Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Các từ láy trong đoạn văn: Bâng khuâng,phập phồng, bồi hồi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
- Bằng việc sử dụng hàng loạt từ láy miêu tả trạng thái cảm xúc… đoạn văn mang đến cho người đọc những cảm nhận bất ngờ thú vị về mưa xuân. Mỗi hạt mưa xuân bé nhỏ ấy mang hơi thở ấm áp của mùa xuân phả vào không gian trời đất làm ấm nồng đất đai, làm cây cối tốt tươi.
b, Các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh. Nhân hóa:mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung. So sánh: mặt đất như muốn thở dài. Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Bài học kinh nghiệm
Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh và văn minh nhất.
Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp, gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân,... Đó chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi người.
Cho mình hỏi bạn Bình minh ( Hội con 🐄 ) bài của bạn tên gì vậy
Tham khảo
câu 7
Có lẽ sau này khi đã lớn, tôi sẽ đi rất nhiều nơi, qua rất nhiều con đường khác có thể to, có thể nhỏ, có thể giàu nhưng trong một góc ở trong tim mình, mọi đường nét của con đường từ nhà đến trường sẽ không bao giờ có thể phai nhòa.
Mỗi sớm mai thức dậy, khi bình minh lên trên thành phố, tôi sải từng bước trên con đường đến trường trong niềm vui hân hoan đón đợi. Nhà tôi ở trong một con ngõ nhỏ hướng ra mặt phố, đi từ ngõ ra là đường lớn và khoảng cách trường vẻn vẹn năm trăm mét đường thẳng. Trên con đường xi măng phẳng lì còn lấp lánh khi ánh mai tỏa rạng ngời, không bao giờ vắng những lượt xe đi ngang.
Dù mỗi sáng, khi tôi đi học còn khá sớm nhưng trên đường vẫn rộn ràng tiếng người, tiếng xe làm cho lòng tôi chợt thấy nhuốm màu mùi vị của cuộc sống tươi vui, nhiệt thành. Hai bên đường là nhà cửa cao tầng mọc san sát nhau với những mảng sơn lúc nào cũng tươi mới, càng rực rỡ hơn trong nắng và gió. Trên hè phố, luôn có thể nhìn thấy những tốp người đi bộ buổi sáng, những tốp học sinh đi học,… hòa mình trong không khí tươi vui nói cười của dòng người trên hè phố trong làn gió nhẹ khiến cho tôi yêu quý cuộc sống này biết bao.
Dọc con đường còn có những hàng ăn sáng rất khang trang và phong phú như hàng phở, bánh mì, bánh cuốn,… Tôi vẫn thường hay tạt vào các quán trên con đường này để mua đồ ăn sáng, có lẽ đã quen nên tôi luôn thấy đồ ăn trên con đường này là ngon nhất. Trên con đường ấy, cách trường khoảng năm mươi mét, sau khi qua một ngã tư đèn xanh đèn đỏ, hai bên đường lúc này chỉ còn là hai hàng cây xanh ngắt tỏa bóng mát khắp con đường, rải màu xanh dẫn đến ngôi trường thân yêu.
Khi đã bước vào cung đường này, nếu là mùa hè thì cái nóng bức ngoài kia không còn đáng lo ngại nữa mà thay vào đó là những luồng gió mát rượi và những tiếng chim hót líu lo trong vòng cây kẽ lá khiến cho ai cũng phải yêu đời hơn.Trong tôi, con đường đi học lúc nào cũng đẹp, cũng thân thương, là con đường vô cùng quan trọng trong cuộc đời tôi. Đây là con đường đưa tôi đến với ước mơ, với niềm vui mỗi ngày, là con đường cả đời tôi không bao giờ có thể quên.
câu 8
Muốn miêu tả ta cần phải
+Phải biết quan sát
+Biết liên tưởng, tượng tượng ví von ,so sánh
+làm nổi lên những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng cần tả.
câu 9
ở đây tìm ở đâu bn ? trong bài hay trong1 đoạn văn ?
câu 10
câu A) trắng và đen
câu B) rách và lành
câu C) ít và nhiều , khôn và dại
câu D) hôi và thơm
phần tự luận
Tham khảo
câu 1
Giá trị nội dung tác phẩm
- Bài kí khẳng định tầm quan trọng và vai trò của cây tre đối với đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người nông dân nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
- Ca ngợi vẻ đẹp bình dị và phẩm chất quý báu của cây tre.
