K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2016

Sống chết mặc bay: chủ yếu là tự sự

Tinh thần yêu nước của nd ta:nghị luận

ĐỨC TÌNH GIẢN DỊ CỦA bÁC HỒ :NGHỊ LUẬN

2 tháng 5 2016

Sống chết mặc bay: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: nghị luận (chứng minh).

Đức tính giản dị của Bác Hồ: nghị luận (chúng minh kết hợp giải thích và bình luận)

Chắc chắn đúng 100%!!!!!!! Chúc bạn học tốt!hihi

6 tháng 3 2019

bạn ơi gửi câu hỏi thì gõ dấu vào ng ta mới hiểu

7 tháng 3 2019

uk bạn

4 tháng 3 2020

Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
 
 Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
 
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
 
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
 
 Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
 
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
 
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài  Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
 
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây.
 
 đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!
                              * Chúc bạn học tốt ạ *

5 tháng 3 2020

cam on ban nha

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
12 tháng 3 2019

Các nêu vấn đề của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và Ý nghĩa văn chương có sự khác nhau:

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Tác giả đã nêu luận điểm rồi mới đi chứng minh: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước". Từ luận điểm chính này mà Bác đã đi chứng minh từ thế hệ trước đến thế hệ sau, từ thời xưa đến thời nay, mọi tầng lớp và giới tính,...

=> Cách lập luận diễn dịch

- Ý nghĩa văn chương: Tác giả nêu ra dẫn chứng trước rồi đi đến kết luận. Từ câu chuyện kể về thi sĩ Ấn Độ, Hoài Thanh đã đưa ra luận điểm: Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng và văn chương còn sáng tạo ra sự sống....

=> Cách lập luận quy nạp

21 tháng 11 2016

1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.

Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )

nhịp: 4/3

2.. - Thời gian: ban đêm

không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.

- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.

-

 

29 tháng 1 2017
1-Bài văn có bố cục ba phần:(nội dung của bố cục) – Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. – Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. – Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. => Từ nội dung của bố cục của bài, ta rút ra nhận xét như sau: * Bố cục như trên cho thấy sự hợp lí và chặt chẽ trong phương pháp lập luận. Nghệ thuật nổi bật nhất của bài văn là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng. 2-Nhận xét cách lập luận của bài: * Cách lập luận trong bài rất chặt chẽ, hợp lí, tự nhiên, có sức thuyết phục rất cao.
29 tháng 1 2017

Phương Linh Nguyễn ở phần nội dung của bố cục chỉ là đọc thêm cho hiểu, phần này không cần học cũng đc

13 tháng 3 2018

Dân tộc ta có một truyền thống đâu tranh chống xâm lược, đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chông Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng làmục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phúc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu



 

13 tháng 3 2018

Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:

Một xin rửa sạch thù nhà

Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng..

Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thườrg Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tụi thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Sông núi nước Nam - đã dịch ra tiếng Việt) Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuân thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xúc ta gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ”

(Hịch tướng sĩ)

Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:

Những trằn trục trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi bồi hồi.

Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.

Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:

Vẫn hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)

Đối với người yêu nước, nhưng dù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dịp để cho “người lờ bước” thể hiện khí phách của mình:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con.

(Đập đá ở Côn Lôn )

Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để  hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Từ ấy - Tô Hữu)

Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyền Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu... những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn của cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứa nước và luôn mang trong tên một quyết lâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cá mạng còn dang dở:

Một canh... hai canh... lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc  chẳng thành

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)

Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch đấu tranh chống ngoại xâm - cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này to dân trỏ, già, trai, đều hiến dâng sức lực, trí tuệ của mình cho công cu: đấu tranh giữ nước:

Lớp cha trước, lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành.

Và cũng có biết hao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã là cho kẻ thù khiếp sự... như anh Nguyỗn Vãn Trỗi với chín phút cuối cùng của đ anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hù của mình trước cái chết gần kể (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường  dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:

...Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.

Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.

(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)

Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:

Chi Lăng bài học thuở xưa

Người đi thì có, người về thì không.

Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt.

Có thế nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.

12 tháng 3 2017

bạn gõ dấu đk k

12 tháng 3 2017

Mình gõ lại nhé, bạn ghi không dấu hơi khó hiểu.

Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập đến sắc thái cảu lòng yêu nước:

4. Khi tiềm tàng kín đáo khi biểu lộ rõ ràng đầy đủ.