Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Tham khảo:
- Mục đích nghiên cứu về nuôi cấy tế bào in vitro của giống lan có thể là tạo ra các dòng lan có đặc tính màu sắc, hình dáng, hoặc khả năng chống bệnh tốt hơn để cải thiện giống lan và ứng dụng trong lĩnh vực trang trí, nghệ thuật, hoặc thương mại.
*Tham khảo:
Bước 1: Lựa chọn và thu thập mẫu tế bào từ giống lan phù hợp.
Bước 2: Xử lý mẫu tế bào để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn.
Bước 3: Tạo điều kiện tạo môi trường nuôi cấy tế bào thích hợp, bao gồm sử dụng chất dinh dưỡng, hormone và vitamin cần thiết.
Bước 4: Thực hiện việc nuôi cấy mô tế bào trong điều kiện in vitro, kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm.
Bước 5: Quan sát và kiểm tra sự phát triển của mô tế bào trong suốt quá trình nuôi cấy.
Bước 6: Thu hoạch mô tế bào đã phát triển và chuyển sang bước tiếp theo trong quá trình ứng dụng công nghệ tế bào.
Tôi sẽ giải thích quy trình sử dụng công nghệ tế bào trên một chủ đề nhất định (như một cây) để tạo ra tế bào cây trong một môi trường phòng thí nghiệm.
Hãy nói chúng ta muốn tạo ra tế bào cây trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp cụ thể gọi là nuôi cấy in vitro. Đầu tiên, chúng ta chọn cây mà mình muốn làm việc, ví dụ như loại lan nào đó. Sau đó, chúng ta thu thập một mẩu mô cây nhỏ, như một chiếc lá hoặc một phần của thân cây. Mẩu mô này chứa tế bào có thể mọc thành cây mới.
Tiếp theo, chúng ta chuẩn bị một chất lỏng đặc biệt gọi là môi trường nuôi. Chất lỏng này chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và hoạt chất mà các tế bào cần để sống sót và phát triển. Chúng ta đặt mẩu mô cây vào chất lỏng này trong một hũ chứa.
Trong hũ chứa, mẩu mô được giữ ở nhiệt độ thích hợp, giống như khi cây mọc tự nhiên. Nó cũng được tiếp xúc với ánh sáng, giống như cây cần để phát triển. Điều này khuyến khích các tế bào phân chia và hình thành một nhóm tế bào, gọi là nền tảng tế bào.
Theo thời gian, các tế bào này tăng trưởng và chia tổ, tạo thành một khối tế bào cây. Cuối cùng, chúng ta chuyển các tế bào này sang một hũ chứa mới với môi trường nuôi mới. Từ đó, chúng ta có thể phát triển tiếp các tế bào thành cây hoàn chỉnh hoặc sử dụng chúng cho các mục đích khác như nghiên cứu đặc điểm cây hoặc sản xuất thuốc.
Vì vậy, nói một cách đơn giản, quy trình này bao gồm việc lấy một mẩu nhỏ của một cây, đặt nó trong điều kiện thích hợp để phát triển trong một hũ chứa chứa một chất lỏng đặc biệt, và quan sát nó phát triển thành một nụ tế bào cây.
*Tham khảo:
- Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitro có tính khả thi cao và mang lại nhiều giá trị thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ tế bào đối với con người. Thành tựu này đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng như cung cấp nguồn nguyên liệu thực vật sạch, sản xuất thuốc, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp nghiên cứu và phát triển các loại cây mới, giúp nâng cao năng suất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Em có thể tìm kiếm các thông tin và hình ảnh về các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật trên sách bào, internet,...
- Mục đích: Phương pháp phân lập nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.
- Ý nghĩa: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về hình thái, sinh lí, hóa sinh hoặc sử dụng loài nào đó vào thực tiễn.
- Các bước để thực hiện phương pháp phân lập vi sinh vật:
+ Bước 1: Chuẩn bị môi trường phân lập.
+ Bước 2: Cấy hỗn hợp vi sinh vật muốn phân lập lên môi trường đã chuẩn bị.
+ Bước 3: Nuôi cấy trong điều kiện thích hợp để tạo ra các khuẩn lạc riêng rẽ trên các môi trường phân lập.
+ Bước 4: Quan sát và phân tích kết quả nuôi cấy.
- Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật: Phân lập vi sinh vật; nuôi cấy và giữ giống, nghiên cứu hình thái vi sinh vật; nghiên cứu đặc điểm hóa sinh, sinh lý, di truyền của vi sinh vật,...
- Ý nghĩa của nghiên cứu vi sinh vật: Giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về hình thái, cấu tạo, sinh lí, di truyển, sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, qua đó con người có thể khai thác, ứng dụng chúng vào cuộc sống.
Câu 1:
1a. Em hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của phương pháp phân lập vi sinh vật.
- Mục đích: Phương pháp phân lập nhằm tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.
- Ý nghĩa: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về hình thái, sinh lí, hóa sinh hoặc sử dụng loài nào đó vào thực tiễn.
