K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2016

          mình nghĩ bạn chọn cây nào cũng được cả 

          a, cây phượng gắn liền với tuổi học trò, nó có             rất nhiều kỉ niệm với học trò chúng ta mỗi mùa           hè về

          b, cây tre thì nó là biểu tượng của dân tộc Việt            Nam , nó thể hiện tinh thần bất khuất , kiêu                  hãnh của mỗi dan tộc Việt Nam

          mình nghĩ rằng bạn nên chọn cây phượng để               biểu cảm vì nó gần gũi với bạn hơnvui

18 tháng 10 2016

Chọn cây phượng đi bn!!

Vì cây phượng gắn liền với những kỉ niệm tuổi học trò nên dễ tả hơn

18 tháng 10 2016

Thanks bạn nhé Miko

18 tháng 10 2016

Theo mk bn chọn cây phượng nha, vì cây phượng gắn với thời học sinh có nhiều yếu tố biểu cảm!

1 tháng 1 2017

MK NGHĨ LÀ CÂY PHƯỢNG vi cay tre ít gắn liền với bn-->khó tả hơn

18 tháng 10 2016

bn nên tả cây phượng

18 tháng 10 2016

Thanks nhé Bạch Dương Đáng Yêu

18 tháng 10 2016

mình nghĩ bạn nên chọn cây phượng để biểu cảm vì nó gần gũi với bạn hơn so với cây tre , nó còn có rất nhiều kỉ niệm đối với mỗi người học trò, bạn sẽ dễ quan sát được cây phượng hơn là cây tre.

Đó là ý kiến của mình ko biết bạn nghĩ saovui

18 tháng 10 2016

nên chọn cây tre bạn ạ, vì có thể bộc lộ nhiều cảm xúc

20 tháng 10 2016

eoeo

20 tháng 10 2016

lớp mình thì tự chọn

23 tháng 10 2016

Không biết tự bao giờ cùng với bến nước sân đình cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút bâng khuâng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao trong chuyện cổ tích trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu "Lý cây đa" người thương ta đã hát. "Cây đa bến nước sân đình" phải chăng đã trở thành phần nào đó của biểu tượng Việt Nam ta?

Thật vậy với đặc tính sinh vật của mình cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm rễ nổi đến đó. Từ rễ mẹ hóa thành nững rễ con. Những cành đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Những đứa trẻ thi nhau nô đùa m, hò hét Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác không cho quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Nghe bà em kể thời chống Pháp ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa gốc đa là nơi cất giấu thư từ tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ ngọn đa lại là chòi gác máy bay nơi treo kẻng báo động. Em rất tự hào về cây đa và bứ tranh cây đa đầu làng.Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng "thần cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó.

Ai đó có nhớ Bác Hồ đã từng dạy chúng ta phải trồng nhiều cây xanh, đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Em yêu đa đầu làng, nó không chỉ đi vào những dấu ấn lịch sử mà còn là thể hiện biểu tượng cho làng quê em.

Chúc bạn học tốt!

23 tháng 10 2016
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…” “Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…” Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”. Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
30 tháng 9 2016

Cây phượng vĩ
 

I. DÀN Ý

1.  Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây hoa phượng được trồng ở đâu? Từ bao giờ?

2.  Thân bài:

* Tả cây phượng:

- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng của nó ra sao?

- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... nhưthể nào?

- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm? Màu sắc của cánh hoa, nhuỵ hoa?

- Cây phượng gắn bó với đời học sinh ra sao?

3.  Kết bài:

* Tình cảm của em đối vói cây hoa phượng:

- Yêu mến, gắn bó, xem cây phượng như người bạn thân thiết...

30 tháng 9 2016

“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.

Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát.
Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng.  phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò" muaf hoa phượng kết thúc học sinh quay trở lại trường học được gặp bạn bè, thầy cô rất vui khi bước vào năm học mới
Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.