K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2020

1. Chủ nhật này, mẹ dắt em đi thủy cung

2. Chú hàng xóm là một con người phong lưu

3.Phong tục nơi đây rất độc đáo

4. Đây là tập quán của người Việt Nam

5. Đây sẽ là một hành trình dài

6. Gia đình của em là một gia đình hạnh phúc

7. Qủa thật mọi việc còn hơn cả mong đợi

8. Kỉ niệm đó khiến tôi nhớ mãi

9. Em mong muốn có một cuốn sách nhân ngày sinh nhật

10. Học tập là bổn phận của trẻ em 

18 tháng 10 2020

Vua thủy tề sống ở dưới thủy cung

Con người thật phong lưu

Phong tục làng em khác làng cô tư

Gia đình ai cũng có tập quán riêng

Cuộc hành trình đi tìm người thân thật khó nhọc

Chị hai với vẻ mặt tràn đầy hạnh phúc

Cả nước mong đợi ngày chiến thắng Giặc ngoại xâm

Chúng em sẽ nhớ mãi công ơn của thầy, cô giáo

Ai cũng mong muốn một gia đình hạnh phúc

Chúng em sẽ cố gắng học tập

12 tháng 4 2023

bài nào bạn , phần câu hỏi hả ??

12 tháng 4 2023

loading...loading...loading...

Bài này bạn,bạn giải giúp mình nha!hihi

8 tháng 9 2016

Nothing

Như thế nào cũng được mà.

hehe

8 tháng 9 2016

Không có sao đâu ! Mình sẽ cố gắng giúp bạn.

7 tháng 9 2018
Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự 

1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

LUYỆN TẬP 

Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Chủ đề truyện:

- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động

- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều

- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:

     + Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”

     + Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần

- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”

b, Ba phần của truyện:

- Mở bài : Câu đầu tiên

- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”

- Kết bài : phần còn lại

c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.

- Khác nhau ở chủ đề:

     + Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y

     + Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực

d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:

- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”

- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan

Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:

     + Mở bài : Nêu thời gian, hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài

     + Kết bài : Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài

b, Mở bài

Nêu thời gian và hoàn cảnh của việc giặc Minh xâm lược, gây nhiều tội ác trên đất nước ta, từ đó, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc

- Kết bài: Kết thúc chuyện, lý giải tên gọi của Hồ Gươm.

Hok tốt .

# HarryNguyen #

7 tháng 9 2018
Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sựI.Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

1. Đọc bài văn sau đây để trả lời câu hỏi.

a. Nói lên y đức của người thầy thuốc: hết lòng cứu giúp người bệnh, không phân biệt địa vị sang hèn.

b. - Chủ đề của văn bản là ca ngợi lòng thương người của thầy thuốc Tuệ Tĩnh.

- Câu chủ đề được thẻ hiện trực tiếp qua câu văn sau:”Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh”, "người ta cứu nhau lúc hoạn nạn nói chi ân huệ”.

c. - Nhan đề thứ ba là nhan đề thích hợp nhất bởi nó là chủ đề mang nội dụng bao quát nhất khi nói về thầy Tuệ Tĩnh.

- Có thể đặt tên khác cho văn bản trên như: Một lòng vì người bệnh.

d. Chức năng của các phần mở bài, thân bài, kết bài

- Mở bài: Giới thiệu về thầy Tuệ Tĩnh

- Thân bài: diễn biến việc Tuệ Tĩnh chữa bệnh cho người con nhà nông dân trước.

- Kết bài: kết thúc sự việc, sự việc tiếp sau đó.

II. Luyện tập.

Câu 1 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. - Chủ để:

- Ca ngợi sự thông minh tài trí :”Một người nông dân...dâng tiến cho nhà vua”.” Hạ thần...hai mươi nhăm roi”.

- Đồng thời phê phán chế giễu thói tham lam “Được tôi sẽ đưa anh vào...Một nửa phần thưởng của nhà vua”

- Dùng gậy đập lưng ông để tố cáo thói tham lam: “xin bệ hạ thưởng cho thần...mỗi người hai mươi nhăm roi” → sự việc tập thể hiện tập trung cho câu chủ đề.

b.- Mở bài: Câu đầu

- Thân bài: Đoạn giữa.

