạn lễ tế trời đất, cao lớn là thế, mà chỉ mới đứng ngang bụng ngựa. Nhờ nhanh nhẹn, tôi đã len lỏi vào sát bên trong, do vậy có thể nhìn kĩ được con ngựa thần kì này. Bờm ngựa dựng đứng lên như một hàng chông sắt. Thỉnh thoảng ngựa vẫy đuôi. Tôi hình dung cái đuôi ấy chi cần quệt vào thằng giặc nào là thằng ây đủ chết mất ngáp. Ngựa lại còn dậm chân, làm gạch sân đình vốn nung rất chín, cũng nát thành cám.
Con ngựa sắt đã hùng vĩ, phi thường, chủ của nó càng hừng vĩ, phi thường hơn! Làm sao có thể tưởng tượng được một cậu bé kém tôi cả chục tuổi, cách đây mấy tháng còn nằm toong gióng treo, chưa biết đi, chưa biết nói, giờ đã trở nên một tráng sĩ oai phong lẫm liệt trong bộ giáp sắt, đầu đội mũ sắt, tay cầm roi cũng bằng sắt!
Cả dân làng cũng tiễn Gióng ra trận
Đã đến giờ tế lễ. Mọi người im lặng. Không khí trang nghiêm hẳn. Hồn thiêng sông núi đang chứng giám giờ phút lịch sử này. Chỉ một lát nữa thôi, cậu bé Gióng làng tôi sẽ lên đường ra chiến trường. Gióng dắt ngựa đứng trước sân đình, sau lưng cụ già cao niên nhất làng và vị sứ giả của vua Hùng. Khi hai cụ mỗi người một bó hương rõ to, cháy rực, tiến thẳng đến bàn thờ Tổ quốc thì Gióng và ngựa sắt đều cúi đầu. Cả làng nín thở. Nhiều bà mẹ khóc. Gióng lại dắt ngựa hướng ra cổng làng.
Lúc ấy tôi bỗng thấy mẹ Gióng, với tà áo nâu và tấm lưng còng như mọi bà mẹ quê tôi, lao về phía Gióng. Gióng vội quỳ xuống và cúi gập người ôm lấy mẹ. Gióng hôn lên mái tóc mẹ giờ đã pha nhiều sợi bạc, rồi đặt cây roi sắt dưới đất, lấy tay lau nước mắt cho mẹ. Tôi ngước nhìn Gióng và thấy trên má Gióng ươn ướt vài giọt nước mắt. Con ngựa sắt ngoảnh cổ sang một bên, không nhìn cảnh chia tay của mẹ con Gióng. Dường như nó sợ xúc động…
Tiếng phèng la vang liên hồi. Gióng hôn mẹ lần cuối rồi cầm roi sắt đứng lên. Cụ già cao niên nhất làng và sứ giả Vua Hùng đi trước, về phía cổng làng. Đám đông dạt ra như sóng rẽ. Gióng dắt ngựa sắt đi tiếp sau. Các bà cụ đìu mẹ Gióng đi theo. Cả làng đi theo. Không nhận ra gương mặt con đường làng quen thuộc nữa. Nó lại trở thành một dòng suối người, chảy như thác đổ.
Cổng làng hiện rõ trong tầm mắt. Gióng bước lên lưng ngựa, quay lại chào cả làng rồi vung roi, giật cương, chân thúc vào mình ngựa, ngựa sắt hi vang trời, vẫy mạnh đuôi, phi nước đại, nhanh như một mùi tên bắn.
Gióng và ngựa sắt đã mất hút ở phía chân trời mà mọi người vẫn còn sững sờ như tỉnh như say. Đến lúc ấy, cả làng mới thôi không theo người ra trận, cả làng bắt đầu hướng mắt về một người khác: mẹ Gióng. Hình như ai cũng nghĩ rằng giá không có người mẹ này thì làm sao có được người con anh hùng như Gióng kia.
Và bầu trời như cơ hồ hửng nắng.
