Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như hòa lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu diệu kỳ khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.
Hướng dẫn:
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.
Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị, có thể kể đến như ở phía bờ Bắc của con sông Hương là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế như: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên.
Xa xa về phía Tây của Kinh thành nhưng cũng nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam, phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ. Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An...
Năm 1993, UNESCO khi quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại, đã khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế. Theo đó, quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, là những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng, có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc. Cố đô Huế cũng là một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng, có sự kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng và tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn và các danh nhân lịch sử.
- Câu chuyện tham khảo: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Huế
+ Hoà trong không khí Cách mạng tháng Tám của cả nước, tại Huế, ngày 23/8/1945, nhân dân đã giành được chính quyền.
+ Chiều 30/8/1945, trước cổng Ngọ Môn, hàng vạn người dân xứ Huế chứng kiến giây phút lịch sử: Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại ấn, kiếm cho chính quyền cách mạng. Trên kì đài, cờ đỏ sao vàng tung bay giữa những tiếng hô vang “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!”. Sự kiện này đánh dấu sự thắng lợi trọn vẹn của Cách mạng tháng Tám trên đất Cố đô.
Tham khảo!
Kể lại câu chuyện: Vua Bảo Đại thoái vị
+ Ngày 30/8/1945, tại Ngọ Môn (Huế), trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân nơi đây, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại chiếc ấn bằng vàng và một thanh gươm bằng vàng nạm ngọc, cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị đã đánh dấu mốc kết thúc của chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam.
Kể lại câu chuyện: Vua Bảo Đại thoái vị
-Ngày 30/8/1945, tại Ngọ Môn (Huế), trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân nơi đây, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại chiếc ấn bằng vàng và một thanh gươm bằng vàng nạm ngọc, cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
*Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị đã đánh dấu mốc kết thúc của chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam.
Tham khảo~
Danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu của Cố đô Huế:
- Sông Hương, núi Ngự: là 2 thắng cảnh nổi tiếng của đất cố đô. Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua thành phố Huế và đổ ra cửa biển Thuận An. Dọc theo hai bờ sông có các cung điện, chùa chiền, lăng tẩm,... Cùng với sông Hương, núi Ngự góp phần tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Núi Ngự không chỉ là nơi che chắn cho kinh thành Huế mà còn là nơi có thể ngắm sông Hương và toàn cảnh Huế.
- Kinh thành Huế: là một công trình đồ sộ, có kiến trúc đặc sắc, với 3 vòng thành, lần lượt là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.
- Chùa Thiên Mụ: chùa nằm bên bờ bắc sông Hương với hai công trình kiến trúc chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng. Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, cổ kính góp phần vào vẻ đẹp của Cố đô Huế.
- Các lăng của vua Nguyễn: Các lăng của vua Nguyễn được xây dựng ở những khu vực cao, trên đồi lớn. Với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ, các lăng vua Nguyễn trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế.
Danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu của Cố đô Huế:
1:Sông Hương, núi Ngự: là 2 thắng cảnh nổi tiếng của đất cố đô. Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua thành phố Huế và đổ ra cửa biển Thuận An. Dọc theo hai bờ sông có các cung điện, chùa chiền, lăng tẩm,... Cùng với sông Hương, núi Ngự góp phần tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Núi Ngự không chỉ là nơi che chắn cho kinh thành Huế mà còn là nơi có thể ngắm sông Hương và toàn cảnh Huế.
2:Kinh thành Huế: là một công trình đồ sộ, có kiến trúc đặc sắc, với 3 vòng thành, lần lượt là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.
3:Chùa Thiên Mụ: chùa nằm bên bờ bắc sông Hương với hai công trình kiến trúc chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng. Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, cổ kính góp phần vào vẻ đẹp của Cố đô Huế. - Các lăng của vua Nguyễn: Các lăng của vua Nguyễn được xây dựng ở những khu vực cao, trên đồi lớn. Với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ, các lăng vua Nguyễn trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế.
Tham khảo
gồm hệ thống các công trình kiến trúc liên quan đến triều Nguyễn, phân bố ở thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thuỷ và các huyện Phú Vang, Phú Lộc, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
Tham khảo:
Huế nổi tiếng là nơi phong cảnh hữu tình với những nét đặc sắc về danh lam, thắng cảnh của một kinh thành cổ xưa. Vậy chúng ta hãy đến với Huế thơ mộng.
Đầu tiên ta hãy tìm hiểu nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh Huế về nghệ thuật thời này được nhận xét chung là có sự hài hoà với thiên nhiên, được kết cấu với nghệ thuật trang trí và chặt chẽ trong kết cấu tổng thể. Kiến trúc kinh đô Huế là một quần thể kiến trúc rộng lớn gồm Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm… được xây dựng theo ý muốn của triều đình và sở thích của các vua. Kiến trúc cung đình thường sử dụng những mẫu trang trí mang tính quy phạm gắn với tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh kiến trúc cung đình là những làng cổ được xây dựng cách không xa Hoàng thành. Rất nhiều làng nghề thời này làm ra những sản phẩm để sử dụng trong cung đình. Một số nghệ thuật thời này đã phát triển đa dạng như điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ nhằm trang trí cho cung đình nơi cố đô.