- Kết bài: Câu cuối.

c. Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện thầy Tuệ Tĩnh và truyện Phần Thường.

Giống nhauKhác nhau
Cả hai truyện đều có bố cục 3 phần.Truyện thầy Tuệ TĩnhTruyện phần thưởng
MB: Nêu chủ đềNêu tình huống
Kịch tính: Phần đầu câu truyệnPhần cuối truyện
Kết bài: Tiếp diễn sự việc khác.Sự việc kết thúc

d. Sự thú vị của Thân bài:

- Phần thân bài thú vị ở việc người nông dân đề nghị phần thưởng, tạo bất ngờ, kịch tính cho câu chuyện.

Câu 2 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Tiêu chíSơn Tinh Thủy TinhSự tích Hồ Gươm
Mở bàiNêu tình huốngNêu tình huống
Kết bàiSự việc tiếp diễnSự việc kết thúc.

Cách ngắn hơn là trên nhé bn . Hok tốt .

# HarryNguyen #

12 tháng 12 2016

Chuyện là thế này các bạn ạ. Mình nhớ mãi tiết trả bài môn văn hôm ấy, có lẽ đó là giây phút bẽ bàng đau khổ nhất đối với tôi từ trước đến nay. Một điểm 3 to tướng trong bài làm văn của tôi. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về kỉ niệm đáng buồn mà cũng là đáng nhớ nhất của tôi.

Hôm nay cô Hường trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đến chỗ tôi đặt bài của tôi xuống bàn, nét mặt cô có vẻ không vui. Tôi cui xuống nhìn bài kiểm tra. Trời ơi! một điểm 3 to tướng, tôi choáng váng, tim như ngừng đập, không thể tin nổi nữa. Tôi lắp bắp, không, không thể như vậy được! Tôi cố lấy bình tĩnh nhìn lại, con số 3 in rõ trong khung điểm màu đỏ rất rõ ràng như trêu ngươi, như giễu cợt tôi. Tô vội vàng gập bài vào, bần thần quay sang nhìn các bạn xung quanh như để tìm một người cùng cảnh với mình. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi buồn của tôi. Chắc các bạn nghĩ rằng tôi cũng như mọi lần thường được điểm 8 điểm 9 vì tôi là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ tôi thấy càng xấu hổ, tôi cúi gầm mặt xuống bàn nhìn bài mình một lần nữa. Dòng chữ cô Hường phê như hiện lên rõ ràng trước mắt tôi: Bài văn lạc đề!

Tôi đọc lại bài thật kĩ và nhận ra là mình đã sai đề thật. Đề bài cô Hường yêu cầu tả một dòng sông vậy mà tôi lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu của mình. Đề bài thì không khó, chỉ tại tôi quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ đến nỗi nhìn gà hóa cuốc và cuối cùng là nhầm đề. Tại sao tôi lại có thể nhầm lẫn một cách ngu ngốc như thế, tôi tự trách mình. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, tôi đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè, quên mất lời cô Hường nhắc nhở: “Các em hãy kiểm tra bài viết trước khi nộp”. Có lẽ quá ỷ vào sức học của mình, quá thỏa mãn trước lời khen của cô giáo và bè bạn nên tôi đã thành một cô bé hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết. Đáng đời cho tôi thật – Tôi tự nhủ.

Đúng lúc ấy, bạn Liên nói thầm bên tai em, giọng vui mừng:

– Hương ơi! Hôm nay tớ được 8 điểm nhé! Tớ đã rất cố gắng từ lâu nay. Bây giờ mới thấy kết quả đó. Tớ vui quá. Chắc bố mẹ tớ cũng rất vui cho mà xem. Mà sao trông cậu buồn thế, cậu được mấy vậy?

