K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2016

Mùa thu kiều diễm đã về. Lòng tôi chợt dâng lên cảm xúc khó tả khi chia tay mùa hạ.Mùa thu đến thật nhẹ nhàng tình cảm, đem theo không khí mát lành bao trùm cả đất trời. Bầu trời trong xanh cao vời vợi, từng đám mây trắng như những chiếc thuyền bông trôi lững lờ trên không trung. Mùa thu hoa phượng đã tàn phai để dưỡng sức sau một mùa hè sôi động rực lửa. Phượng tàn báo hiệu mùa tựu trường mới. Đường phố cũng trở nên tấp nập rộn ràng và đông đúc hơn bởi những tà áo dài trắng của nữ sinh trung học và bóng dáng của mấy cô cậu học trò nhỏ lưng mang cặp, khăn quàng thắm đỏ đang trở lại trường sau mấy tháng hè xa trường xa lớp thân thương

22 tháng 12 2016

chỉ có mở bài gián tiếp hoặc trực tiếp thui chứ k có mở bài mở rộng nha bn

5 tháng 9 2018

Bận rộn việc gia đình, việc của lớp mà Hùng vẫn luôn đứng đầu lớp. Nhìn bạn, em mới thấy thấm thìa câu Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên.

Trong mọi công tác chung, đoàn kết là sức mạnh. Lớp em rất đoàn kết và yêu thương nhau. Đó là nền tảng vững chắc cho tình bạn của em và Lan Nhi. Không có một việc lớn bé nào mà chúng em không chia sẻ cùng nhau. Hai chúng em rất tự hào về sự hoà thuận, thân ái của hai đứa.

dài khoảng mấy dòng bn Dạ Nguyệt

Ngay giữa sân trường, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giừo, chỉ biết rằng khi tôi mới đặt chân vao trường đã thấy nó đứng đó như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, dang cánh tay rộng che bóng mát khắp cả sân trừng mỗi khi hè về.

25 tháng 9 2016

Đây là một bài tả một cảnh đẹp ở Quy Nhơn, vậy nên bạn có thể tham khảo nhé chứ đề bạn cho khó quá: ( bài này cũng tả cảnh biển)