Mẹ em có dáng người cao cao, năm nay mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, tuổi đã qua thời xuân xanh. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan, trông thật hiền dịu. Đôi môi mẹ đỏ mọng mặc dù không thoa son, cái miệng lúc nào cũng cười. Nụ cười ấy đã làm cho em thêm gần gũi mẹ. Hai hàng lông mày của mẹ cong cong, che đôi mắt tròn đen, luôn nhìn chúng em đầy yêu thương. Những ngày em bị ốm, mẹ đều thức cùng em nên có lúc mắt mẹ lại sâu hơn nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp tự nhiên. Nghe bà ngoại nói, ngày xưa, mái tóc mẹ đẹp lắm nhưng bây giờ tóc mẹ lại hơi bạc màu vì năm tháng. Em thương mẹ vô cùng. Nước da mẹ hơi rám nắng vì mẹ phải dãi dầu sương gió để kiếm tiền nuôi em ăn học. Đôi bàn tay mẹ gầy gầy, em yêu mẹ biết bao nhiêu.
duong huong thu la mot con nguoi hien lanh nhu mi o nha bao nhieu thi khi vuot thac cang hung dung bay nhieu . duong huong thu nhu mot pho tuong dong duc cac bap thit cuon cuon y het cac chien si truong son oai linh hung vi
tick nha
Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.
Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.
Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.
Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.
Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.
Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.
Là một đoạn trích độc đáo, hấp dẫn, thể hiện sự an hiểu, tấm lòng gắn bó với thiên nhiên và con người cùng đất Cà Mau.
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Tuổi thơ con người khi xưa ai cũng được bao bọc giữa những ước mơ viễn vong. Em cũng vậy ! Một thời thơ ấu xưa kia đã từng ước mình là cô Tấm hiền dịu được kết hôn với nhà vua, hay một cô tiên hay cả chàng Khoai thật thà đọc " Khắc nhập " " khắc xuất " cũng có thể trừng trị kẻ xấu.Những người đó lúc nào cũng nổi tiếng, ai cũng mến mộ.Không hiểu sao bây giờ em lại quý ông Bụt hơn, không hiểu sao nữa. Có lẽ truyện nào cũng có Bụt nên em cũng quen và thân với Bụt hơn
" Bụt thật tuyệt ! " Em bất ngờ thốt lên khi vừa kiếm được câu truyện Cây tre trăm đốt hồi nhỏ để đâu mất. Mê đọc quá tới nỗi đến giờ ngủ rồi mà vẫn bắc đèn vào giường, vừa nằm vừa đọc. Đang đọc mê man rồi không hiểu sao mắt em mờ dần, rồi đến thế giới thần tiên lúc nào không hay. Thế giới thần tiên rất huyền ảo, không bờ, thế giới vô tận.Xung quanh sương mù bao phủ, mờ ảo đơn điệu nhưng giữa cái đơn điệu ấy hiện ra là chiếc cầu vồng lấp lánh bảy sắc, và các thần tiên mỗi sắc lấp lánh xinh đẹp khác nhau đang bàn tán gì đó. Hình như sắp có cuộc họp lớn của vua mặt trời, cai quản cả dãy ngân hà nên ai cũng mặc đẹp và không dám lơ là. Lúc này, trang phục của em cũng thật là đẹp : Chiếc đầm hồng lấp lánh ánh của những ngôi sao dính trên cùng đôi giày dính sao. Sau lưng em cũng có cánh bằng lông vũ tuyệt đẹp, phất cánh nhè nhẹ lấp lánh. Trông em cũng xinh xắn như tiên thật sự vậy.
Cuộc họp bắt đầu. Mặt trời dần dần ló ra, ánh sáng ngài gọi dậy cả thế giới, cả dãy ngân hà sau màn đêm yên tĩnh. Các nàng tiên xì xào, rằng mình đẹp nhất, chắc mình sẽ được phong chức cao hay có phép thuật mạnh hơn gì đó.
Mặt trời cất giọng nói :
- Hôm nay ta tuyên dương Bụt đầu tiên.Bụt là tiên có số tuổi lớn nhất trong các tiên. Bụt giúp đỡ rất nhiều người nhưng Bụt vẫn không cao chức hơn các tiên khác vì từ đó ta muốn cho Bụt lên chức cao hơn nhưng Bụt cũng từ chối, hôm nay ta vẫn muốn phân Bụt lên chức Cận thần của ta...
