Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đối tượng phê phán: kẻ mạnh với bộ mặt tiểu nhân, đạo đức giả. Cụ thể ở đây là quan lại.
- Nội dung phê phán: phê phán bộ phận quan lại độc ác, tham lam nhưng mang bộ mặt giả nhân giả nghĩa để chèn ép nhân dân ta.
- Thái độ của tác giả: Nhẹ nhàng nhưng thâm thúy, sâu cay đến kẻ ác.
- Bài học rút ra: lên án hành động độc ác của những kẻ mạnh đồng thời khuyên bảo chúng ta cần có sự tỉnh táo trước lời ngon ngọt dụ dỗ của kẻ ác.
TK
Thế Lữ tác giả nổi tiếng trong phong trào thơ mới và được nhiều người phong tặng là “đệ nhất thi sĩ”, bài thơ Nhớ rừng của ông in trong tập “May vần thơ” xuất bản vào năm 1935 nói về sự tù túng, căm hờn, niềm khát khao được tự do của con người. Bài thơ còn toát lên bức tranh tứ bình vẻ đẹp tuyệt trần của thiên nhiên.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.
Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.
Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.
Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.
Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.
Tham khảo "coppy trên mạng" :
Thế Lữ tác giả nổi tiếng trong phong trào thơ mới và được nhiều người phong tặng là “đệ nhất thi sĩ”, bài thơ Nhớ rừng của ông in trong tập “May vần thơ” xuất bản vào năm 1935 nói về sự tù túng, căm hờn, niềm khát khao được tự do của con người. Bài thơ còn toát lên bức tranh tứ bình vẻ đẹp tuyệt trần của thiên nhiên.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.
Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.
Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.
Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.
Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.
Hiện nay facebook không chỉ là nơi kết nối con người với con người mà còn là nơi giúp con người cập nhật tin tức tại mọi thời điểm, từ nhiều địa điểm khác nhau. Sử dụng facebook để trò chuyện, tương tác cùng bạn bè, người thân, đặc biệt là người người thân ở xa vô cùng tiện lợi. Facebook như rút ngắn khoảng cách địa lý và giúp mỗi người cập nhật được tình hình của mọi người xung quanh mình một cách dễ dàng. Để tận dụng những khả năng tuyệt vời của facebook, chúng ta cần có những nguyên tắc sử dụng nhất định.
Chúng ta chỉ nên dùng facebook với một khoảng thời gian hợp lý. Qúa sa đà vào việc lướt facebook mỗi ngày sẽ làm con người mất tập trung trong học tập và công việc. Bạn chỉ nên lướt facebook khi có thời gian rảnh và khi cần cập nhật thông tin từ mọi người. Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội sẽ làm bạn bị “nghiện” và phụ thuộc vào nó. Chúng ta cần dành nhiều thời gian cho cuộc sống thực hơn là trên mạng xã hội.
Hãy chỉ kết bạn với những người bạn mình thực sự biết ngoài đời và tin tưởng. Hiện nay, facebook đã trở thành nơi trao đổi công việc của nhiều cơ quan, tổ chức hay nhóm bạn bè. Chúng ta có thể dễ dàng trao đổi công việc trực tuyến qua đây tại các nhóm được lập trên facebook, tiết kiệm thời gian, chia sẻ hình ảnh, video, thông tin một cách tiện lợi. Không nên kết bạn một cách bừa bãi với những người không quen biết sẽ không giúp ích mà có thể dẫn đến kết bạn với những kẻ xấu, lợi dụng.
Khi sử dụng facebook, chỉ nên dùng để học hỏi và chia sẻ quan điểm chứ không nên chia sẻ thông tin cá nhân. Cập nhật thông tin từ bạn bè trên facebook cũng là cách mà con người đọc báo mỗi ngày. Mỗi thông tin, mỗi quan điểm của một con người lại giúp ta học hỏi, tích lũy thêm được kiến thức và vốn sống. Khi chia sẻ quá nhiều thông tin sẽ dễ gây ra những rắc rối cho bản thân, dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng. Bên cạnh đó, nên cẩn trọng với những thông tin mà bạn chia sẻ trên facebook, thể hiện cách cư xử chuẩn mực, đó cũng là những gì thể hiện con người bạn, là cách người khác nhìn vào bạn.