Quy Nhơn là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng miền Trung. Nơi đây có những vẻ đẹp tuyệt mĩ làm xao xuyến lòng người như tháp  Đôi có từ lâu đời hay cầu Thị Nại duyên dáng nối liền dải đất Quy Nhơn-Nhơn Hội…và tất nhiên không thể không kể đến khu du lịch Ghềnh Ráng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa nên thơ.Khu du lịch từ lâu đã trở thành biểu tượng của thành phố Quy Nhơn xinh đẹp.    Ghềnh Ráng là một quần thể sơn thạch chạy sát tới biển, nằm cách trung tâm thành phố chừng 2km về phía nam. Du khách có thể đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, mô tô hay thuyền… Nơi đây đá chất ngổn ngang tạo thành hang, thành gành quanh năm vui đùa với sóng biển.   Khi bước vào khu du lịch Ghềnh Ráng, du khách có dịp đi viếng mộ của nhà thơ “đây thôn Vĩ Dạ” Hàm Mặc Tử nằm trên đồi thi nhân. Con đường dẫn lên đời được lát đá hoa cương nhẵn bóng rợp bóng cây xanh. Nơi an nghỉ của nhà thơ được xây thành gò cao, lưng dựa vào núi. Đó không chỉ đơn thuần là một kiến trúc xinh đẹp ở vào vị trí đắc địa của danh thắng mà hơn thế còn là nơi tưởng niệm một danh nhân. Nhà thơ mãi được yên nghỉ trong vòng tay chở che của chúa trời.   Cách đồi thi nhân không xa là khu vui chơi, bán đồ lưu niệm.Khu vui chơi nghe có gì đó hiện đại. Có lẽ mọi người nghĩ đó giống như các công viên với đủ các trò chơi như xe điện đụng, đu quay…Nhưng không, ở đây chỉ có khu trò chơi dân gian với những trò chơi rất thú vị mà mỗi chúng ta đã từng chơi khi còn nhỏ hay có lẽ chưa từng biết đến những trò chơi rất giản dị, mộc mạc có từ xa xưa này. Du khách có cơ hội đùa vui với chiếc xích đu được làm từ tre, ngồi trên chiếc bập bênh rất ngộ. Những chú trâu được làm từ rơm, chiếc xe kéo mộc mạc điểm tô thêm cho khung cảnh nên thơ trên nền cỏ xanh mướt. Cảnh nên thơ vì lòng người cũng đang bang khuâng, xao xuyến.Nghệ sĩ Dzũ kha dung chiếc bút lửa để viết nên những dòng thơ sâu lắng, thắm đượm suy tư của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Chúng ta lại có dịp hiểu thêm về nhà thơ lớn của vùng đất Bình Định, về vẻ đẹp sâu sắc ẩn chứa trong văn chương.“Trời sáng trăng,sáng khắp mọiTôi đương cầu nguyện cho trăng tôi Tôi lần cho trăng một tràng chuỗiTrăng mới là trăng của rạng ngời"Có  lẽ thật đáng tiếc khi không thăm thú bãi tắm Hoàng Hậu khi đến khu du lịch. Đây là nơi dành riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu tắm mát khi có dịp kinh lý cùng vua Bảo Đại về vùng đất Quy Nhơn nên người dân nơi đây gọi bãi tắm với cái tên thân thương: bãi tắm Hoàng Hậu. Nơi đây có vô vàn những viên đá tròn tròn, nhẵn như những quả trứng. Những quả trứng đá ấy ngày ngày phơi mình dưới cái nắng vàng óng ả, tắm mát  dưới làn nước trong vắt, mát rượi. Phía trước bãi là bức tường đá thiên nhiên oai hùng che chắn sóng nên dù là một bộ phận của biển Đông, bãi tắm không có những con sóng lớn dữ dội vỗ bờ như muốn cuốn đi tất cả những gì có trên bờ. Đến với bãi tắm, du khách sẽ có cảm giác thích thú khi đặt nhưng đôi chân trần lên những “quả trứng đá” hay vùng vẫy trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng “nước trời một sắc”, nơi đá và biển quấn quýt bên nhau tạo nên vẻ đẹp riêng cho vùng đất đấy dấu ấn lịch sử.    Từ  Ghềnh Ráng, ta có thể phóng tầm mắt nhìn khắp xung quanh khu du lịch.  Nếu phía nam như một bức tranh sơn thủy hữu tình với những dãy núi xanh dựng thành từng lớp chạy dọc theo bờ biển thì phái bắc là bãi biển Quy Nhơn dài rộng, quanh năm ào ào sóng vỗ với những hàng phi lao khẽ đẩy mình đung đưa theo làn gió biển mát lạnh, với những cánh chim hải âu vui đùa tren đàu ngọn sóng. Thành phố Quy Nhơn hiện lên với nhà cửa san sát. Quay mặt ra biển Đông là biển cả bao la một màu xanh biếc. Cuộc sống nơi đây thật nhộn nhịp. Từng dòng người, dòng xe vội vã chạy đua với thời gian. Hướng theo phía đông bắc là bán đảo phương mai, án ngữ cửa Thị Nại như một tấm bình phong khổng lồ. Hoàng hôn, Ghềnh Ráng chìm trong màu tím buồn của buổi chiều ta, có nét gì đó đượm buồn. Buổi đêm, ánh đèn điện rực rỡ, phía trên là những dòng xe lao vun vút trên con đường Quy Nhơn-Sông Cầu làm Ghềnh Ráng trông thật năng động, hiện đại.    Ngày nay khi đến thăm quan cảnh đẹp ở Quy Nhơn, du khách không thể không đến thăm khu du lịch Ghềnh Ráng như tìm đén một thắng cảnh, một bức tranh sơn thủy hữu tình do thiên nhiên và bàn tay khéo léo của con người tạo nên.
25 tháng 9 2016

DÀN Ý

 

MỞ BÀI 

Đến với biển vào thời gian em thích.

THÂN BÀI

1. Không gian chung (trước thời gian em chọn. Ví dụ: Nếu chọn tả cảnh biển vào buổi sáng thì ở phần này là biển vào lúc trời rạng sáng; tả cảnh biển hoàng hôn thi đây là biển đang từ chiều chuyển dịch về tối…).

– Màu sắc, không khí biển (hòa với đất trời).