Nghe Liên nói, tôi lại càng buồn bã và xấu hổ. Liên đang sung sướng với điểm 8 đầu tiên của môn Làm văn. Còn tôi, kẻ vẫn coi điểm 8 là xoàng xĩnh thì hôm nay lại bị điểm 3! Không thể hào diễn tả hết nỗi đau khổ của tôi lúc ấy. Tôi cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng về tôi cái cảm giác đó thật sự khó chịu được :(


Trên đường về, tôi chậm chạp kéo lê đôi chân rảo bước trên đường mà lòng nặng trĩu. Bố mẹ đặt niềm tin ở tôi nhiều lắm. Nếu biết tôi bị điểm 3 thì bố mẹ sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên tôi học cho giỏi và mong rằng sau này tôi cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ tôi học bài xong mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong con gái mẹ học giỏi ngoan ngoãn. Không thể để bố mẹ biết được, bố mẹ sẽ thất vọng va buồn lắm, tôi sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài quá kém… Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, tôi đã về đến nhà lúc nào không biết.

Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón tôi. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Tôi đã ôm chầm lấy mẹ và khóc tức tưởi, nói cho mẹ biết tôi vừa bị điểm 3 môn Văn. Trái ngược với những dự đoán của tôi. Chắc bố mẹ sẽ mắng tôi một trận nên thân. Nhưng không, mẹ lại dịu dàng khuyên tôi bình tĩnh, rút kinh nghiệm để lần sau làm bài tốt hơn. Lời mẹ nói làm tôi càng thấy xấu hổ hơn.

Tối hôm ấy, tôi xem kĩ lại bài văn của mình. Điểm 3 như nhắc nhở tôi. Tôi tự nhủ nhất định chỉ có một điểm 3 này thôi. Mình sẽ tìm lại những điểm 9, điểm 10 cùng ánh mắt tin cậy của cha mẹ, thầy cô và bè bạn.

 

Đó là một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên mặc dù bây giờ cũng đã lâu rồi. Và từ đó tôi đã sửa được tính nhanh nhẩu đoảng của mình và điểm 3 không bao giờ xuất hiện trong vở của tôi nữa.

12 tháng 1 2022

hành động của Nam là sai . Vì cậu đã ko trung thực với giáo viên và đó là một hành động sai trái

12 tháng 1 2022

cảm ơn bạn đã trả lời nhưng câu của bạn nó không hay

Các bạn ơi ! Các bạn có thể giúp mik phiếu bài tập này không ? Do mik còn phải làm mấy môn khác nên không có thời gian làm bài ! Mong các bạn giải nhanh giúp mik, mik cần gấp!  Thiêng liêng hai tiếng gia đìnhNơi mọi người sống hết mình vì taCon cháu cha mẹ ông bàXung quanh tất cả đều là người thânCho ta cuộc sống tinh thầnCho ta vật chất không cần nghĩ suyCha mẹ ta thật diệu kỳYêu thương ta nhất từ khi lọt lòngMẹ...
Đọc tiếp

Các bạn ơi ! Các bạn có thể giúp mik phiếu bài tập này không ? Do mik còn phải làm mấy môn khác nên không có thời gian làm bài ! Mong các bạn giải nhanh giúp mik, mik cần gấp! 

 

Thiêng liêng hai tiếng gia đình
Nơi mọi người sống hết mình vì ta
Con cháu cha mẹ ông bà
Xung quanh tất cả đều là người thân

Cho ta cuộc sống tinh thần
Cho ta vật chất không cần nghĩ suy
Cha mẹ ta thật diệu kỳ
Yêu thương ta nhất từ khi lọt lòng

Mẹ cho ta bú ẵm bồng
Cha nuôi ta lớn tính công thế nào
Như là biển rộng trời cao
Cha làm bệ phóng dẫn vào tương lai

  1. Đoạn thơ trên được tác giả viết theo thơ nào ? Chỉ ra dấu hiệu của thể thơ đó?

  2. Em hiểu nghĩa của từ gia đình là gì? Đặt câu với từ gia đình?

  3. Hay câu thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

  4. Từ đoạn thơ trên hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu suy nghĩa của em về công lao của cha mẹ đối với con cái.

0