Nghe tới đây, em nhìn sang Bụt. Bụt có dáng cao, lịch lãm, trông hiền từ như ông nội em đã mất vậy. Bụt hợp với bộ quần áo trắng đơn điệu cùng đôi ruốc gỗ cổ xưa nhưng cũng thấy được rõ ràng cái chất lịch lãm của Bụt. Chòm râu dài bạc phơ, da dẻ hồng hào, đôi mắt hiền từ nhưng sâu thẳm những vết chân chim. Bây giờ, Bụt đang ngồi một cách chăm chú nghiêm túc nghe họp, không xì xào nói xấu khi vua họp.
Cuộc họp kết thúc.Em đến chỗ của Bụt bằng đôi cánh lông vũ của mình. Thấy em, Bụt cất lời từ tốn :
- Có chuyện gì vậy, nàng tiên mới đến ?
Em trả lời :
- Dạ, tại sao bụt giúp nhiều người như vậy mà Bụt lại không cần công lao khen thưởng xứng đáng với mình vậy ?
Bụt nói :
- Thật ra, ta giúp người không phải vì công lao mà được khen thưởng, mà ta giúp người dùng để tích công đức và ta cũng dành lòng tốt của mình cho họ. Lòng tốt của người cũng như tiên, không thể dùng tiền hay gì có thể mua được ! Đó là tự bản thân ta có một lòng nhân hậu, lòng yêu quý con người.
- Vậy là em hiểu rồi ! Em không cần phải dùng tiền thật lớn để cứu người vùng sâu vùng xa để mọi người ghi nhớ công của mình. Em chỉ cần dùng số tiền mà em có thật sự, dù là bao nhiêu, chỉ cần thật lòng cũng là một công đức, đúng không ?
- Đúng rồi, ngoan lắm !
Em đang tính hỏi Bụt câu nữa đột nhiên cái đèn pin để trong giường rơi xuống đầu em và làm em tỉnh giấc. À, thì ra đó là một giấc mơ. Giấc mơ đẹp ghê ! Sau giấc mơ đó, em ngày càng yêu quý Bụt hơn, vì tình người của Bụt.
gay từ khi em cất tiếng khóc cháo đời, mẹ là người đầu tiên cho em dòng sữa ngọt ngào. Rồi cho em lớn lên trong vòng tay mẹ. Mẹ nâng đỡ, dìu dắt dạy dỗ và từng ngày mong em khôn lớn. Hình ảnh mẹ luôn gắn chặt với từng bữa ăn, giấc ngủ và choán hết mọi suy nghĩ trong tuổi thơ đầy thơ mộng của em. Nhưng có lẽ đậm nhất, sâu nhất trong tâm trí em, khiến em không bao giờ quên được là hình ảnh mẹ chăm sóc em những ngày em đau ốm.
Hôm đó, em đi học về bị mắc mưa ướt hết. Đến nửa đê, cơn sốt ập đến. Nhà chỉ có hai mẹ con vì bố em đang đi công tác xa. Mẹ lo lắm, thức suốt đêm canh chừng bên em. Cơn sốt quái ác thật. Trán em nóng bừng bừng mà chân tay thì lạnh run. Cái lạnh như từ xương tủy tỏa ra khiến em run cầm cập: "- Mẹ ơi! Con rét lắm! Mẹ đắp chăn cho con! Mẹ ghì chặt em vào lòng, an ủi - Mẹ biết rồi, con cảm lạnh đấy mà! Cứ bình tĩnh đấy nhé! Mẹ sẽ đuổi cơn sốt đi ngay!".
Mẹ đặt em nằm ngay ngắn rồi đi lấy thuốc. Viên thuốc hạ sốt sủi bọt tan rất nhanh trong cốc nước. Mẹ nhẹ nhàng nâng đầu em lên, ghé cốc vào miệng em, dỗ dành: "Nào! Con gái yêu của mẹ, hãy uống một hơi cho hết cốc nước này, sau đó ngủ một giấc, tỉnh dậy là khỏi thôi".