– Âm thanh sóng biển…

2. Cảnh biển đúng ở khoảnh thời gian đẹp khiến em thích

– Nếu chọn tả cảnh biển, buổi sáng thì chú ý đặc tả một mật trời hồng rạng rỡ mọc lên trên biển như thế nào? Đường chân trời ra làm sao? Biển gần bờ và xa bờ ánh lên dưới nắng như thế nào?…

– Nếu chọn tả cảnh biển, buổi trưa thì chú ý đặc tả sự đứng bóng của măt trời (nếu là mùa hạ), sự dịu dàng của mặt trời trên biển (nêu là mùa thu…) như thế nào? Biển và sóng biếc và bãi cát như thế nào?…

– Nếu chọn tả cảnh biển lúc hoàng hôn thì chắc chắn phải chú ý sự sửa soạn đi ngủ của mặt trời trên biển như thế nào? Cảnh giao thoa giữa chiều và tối của biển ra sao?

– Nếu chọn tả cảnh biển vào đêm trăng thì không thể quên mặt trăng đã nhụộm biển đêm như thế nào?…

(Tùy thời gian em chọn để chú ý miêu tả cảnh biển cho phù hợp và độc đáo).

3. Sinh hoạt trên biển

– Chọn góc nhìn, điểm nhìn từ em để phác tả (ít thôi nhưng phải sinh động) sinh hoạt trên bờ, dưới biển (người dân chài, người đi tắm biển, .).

– Em và biển nô đùa, tâm tình…

KẾT LUẬN

Mọi người yêu thích biển với tâm trạng của mình.

(Vận dụng dàn ý chung cho hai đề, với hai thời điểm khác nhau).



 

Refer

Mở bài:

Từ xưa đến nay, ý chí và nghị lực luôn là một phẩm chất cao quý cần có của mỗi người trong cuộc sống. Nói về ý chí nghị lực nhân dân ta có câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. Câu tục ngữ đã đề cao ý chí, nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần phải có ý chí và nghị lực. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu tục ngữ này.

Kết bài :

Từ nhận thức trên chúng ta hiểu rằng sống cần phải có ý chí nghị lực. Có như vậy thì cuộc sống mới có ý nghĩa và chúng ta sẽ trở thành những người thành đạt, là những người có ích, không hổ thẹn với bản thân với mọi người và với đất nước.

Tóm lại câu tục ngữ đã đề cao tinh thần sống có ý chí nghị lực, ý chí nghị lực cũng cần được giữ gìn và phát huy. Ta nhận định rằng câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng.

 

20 tháng 2 2022

Tham Khảo
Trong cuộc sống, con người rất dễ bị nản chí khi thất bại hay gặp khó khăn. Chính vì vậy, ông cha ta từ đời xa xưa đã khuyên nhủ chúng ta phải biết cố gắng, kiên trì, nhẫn nại học tập. Cuộc sống và không ngừng vươn lên mới gặt hái được thành công. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại từ bao đời. Nó như một lời khuyên, nhắn nhủ cho những thế hệ sau và khuyến khích ý chí mạnh mẽ.
kết bài
Câu tục ngữ “Có chí thì nên” là lời dạy vô cùng quý giá mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau. Cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt nếu như ta không có mục tiêu để phấn đấu và sẽ buồn chán hơn khi ta không đủ nghị lực để đạt được ước mơ đó. Sự cố gắng sẽ sẽ mang lại những thành quả lại vô cùng ngọt ngào. Vậy hãy cố gắng ngay từ khi vẫn là học sinh luôn cố gắng từ những điều nhỏ nhất, để mang lại những điều tốt đẹp cho bản thân.
 

20 tháng 10 2016

a) Cảm xúc về vườn nhà

- Mở bài:

+ Giới thiệu khu vườn. + Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà.

- Thân bài.

+ Khu vườn có từ lúc nào?

Ai xây dựng nên?

+ Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.

+ Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.

+ Vườn và cây trái suốt bốn mùa.

- Kết bài:

+ Cảm xúc về vườn nhà.
 

b) Cảm xúc về người thân

1. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

leuleuleuleuleuleuleuleuleuleu

11 tháng 4 2021

Tham khảo

Nguồn : Lê Thiên Anh 

Thơ Đặng Hấn thường có những tư duy ngộ nghĩnh. Nét tương phản nghịch lý rõ ràng, cụ thể nhưng có tính khái quát phần nào chịu ảnh hưởng của lôgic toán học, góp thêm cho mảng thơ thiếu nhi những nét riêng độc đáo. Bài thơ "Phép tính mùa xuân " là một bài toán nho nhỏ gồm 4 phép: cộng, trừ, nhân, chia hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Mùa xuân là mùa đầy ắp sự sinh sôi nảy nở của cuộc sống. Vòng quay tuần hoàn của thời gian qua ba mùa hạ, thu, đông để đến với mùa xuân như một dấu bằng trọn vẹn.