1b. Nêu ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu đặc điểm hóa sinh.
a. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh
- Ý nghĩa: Xác định được thành phần cấu tạo, đặc điểm của tế bào vsv, nhằm phục vụ nghiên cứu và ứng dụng
- Từ đó định hướng nghiên cứu và ứng dụng phù hợp
1c. Vì sao cần hạn chế bỏ chất rắn vào bể sinh học?
b. - VSV có kích thước rất nhỏ, Không có miệng, không tiêu hóa đc thức ăn dạng rắn
- Chúng hấp thu dinh dưỡng qua màng TB nên chỉ hấp thu được các chất dạng keo hay hòa tan
Câu 2:
2a. Khi làm sữa chua nên dừng lại ở pha nào để thu được sản phẩm tốt nhất? Nêu cách nhận biết thời điểm đó.
a. Để thu được sản phẩm tốt nhất nên dừng lại ở
- Cuối pha lũy thừa
- Hoặc đầu pha cân bằng
- Cách nhận biết thời điểm: sữa chua được ủ từ 4 đến 8 giờ, sữa chua đông đặc lại do acid làm protein trong sữa kết tủa lại, không bị tách lớp.
2b. Bạn A làm sữa chua thành công và đã cho vào tủ lạnh để bảo quản, nhưng bạn lại để quên một lọ gần vị trí bếp gas. Sau hai ngày, bạn A thấy lọ sữa chua sủi bọt, chảy nước và bốc mùi. Hãy cho biết quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn lên men có trong lọ sữa chua bị hỏng đang ở pha nào, tại sao?
b. Quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn lên men có trong lọ sữa chua bị hỏng đang ở pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục
Do vi khuẩn lactic sinh trưởng mạnh è chất dinh dưỡng trong lọ sữa chua cạn kiệt dần, các chất độc tăng è số lượng vi khuẩn lactic chết tăng dần
Lượng lactic acid giảm è VSV gây thối hỏng phát triển làm hỏng sữa chua
2c. Nên ngâm rau trong nước muối với nồng độ và thời gian như thế nào để đảm bảo vừa diệt khuẩn và rau không bị hư hỏng. Em hãy giải thích tại sao trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm.
c. Nên ngâm rau trong nước muối pha loãng khoảng 5% trong thời gian từ 5 – 10 phút. Nếu ngâm quá lâu hoặc nồng độ muối cao, môi trường ưu trương trong rau bị rút ra, rau bị héo, nhũn.
- Nồng độ cao tạo ra môi trường ưu trương è nước từ trong tế bào vi khuẩn,… bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến VSV gây hại không thể tăng số lượng để phân hủy thực phầm được
Câu 4 Người ta đã áp dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, cà? Làm thế nào để muối được dưa, cà ngon?
Người ta áp dụng hình thức lên men lactic tự nhiên
Cần lưu ý:
- Nguyên liệu tươi sạch, Tiệt trùng (vệ sinh) dụng cụ.
- Phải cho đủ luwognj muối, nhưng không được quá nhiều vì sẽ ức chế ngay cả vi khuẩn lactic làm dưa không chua được, ít muối thì VK gây bệnh phát triển.
- Tạo điều kiện khi cho VK Lactic phát triển thuận lợi (ngập nước)
- Ngoài ra: nhiệt độ thích hợp: 20-35 độ, có thể bổ sung thêm 1 ít nước dưa cũ nếu có để cung cấp VK lactic.
Câu 5
5a. Sinh khối vi sinh vật được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng như thế nào?
a. Trong chăm sóc sực khỏe cộng đồng, sinh khối VSV được sử dụng để:
- Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học như: kháng sinh, enzyme, các chất kích tích/ ức chế sinh trưởng,… để điều trị và chuẩn đoán bệnh, nâng cao sức khỏe con người.
- Chế biến trực tiếp thành các sản phẩm lên men vi sinh (probiotics), thực phẩm chức năng (functional foods) để bồi bổ sức khỏe, làm đẹp, nâng cao sức đề kháng với các bệnh tật cho con người.
5b. Kể tên 4 sản phẩm là thành tựu của công nghệ vi sinh?
b. 1 số sản phẩm là thành tựu của công nghệ vi sinh
* Nông nghiệp
- Phân bón hữu cơ vi sinh
- Thuốc bảo vệ thực vật BT (Thuốc trừ sâu từ VSV)
* Đồ ăn, thức uống
- Rượu vang
- Bia
- Bánh mì
- Nước tương
- Nước mắm
- Mì chính
* Y học
- Thuốc kháng sinh prnilcillin (chống nhiễm khuẩn vết thương)
- Sản xuất kháng sinh Streptomycan (điều trị viêm phổi)
- Vaccine phòng bệnh
- Sản xuất insulin (chữa bệnh tiểu đường)
5c. Kể tên 4 loại vaccine phòng bệnh do vi khuẩn gây ra.
c. Kể tên 4 loại vaccine do vi khuẩn gây ra
- Vaccine phòng lao
- Vaccine phòng uốn ván
- Vaccine phòng não mô cầu
- Vaccine phòng thương hàn
- Vaccine phòng bạch hầu
- Vaccine phòng ho gà
- Vaccine phòng phế cầu