Vâng lời mẹ, uống thuốc xong em cố nhắm mắt nhưng đầu óc cứ căng lên, khó chịu. Mẹ dập nước mát vào chiếc khăn bông, đắp lên trán cho em. Mẹ nhẹ nhàng xoa dầu nóng vào trán, vào ngực, vào hai bàn tay, bàn chân em... Bàn tay mẹ ram ráp, cồm cộm, không nhẵn nhịu, mịn màng. Em hiểu đó là dấu ấn của những người lao động nặng nhọc, một nắng hai sương của mẹ. Mẹ đã hi sinh tất cả cho em. Mẹ chẳng kể sắc đẹp bị tàn phai, chẳng kể những tháng ngày quần quật. Vì em, mẹ chấp nhận thiệt thòi, thiếu thốn. Mẹ vui với niềm vui của em, buồn với nỗi buồn của em và đau xót, xót xa mỗi khi thấy em đau ốm. Ngồi bên em, tiếng suýt xoa của mẹ cứ văng vẳng bên tai em: "Khổ thân con tôi! Sốt cao thế này thì rồi lại gầy rộc đi thôi!" Tự nhiên, nước mắt em ứa ra cay xót. "Mẹ ơi, con thương mẹ quả, mẹ là ánh sáng, là mặt trời của con". Em vòng tay ôm ngang lưng mẹ rồi thiếp đi lúc nào không biết.
Sau ba ngày, những cơn sốt thưa dần, em thấy tỉnh táo hơn. Mẹ vẫn ngồi đấy, vẫn cái ghê đẩu kê sát cạnh gường. Hình như trong mấy ngày qua mẹ đã không rời em bất cứ lúc nào. Em nhìn mẹ. Mẹ đang thiếp đi trong giấc ngủ vội vàng. Trông mẹ thật phờ phạc, mệt mỏi vì thiếu ngủ. Mẹ gầy rộc đi nhanh chóng. Bàn tay mẹ vẫn nắm chặt tay em. Rồi mẹ choàng tỉnh khi thấy em trở mình nhè nhẹ. Nụ cười mẹ lại nở trên môi. Những lời nói dịu dàng, ấm áp như muốn đưa em vào giấc ngủ. Trong mắt em, em thấy mẹ đẹp quá. Em tự hào vì có mẹ, nhưng em lại thấy thương mẹ vô cùng. Mẹ đã vì em mà phải chịu nhiều vất vả, tình mẹ thật vô bờ bến, dâng tràn như biển cả mênh mông không bao giờ cạn. Trong những ngày ốm đau này, em mới hiểu rõ hơn, thấm thía hơn về tình mẫu tử, về câu ca mẹ thường rau ngày nào:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chạy ra".
Tôi là đứa trẻ không hay ốm yếu. Do được thừa hưởng sức khoẻ của cha mà tôi chả quan lắm. Hôm đó đi học, mẹ dặn tôi mang áo mưa theo vì đài đã dự báo. Nhưng vì thấy trời nắng to nên tôi không mang theo nữa. Thế rồi chiều về, mây đen ở đâu ùn ùn kéo đến, vần vũ khắp bầu trời. Cơn mưa đến thật mau. Mưa! Mưa xối xả. Mưa ào ào như trút nước... Không có áo mưa mà trời cũng sắp tối, tôi để đầu trần ù chạy về nhà. Về đến nơi tôi ướt như chuột lột. Mẹ nhìn tôi đầy lo lắng.
