K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Mục tiêu chính của ASEAN:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội

+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực

+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau

+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

- Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc đảm bảo được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.

- Thành tưu và thách thức: 

Thành tựu: 

+ Về kinh tế, ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác mở trộng giữa các nước thành viên trong khối , và ngoài khooid.

+ Về xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, các vấn đề y tế, giáo dục không ngừng được cải thiện.

+ Về khai thác tài nguyên môi trường: Các nước thành viên đang chung tau giải quyết các vấn đề quản lí tài nguyên nước, biến đổi khí hậu,..

+ Về giữ gìn chủ quyền và an ninh khu vực: Các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực,..

Thách thức:

+ Về kinh tế. có sự chênh lệch lớn về trình độ giữa một số nước thành viên. Quy mô nền kinh tế trong thành viên vẫn còn nhỏ.

+ Về đời sống xã hội, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước thành viên, tình trang thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị,..

+ Về khai thác tài nguyên và môi trường, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra nhiều ở quốc gia.

- Vai trò của Việt Nam: Thức đẩy sự kết nạp các nước Lào, Mi - an- ma và Cam- pu chia vào ASEAN, Cùng các nước mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vục và quốc tế,..

8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tác động từ vị trí địa lí:

+ Nhật Bản nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế. Có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.

+ Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

- Tác động từ đặc điểm dân cư - xã hội:

+ Số dân đông tạo cho Nhật Bản một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh. Tuy nhiên dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao, dân cư tập trung mật độ cao ở các vùng đô thị nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm,…

+ Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch.

+ Người dân Nhật Bản có nhiều phẩm chất đáng quý, cho phép Nhật Bản duy trì sự thịnh vượng của mình.

+ Chú trọng đầu tư cho giáo dục, đề cao thái độ và giá trị đạo đức tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Tác động từ vị trí địa lí:

+ Nhật Bản nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế. Có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.

+ Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

- Tác động từ đặc điểm dân cư – xã hội:

+ Số dân đông tạo cho Nhật Bản một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh. Tuy nhiên dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động, tạo ra sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật Bản.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao, dân cư tập trung mật độ cao ở các vùng đô thị nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm,…

+ Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch.

+ Người dân Nhật Bản chăm chỉ, ý chí vươn lên đã giúp quốc gia này khắc phục được những khó khăn về điều kiện tự nhiên và cho phép Nhật Bản duy trì sự thịnh vượng của mình.

+ Chú trọng đầu tư cho giáo dục, đề cao thái độ và giá trị đạo đức tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.

18 tháng 3 2017

* Dân cư

   - Thuận lợi: dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. (1 điểm)

   - Trở ngại: lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn… (0,5 điểm)

   * Xã hội

   - Thuận lợi:

   + Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại. (0,5 điểm)

   + Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển. (0,5 điểm)

   - Trở ngại:

   + Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước. (0,5 điểm)

   + Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,… (0,5 điểm)

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng của đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý:

+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình khí hậu, hệ động thực vật, khoáng sản…

+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển, vị trí địa lý cũng đóng góp phần tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa xã hội của khu vực.

 

+ Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới.

- Tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á hiện nay:

+ Đa số các nước Đông Nam Á trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa đã làm cho kinh tế các nước có sự phân hóa một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ.

+ Hiện nay, Đông Nam Á cũng là một trong những khu vực có nền kinh tế sôi động trên thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Ảnh hưởng của đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý:

+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình khí hậu, hệ động thực vật, khoáng sản…

+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển, vị trí địa lý cũng đóng góp phần tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa xã hội của khu vực.

+ Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các nước Mỹ Latinh phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.

- Nhờ số dân đông, cơ cấu dân số trẻ nên các nước Đông Nam Á có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,... Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; nhiều nước Đông Nam Á cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Đặc điểm kinh tế khu vực Tây Nam Á:

+ Quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP tăng liên tục, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.

+ Quy mô GDP giữa các quốc gia trong khu vực có sự khác biệt rất lớn chủ yếu do phân bố tài nguyên dầu mỏ, chính sách phát triển, sự tác động của các cường quốc.

 

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chủ yếu là ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10%

- Sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á:

+ Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.

+ Một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí, chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển.

+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,…

11 tháng 1 2017

* Thuận lợi:

   - Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. (0,5 điểm)

   - Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. (0,5 điểm)

   - Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. (0,5 điểm)

   * Khó khăn:

   - Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần… (0,5 điểm)

   - Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt… (0,5 điểm)

16 tháng 6 2018

Đáp án A 

Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực (văn hóa, chính trị, kinh tế,..)