- Khẳng định hình ảnh cây tre là biểu tượng cho con người, cho dân tộc và cho đất nước Việt Nam.
Giá trị nghệ thuật văn bản
- Chi tiết, hình ảnh được chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.
- Vận dụng thành công, linh hoạt thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, liệt kê.
- Giọng điệu khi nhẹ nhàng tha thiết, lúc dồn dập khẩn trương.
câu 2
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Cái đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn nhưng đêm không ngủ cua Bác. Việc bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác. Vì người là một vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người dành chọn vẹn cho nước cho nhân dân cho tổ quốc. Đó chính là lẽ sống của Bác mà mọi người dân đền thấu hiểu
câu 3
Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi. Và mẹ em chỉ có một trên đời”. Giai điệu của câu hát cất lên khiến lòng em không khỏi bồi hồi, xao xuyến nghĩ về người mẹ kính yêu của mình. Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ em, người giữ hơi ấm hạnh phúc, và tình yêu thương cho cả gia đình. Em yêu mẹ của em biết chừng nào!
Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi. Mẹ có một thân hình nhỏ nhưng cao ráo. Mẹ em có một khuôn mặt trái xoan vô cùng hiền lành và phúc hậu. Gương mặt mẹ em đã có nhiều chân chim, do thời gian và mưa nắng dãi dầu, cũng một phần là vì sự vất vả mưu sinh cho cuộc sống của gia đình em. Mái tóc mẹ em đen mượt và được để dài, lúc nào cũng được mẹ em búi hoặc buộc một cách vô cùng gọn gàng. Mái tóc mẹ em lúc nào cũng thoang thoảng mùi đinh hương, bồ kết. Do mẹ em là một người phụ nữ sống khá truyền thống nên mẹ không hay dùng các loại dầu gội đầu hiện đại. Bàn tay mẹ gầy gầy xương xương, nhưng chính đôi bàn tay lại ngày qua ngày, tháng qua tháng chăm sóc cho em từng bữa ăn tới giấc ngủ. Em thích nhất là ngắm nhìn nụ cười của mẹ. Nụ cười tỏa rạng như ánh bình minh, nhìn mẹ cười mà lúc nào trong lòng em cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Mẹ em lúc nào cũng yêu thương và chăm sóc cho gia đình em rất chu đáo. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương của em, sớm nào cũng chuẩn bị những bữa ăn giàu chất dinh dưỡng, đủ năng lượng cho một người làm việc và học tập của bố con em. Mẹ là người vun vén, chăm lo cho từng bữa ăn tới giấ ngủ, giữ gìn hạnh phúc cho mái ấm gia đình. Mẹ tuy hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc trong giáo dục con cái. Mẹ không bao giờ nuông chiều con cái quá mức mà luôn dạy, chỉ bảo cho em những bài học về cách cư xử, về đạo lý làm người.
Mẹ là người mà em yêu quý và kính trọng nhất. Em hứa sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi để mẹ luôn vui vẻ không bao giờ phải phiền lòng, buồn bã vì con cái.
câu 4Với tôi, cuộc sống luôn có nhiều cái đẹp và đẹp nhất có lẽ là ở ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình. Nơi ấy có dòng sông ngày ngày trở phù sa về để ruộng vườn quê hương thêm xanh tươi. Và tôi yêu biết bao những đêm trăng ở quê hương, khi đó tôi được thả lòng mình để ngắm vạn vật.
Nếu như ở phố xá, do những tòa nhà cao che khuất nên trăng thường không rõ. Nhưng ở nông thôn thì khác. Đêm trăng trên quê tôi bình yên lắm. Tối, vạn vật dường như dừng lại tất cả hoạt động ban ngày. Mọi người trong xóm tôi không ngồi trong nhà, mà ra ngoài đường hóng mát, ngắm cảnh làng quê thanh bình.