Facebook cũng chính là nơi công cộng. Chính vì thế, hãy chúng tay chia sẻ những điều tốt đẹp, lan tỏa những điều hay trong cộng đồng. Tích cực mang đến những thông tin hay, bổ ích sẽ giúp ích cho mọi người và bản thân sống lạc quan, vui vẻ hơn. Cẩn trọng, cân nhắc với những thông tin mà tiếp nhận từ facebook, đó chưa chắc đã là thông tin chính xác, được kiểm chứng hay chưa.
Facebook và những lợi ích của nó không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, hãy là người sử dụng facebook một cách thông thái, hiệu quả để tận dụng những tính năng của nó mà không mang đến những phiền phức cho bản thân.
- Học mà không hành thì không nhớ được kiến thức, nhớ lơ mơ, dễ quên.
- Học mà thực hành được chứng tỏ hiểu bài.
- Thực hành giúp hiểu bài, nhớ lâu.
Tham khảo
Từ xưa, mối quan hệ giữa “học” và “hành” vẫn được các học giả đề cập đến. Trong bài “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng có viết “học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Có thể thấy dù ở thời nào thì việc học cũng cần phải có sự đi đôi với việc hành thì mới mang đến ý nghĩa trọn vẹn cho con đường học vấn.
Để hiểu hơn về mối quan hệ giữa học và hành thì chúng ta cũng cần phải hiểu học là gì và hành là gì. Mỗi ngày chúng ta đều đến trường và đi học, như vậy học chính là cách mà chúng ta tiếp nhận những tri thức của nhân loại. Đây là vốn tri thức quý báu giúp chúng ta trở thành những người có tri thức sau này. Hành có nghĩa là hành động, là làm việc. Bác Hồ của chúng ta cũng có câu nói rất nổi tiếng rằng: “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Qua câu nói của Bác Hồ chúng ta thấy rằng học và hành bao giờ cũng phải song hành với nhau.
Vì sao việc học phải đi đôi với việc hành? Mỗi ngày học sinh chúng ta đến trường đều tiếp thu thêm rất nhiều kiến thức mới. Nếu chỉ học lý thuyết suông thì đến một ngày nào đó những lý thuyết ấy chúng ta cũng sẽ quên hết. Quên là bởi chúng ta không được thực hành, không được áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. Nếu học mà không áp dụng thì việc học không còn ý nghĩa gì nữa. Khi bước ra ngoài xã hội, chúng ta trở thành những kẻ ngu ngơ không biết một chút gì. Kiến thức đã học được coi như bỏ không. Những thành tích học tập tốt trước đây chỉ là cái hình thức, thực chất rỗng tuếch chẳng mang lại cho ta điều gì. Trong Bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp cũng phê phán những người đua học hình thức cầu danh lợi.
Con người ta nếu như không học mà chỉ chăm chăm vào thực hành thì cũng khó có được kết quả tốt. Một chuyện đơn giản như cắm cơm thôi, nếu như trước đó chúng ta không học cách nấu thì sẽ chẳng bao giờ có được một nồi cơm ngon. Có khi cơm sẽ nhão, sẽ khô hoặc có thể bị sống cơm nữa. Nhưng nếu chúng ta học cách nấu từ việc đong gạo sao cho vừa, đổ nước sao cho đủ thì sau vài lần thực hành chắc chắn chúng ta sẽ nấu được những nồi cơm ngon tuyệt. Hay như các môn ngoài ngữ, làm sao chúng ta có thể hành khi mà chúng ta chưa học? Khi gặp người nước ngoài, chúng ta sẽ không hiểu họ nói gì. Nhưng nếu chúng ta học mà lại không bao giờ thực hành, không nói chuyện với người nước ngoài thì sớm muộn gì chúng ta cũng quên mất lý thuyết.