Bắt đầu từ mùa đông, là giá rét. Nhà thơ chọn phép trừ thật chính xác. Bớt đi một chút lạnh giá, sưởi ấm thêm tâm hồn con người qua hình ảnh "Cánh én làm phép trừ". Cánh én báo hiệu xuân sang và hình ảnh con chim én bay ngang nền trời mang hình dấu trừ rõ rệt. Một cánh én làm phép trừ nhưng rất nhiều cánh chim trên nền trời cao xanh tạo ra những chấm nhỏ li ti, nhà thơ liên tưởng đến phép chia thật có lý. Chia cũng có thể là chia sẻ: "niềm vui theo tiếng hót ". Tiếng hót rộn ràng của chim mang theo mùa xuân về có cả âm thanh, cả sự sum vầy bạn bè đông đủ. Và mùa hạ thật trong sáng khi: "Tia nắng làm phép nhân ". Đây là sự quan sát thuần túy mang tính chất vật lý quang học. Các tia sáng đan chéo nhau tạo ra các ánh xạ mặt trời như dấu phép nhân trong bài học của các em. Nhưng hình ảnh "Trời sáng cao rộng dần " là quan sát bằng cảm giác, bằng tâm trạng, bằng sự hứng khởi nâng tâm hồn con người lên hòa nhập với thiên nhiên, vũ trụ. Thật bất ngờ khi nhà thơ viết: "Vườn hoa làm phép cộng - Số thành là mùa xuân". Hóa ra mùa xuân là mùa gộp cả bốn mùa, trong đó vườn hoa là biểu tượng của sự sum suê, rực rỡ đầy ắp thêm bởi phép cộng, phép nhân, bởi khát vọng của con người hướng tới những vẻ đẹp thuần khiết, nhân ái, đó cũng chính là số thành của hạnh phúc, của mùa xuân.

11 tháng 4 2021

Toi tưởng là khong được chép mạng '-'? Nếu có ghi nguồn thì nó cx như nhau mà..:)

14 tháng 11 2016

^^ bn cần gấp ko )

14 tháng 11 2016

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?

Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.

Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.

Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.

Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.

Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.

Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?

Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.

Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.

Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?

Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.

Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.

6 tháng 12 2021

coi như tui cầu xin nha plsssssssssssssssss

6 tháng 12 2021

Bạn tham khảo:
 

Bác Hồ vị lãnh tụ dân tộc con người giản dị và tài giỏi, bên cạnh đó Bác cũng là một thi sĩ với hồn thơ tài hoa. Bác để lại nhiều bài thơ giá trị cho nền thi ca nước nhà. “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm có giá trị và được nhiều người biết đến. Sau chiến dịch Việt Bắc 1947 quân ta dành ưu thế trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện như tiếp thêm tinh thần cho quân và dân ta, đồng thời thể hiện được tấm lòng của con người cách mạng vì nước vì dân của Bác Hồ.

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Câu đầu tiên đó là ánh trăng đêm chiếu tỏa bao la trong đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng được dùng rất nhiều trong các bài thơ Bác, nếu để ý các bài thơ của Bác ánh trăng xuất hiện như người bạn tri kỷ.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Từ “xuân” lặp lại tạo ra không gian tràn đầy sắc xuân. Sông, nước, ánh trăng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp làm cho không gian ngày xuân thêm rực rỡ.

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Sau khi Bác miêu cảnh thiên nhiên tựa như người thi sĩ ngắm trăng. Tuy nhiên 2 câu thơ sau cho thấy nỗi lòng của Bác, lo lắng cho tương lai cách mạng, Bác bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Bác như giao hòa với thiên nhiên tuyệt sắc. Người luôn hết lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn không quên thưởng thức thiên nhiên, thể hiện sự lạc quan của người cách mạng trong hoàn cảnh chiến tranh.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền là ẩn dụ về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền chứa đầy ánh trăng báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn xa nữa. Câu thơ thể hiện được sự lạc quan, niềm tin về ngày chiến thắng của cách mạng.

Bài thơ Rằm tháng Giêng là một bài thơ hay của Bác, bài thơ miêu tả không gian thiên nhiên tuyệt đẹp trong mùa xuân. Bác và chiến sĩ bàn bạc việc quân ngay trên thuyền. Đồng thời thể hiện sự lạc quan vào tương lai của cách mạng.