Đêm trăng nào cũng vậy, bầu trời tối ôm như màu mực tàu. Trên bầu trời ấy, có vô số những vì tinh tú đua nhau tỏa sáng. Tôi vẫn thường nhìn lên bầu trời đó để đếm xem có tất cả bao nhiêu ngôi sao nhưng chẳng thể nào có thể đếm hết.
Những đêm trăng như thế, gió rất mát. Những cơn gió nhè nhẹ thổi. Vạn vật yên tĩnh, thỉnh thoảng vang lên tiếng của con ếch, con nhái. Và cả tiếng người đi đường, tiếng xe cộ. Những âm thanh ấy vang lên trong đêm trăng thơ mộng không giống như những âm thanh sôi động nơi phố xá mà chỉ là chút gia vị để cuộc sống không tẻ nhạt và nhàm chán.
Ngắm nhìn bầu trời đêm, tôi lại chợt nhớ đến có một bài báo nói rằng con người ta đã có thể tạo ra những tàu vũ trụ xuyên không, để đi từ Trái Đất sang một hành tinh khác. Thế mới biết những vì tinh tú kia dù ở cách xa chúng ra đến hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu cây số nhưng với trí tuệ của con người, chúng ta vẫn có thể khám phá ra.
Những đêm trăng như đã trở thành một cảnh đẹp của quê hương tôi. Nó không giống như đêm trăng trên thành phố, nó không có sự ồn ào đến bon chen của các phương tiện giao thông, của người đi đường, chỉ có sự thanh bình yên ả, với âm thanh tiếng nói chuyện, tiếng những đứa trẻ nô đùa...
Tôi yêu biết bao những đêm trăng trên quê hương mình. Sau này, tôi sẽ bước vào cuộc sống với nhiều những toan lo khác nhau, những lần ngắm những đêm trăng trên quê hương vì thế cũng giảm dần đi. Những hình ảnh của một đêm trăng thanh bình, tôi sẽ mãi khắc ghi vào trái tim mình...
1. Thể thơ: Lục bát
2. NDC: Đoạn thơ nói về những cảnh đẹp của Hà Nội
3. BPTT: So sánh
Tác dụng: Làm cho câu ca dao thêm sinh động
Cho người đọc thấy sự trong xanh và đẹp đẽ của mặt nước Hồ Tây.
4.
Em tham khảo:
Bài ca dao là một bức tranh đầy chất thơ và nét nhạc cảnh Tây Hồ về sắc thu vào buổi sớm nơi kinh thành Thăng Long. Hiện lên một bức tranh thủy mặc Phương Đông, mang sắc thái êm đềm mà lại cổ điển. Bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi: cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành .Trong câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới, ngay khi đó tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu, khi ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Mà trên mặt Hồ Tây, sương tuy mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa, tô đậm cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây. Mặt hồ ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Trước cảnh đêm chuyển dần về sáng, người ngắm cảnh tựa hồ cảm nhận được bước đi êm ả của thời gian. Một loạt âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới. Bài thơ miêu tả cảnh đẹp kinh thành Thăng Long, và qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho quê hương, đất nước mình.
a) Những câu trần thuật đơn:
(1) "Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này."
(2) "Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ."
(3) "Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi."
b)
- Tác dụng của các câu trần thuật đơn:
+ Câu (2) và (3) là câu trần thuật đơn có từ "là" có tác dụng giới thiệu vai trò của "mảnh đất", của "những bông hoa" đối với người da đỏ.
+ Câu (1) là câu trần thuật mang ý nghĩa phủ định "chẳng thể quên".
c)
- "Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi." Câu sử dụng từ ghép "và" thể hiện sự liên kết giữa hai câu có nghĩa tương đương. Có tác dụng thể hiện mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa "mẹ" - mảnh đất đối với người da đỏ.
d)
- Hình ảnh nhân hóa "mảnh đất" hóa thành "người mẹ", "những bông hoa ngát hương" nhân hóa thành "người chị, người em".
- Tác dụng: Phép nhân hóa làm giàu sức biểu cảm, tăng sức gợi hình. Gợi liên tưởng độc đáo về hình ảnh "mảnh đất" hay "những bông hoa" gần gũi, bó bó mật thiết với con người, như những thành viên trong gia đình. Đồng thời thể hiện tình cảm của những người da đỏ hay chính tác giả đối với mảnh đất quê hương này.