Hiểu được mối quan hệ và giá trị của học với hành nên các trường học hiện nay cũng đã đưa việc thực hành vào song song với giảng dạy lý thuyết. Bằng chứng là trường học chúng ta đã có thêm phòng thực hành tin học, phòng thí nghiệm hóa học,… Không chỉ dừng lại ở việc học và thực hành kiến thức sách vở, chúng ta còn không ngừng vận dụng kiến thức của mình vào các hoạt động xã hội. Những phong trào tình nguyện, những hoạt động tương thân tương ái đã cho thấy rằng trường học ngày càng gần gũi với xã hội hơn. Trường học không chỉ dạy học sinh thành tài mà còn dạy học sinh thành người.
Nếu chúng ta biết theo điều học mà làm, chúng ta sẽ trở thành những người vừa biết nói, vừa biết làm. Chúng ta biết vận dụng kiến thức của mình để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Đưa đất nước Việt Nam tiến bước về phía trước, sánh ngang với các cường quốc khác. Hiểu được vấn đề ấy, chúng ta cũng sẽ xóa bỏ được tình trạng học giả mà bằng thật.
Sự học là vô bờ, xét cho đến cùng học là để có hiểu biết và phải biết vận dụng kiến thức của mình vào những việc có ích. Việc học chỉ đem đến giá trị khi chúng ta biết thực hành, việc thực hành cũng chỉ có giá trị khi chúng ta có kiến thức để thực hành một cách đúng đắn nhất. Mỗi chúng ta hãy ghi nhớ bài học này để tự răn mình phải phấn đấu nhiều hơn trên con đường học
Em tham khảo:
Bài học rút ra
→Con người cần phải có nghị lực sống,biết suy nghĩ,hành động theo ý chí tích cực,làm đẹp cho bản thân,cuộc sống xã hội.
→Con người cần phải có lòng yêu thương,biết quan tâm,chia sẻ giúp đỡ nhau.Biết cống hiến hết mình,hi sinh bản thân vì những điều tốt,vì mọi người xung quanh.
Bản thân em đã làm được gì chị nghĩ em nên tự viết thì sẽ tốt hơn ^^
Thử hỏi rằng con người ta liệu có thể sống nếu chẳng có tình thương, thử hỏi người ta bày tỏ tình cảm ấy vào đâu?. Là những bức thư, những câu nói,... nhưng rồi tất cả cũng dần phai đi theo thời gian khi mà con người ta dần lãng quên đi hồi ức lãng mạn. Duy chỉ có đưa vào thơ ca, vào văn học thì thứ tình cảm ấy mới được giữ gìn trọn vẹn theo cách chân thành, đẹp đẽ nhất. M. Goóc ki quan niệm: "Văn học là nhân học", thực thế: văn học phản ánh nên tình cảm của con người, cái nhìn nhận của tác giả với cuộc sống qua từng câu chữ nhẹ nhàng và cách diễn đạt nghệ thuật tinh tế. Ta thấy tình cảm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện ở văn bản "Lão Hạc". Ca ngợi nên một kiếp người sống kiên định với phẩm chất tốt đẹp của chính mình, như một viên kim cương không gì có thể mai mòn. Ấy thế, "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì 1 xã hội công bằng,bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết,vắt kiện cạt những dòng suy nghĩ,hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại” (L.Tônx). Rồi theo dòng chảy văn học, ta lại bắt gặp "Trong lòng mẹ" của nhà văn Nguyên Hồng, tinh tế chỉ ra sự thơ ơ vô tâm của người đời dành cho một mảnh đời khổ khó cùng cực. Đó cũng là những gì thương yêu nhất của Người, những ước mong nhức nhối. Từ đây, ta thấy rằng tình thương đã nuôi sống lên bao trái tim nhạy cảm nghệ thuật đứng lên giải bày bao điều khó tỏ trong xã hội vào văn học. Và văn học cũng là một trong những nghệ thuật đẹp nhất của con người xưa nay. Bởi thế, tâm hồn tôi lại bị mê mẩn bởi những tác phẩm văn học như "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" của Nguyễn Nhật Ánh, "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, "Lão