Đêm hôm đó, tội bắt đầu bị sốt. Nhiệt độ tăng cao, đầu óc choáng váng. Tôi mê man bất tỉnh. Bố mẹ tôi lo lắng, vội vàng tìm cách hạ nhiệt. Nằm trên giường, tôi nghe thấy từng bước chân của mẹ, bóng mẹ chạy đổ nghiêng trên tường, thoắt trông thấy, thoắt biến mất. Mẹ ngồi bên tôi, bàn tay ấm áp xoa nhẹ trên lưng, âu yếm vuốt tóc rồi má tôi. Cái trán nóng bừng được mẹ chườm bằng chiếc khăn lạnh. Chốc chốc, mẹ lại lật khăn rồi đặt nhẹ lên trán. Tôi miên man trong giấc ngủ nhưng dường như vẫn thấy rõ đôi mắt mẹ nhìn tôi. Đôi mắt mẹ nhìn trìu mến, xót thương, long lanh những giọt nước .Từng nhịp thở thổn thức, tôi cảm nhận được sự lo lắng trong lòng mẹ. Mỗi khi tôi trở mình mẹ lại nhè nhẹ vỗ về, kéo chăn lên đắp cho tôi. Thỉnh thoảng, mẹ lại sờ lên trán. Thấy nhiệt độ giảm, mẹ cũng hơi yên lòng....Cứ thế, mẹ ngồi bên tôi suốt đêm, không ngủ.
... Sáng hôm sau, trời đã tạnh mưa tự bao giờ. Mấy chú chim chào mào hót líu lo chào đón ngày mới. Những tia nắng đầu tiên lách mình qua khe cửa vào phòng, đến bên giường giúp tôi tỉnh giấc. Vì có mẹ ngồi bên nên tôi vững tâm mà ngủ rất ngon lành. Tôi cựa mình, thấy trong người đã khá hơn hôm qua rất nhiều. Vừa tỉnh dậy việc đầu tiên là tôi đưa mắt tìm mẹ. Sao không thấy mẹ đâu cả. Tôi vội vàng ngồi dậy. Ôi, mẹ! Người mẹ kính yêu của tôi. Chắc vì đã quá mệt nên mẹ nằm ngủ thiếp đi bên tôi. Lúc này nhìn mẹ, tôi chi thấy thật tội nghiệp và thương mẹ biết bao. Mái tóc dài, đen mượt dường như xơ xác. Đôi mắt thâm quầng lại vì thức khuya. Phía đuôi mắt đã xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu sự tàn phá của thời gian. Nhất là đôi tay mẹ. Trước đây, đó là một bàn tay mềm mại, trắng trẻo nhưng giờ đây, sự vất vả đã làm cho bàn tay mẹ gầy guộc, thô ráp và có những vêt chai. Điều ai cũng thấy này tại sao hôm nay tôi mới đê ý. Tôi thật là đứa con vô tâm, bất hiếu. Tôi hiển nhiên nhận tình yêu của mẹ nhưng ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân. Mẹ đã bắt đầu già đi mà tôi không hề hay biết. Và dường như qua một đêm thức trắng càng làm cho mẹ tôi già đi nhiều.
Đang suy nghĩ miên man thì chợt bố tôi mở cửa bước vào phòng. Bố mỉm cười chào tôi ngày mới. Vừa lúc, mẹ cũng choàng tỉnh dậy. Thấy tôi, mẹ vội vàng đặt tay lên trán, nhìn tôi một lượt vẻ mặt lo lắng, căng thẳng. Hai bố con tôi nhìn mẹ rồi nhìn nhau cùng cười. Lúc đó, mẹ mới thấy nhẹ nhõm trong lòng. Nhưng nụ cười của mẹ thật mệt mỏi. Không để ý đến bản thân, mẹ lại chạy ngay xuống nhà nấu cháo cho tôi. Bát cháo nóng của mẹ là liều thuốc vô cùng hiệu nghiệm. Nó không phải là thuốc bình thường mà là liều thuốc của tình thương yêu. Nó giúp tôi hết sốt và còn hơn thế, nó giúp tôi nhận ra được nhiều điều, hiểu thêm về lòng mẹ. Lòng mẹ thật bao la như biển Thái Bình...
Không phải chỉ khi ốm đau mẹ mới dành tình yêu cho tôi, ở bên cạnh tôi chăm sóc, Mẹ đã ở bên từ bao giờ mà tôi vô tâm không hiểu bởi tình yêu của mẹ không vô hình mà hiển hiện ngay trước mắt. “Mẹ kính yêu của con. Nay con đã hiểu rồi mẹ ạ”.