Hạc" của Nam Cao, "Chí Phèo" của Nam Cao, "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng, "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh… đều là những tác phẩm thể hiện tình thương đối với con người và đất nước. Mà trong cuộc sống hiện đại, tình thương đang dần bị lãng quên và thay thế bằng sự cạnh tranh, ích kỷ và tham lam. Đó là lý do tại sao văn học trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết. Những tác phẩm văn học với thông điệp về tình thương sẽ giúp chúng ta nhận ra giá trị của tình thương và khuyến khích chúng ta trở nên nhân ái hơn. Ngoài ra, văn học cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những vấn đề xã hội đang diễn ra và tìm cách giải quyết chúng. Văn học có thể giúp chúng ta nhận ra những sai lầm trong xã hội và khuyến khích chúng ta đưa ra những hành động tích cực để cải thiện cuộc sống của mọi người. Nói chung, văn học là tình thương là những gì chất chứa trong tâm hồn của những con người mơ mộng
_Kiều Trang_
Đề 1:
Đọc kĩ phần văn bản được trích sau và trả lời các câu hỏi:
...”Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.
Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình.
Tiếng chó sủa vang các xóm.”...
(Trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 29)
1. Kể tên những văn bản đã học cùng thời kì và khuynh hướng sáng tác với văn bản có chứa phần trích trên? Em biết gì về xã hội Việt Nam thời kì ấy? (2 điểm)
2. Phần trích này gồm mấy đoạn văn? Có nên gộp các đoạn văn ấy làm một không? Vì sao (2 điểm)
3. Ghi lại các từ cùng trường từ vựng tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú xuất hiện trong đoạn trích và giải nghĩa? (1 điểm)
4. Em hãy kể tóm tắt những sự việc tiếp theo trong văn bản chứa phần trích trên bằng một đoạn văn song hành có sử dụng trợ từ.(5 điểm)
Chú ý: Gạch chân và ghi chú dưới trợ từ trong đoạn văn đã viết.
Đề 2:
I.Trắc nghiệm (2 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất sau mỗi câu hỏi .
1.Thế nào là trường từ vựng?
a.Là tập hợp những từ có nghĩa với nhau ;
b.Là tập hợp những từ có chung nguồn gốc ;
c.Là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa ;
d.Là tập hợp những từ có nghĩa giống nhau ;
2.Từ nào không phải là từ tượng hình?
a.Lom khom b.Xao xác c.Chất ngất d.Xộc xệch
3.Từ “thì” trong câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi”thuộc loại từ nào?
a.Quan hệ từ b.Trợ từ c.Thán từ d.Tình thái từ
4.Từ “cơ mà’ trong câu văn: “Trưa nay các em được về nhà cơ mà.”thuộc loại từ nào?
a.Thán từ b. Tình thái từ c.Trợ từ d.Phó từ
5.Từ nào sau đây không phải từ láy?
a.Chầm chậm b.Thơm tho c.Còm cõi d.Máu mủ
6.Hai câu thơ “ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Mở miệng cười tan cuộc oán thù” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a.So sánh b.Nhân hóa c.Nói quá d. Điệp ngữ
7.Từ nào là từ Hán Việt ?
a.Ruộng đất b.Nhà cửa c.Của cải d.Gia tài
8.Từ nào sau đây viết không đúng chính tả?
a.Roi song b.Sắp sửa c.Xầm sập d.Sầm sập
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1(3,5 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.
2. Hãy chỉ rõ những từ láy tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn và phân tích tác dụng của chúng?
3. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.
Câu 2 (4,5 điểm)
Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Hen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Ồ ! Đã Thi Rồi Sao ?