Kiến trúc cung đình Huế là một quần thể có quy mô to lớn, bao gồm rất nhiều lăng tẩm, Hoàng thành. Bên cạnh Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 – 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao,… là những công trình giá trị. Những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 – 1820) lăng Minh Mạng (1820 – 1840), lăng Tự Đức (1864 – 1867) rất uy nghi. Ngoài ra cửa Ngọ Môn cũng là một tác phẩm lớn, trang nghiêm. Hơn nữa thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng, tạo ra một nét riêng của kiến trúc cung đình Huế. Bên lăng Tự Đức, hàng trăm cây lớn bé, xanh um. Ớ đây có những hồ rộng khoảng vài chục mét vuông, uốn lượn. Bên hồ là lầu để trước đây vua đến chơi nghỉ; những tảng đá phẳng được dùng như những bộ bàn ghế kê ở ven hồ. Những tranh ghép sứ kính trong lăng Khải Định gồm những bức lớn, màu sắc ẩn hiện rất độc đáo. Những hình trang trí thì cầu kì, màu sắc sặc sỡ. Hình bao gồm chủ yếu là rồng vây quanh cột, in trên tương và rải rác theo dọc tường là những khung chữ Nho.
Cuối cùng là những làng nghề tập trung không xa khu Hoàng thành, trong đó có làng Việt cổ Phước Lĩnh. Cách Huế ba lăm ki-lô-mét về phía Bắc, làng được bao quanh sông Ô Lâu, trông như một bán đảo riêng biệt. Ngày xưa nơi đây được gọi là Cồn Dương. Dân làng ít ai làm ruộng mà chủ yếu sống nhờ vào vườn tược và nghề gốm. Gốm Phước Lĩnh đã trở nên lâu đời, nổi tiếng và thường được cung cấp cho vua chúa nhà Nguyễn. Ngày nay làng không còn làm gốm nữa mà chỉ còn các dấu tích của một thời.
Những lối ngõ với những hàng chè tàu tăm tắp được cắt tỉa cẩn thận. Nhiều loại cây ăn quả như cây vả, cây thị… Hoa hoàng lan, mộc lan… hoa màu vàng nhỏ xíu, mùi hương nhẹ thầm kín. Những miếu cổ um tùm cỏ cây, những ngôi mộ cổ,… Đặc biệt ở đây còn lại 30 nhà, có chừng cả 100 năm tuổi. Bên trong những căn nhà này nhiều vật dụng được chạm khắc khá công phu và tinh tế. Nghệ thuật kiến trúc dân gian ở đây đã đạt đến độ tinh xảo. Còn ở cái hồ làng, mùa sen, hoa nở tím biếc cả một vùng, ở đây, nhà cổ, vườn tược, đình chùa, miếu mạo vẫn còn là sức sống diệu kì. Nơi này hẳn phải là nét nổi bật trong di tích Huế.
Qua đây ta thấy, Huế có những nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh, trong kiến trúc cung đình. Tất cả là sự hài hoà của cảnh sắc thiên nhiên, là một quần thể kiến trúc có quy mô to lớn. Càng hiểu về nơi đây, mỗi chúng ta càng phải cùng nhau giữ gìn để nơi cố đô ấy mãi mãi trường tồn.
Cố đô Huế nổi tiếng là nơi phong cảnh hữu tình với những nét đặc sắc về danh lam, thắng cảnh của một kinh thành cổ xưa. Vậy chúng ta hãy đến với Huế thơ mộng. Đầu tiên ta hãy tìm hiểu nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh Huế về nghệ thuật thời này được nhận xét chung là có sự hài hoà với thiên nhiên, được kết cấu với nghệ thuật trang trí và chặt chẽ trong kết cấu tổng thể. Kiến trúc kinh đô Huế là một quần thể kiến trúc rộng lớn gồm Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm… được xây dựng theo ý muốn của triều đình và sở thích của các vua. Kiến trúc cung đình thường sử dụng những mẫu trang trí mang tính quy phạm gắn với tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh kiến trúc cung đình là những làng cổ được xây dựng cách không xa Hoàng thành. Rất nhiều làng nghề thời này làm ra những sản phẩm để sử dụng trong cung đình. Một số nghệ thuật thời này đã phát triển đa dạng như điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ nhằm trang trí cho cung đình nơi cố đô. Kiến trúc cung đình Huế là một quần thể có quy mô to lớn, bao gồm rất nhiều lăng tẩm, Hoàng thành. Bên cạnh Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 – 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao,… là những công trình giá trị. Những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 – 1820) lăng Minh Mạng (1820 – 1840), lăng Tự Đức (1864 – 1867) rất uy nghi. Ngoài ra cửa Ngọ Môn cũng là một tác phẩm lớn, trang nghiêm. Hơn nữa thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng, tạo ra một nét riêng của kiến trúc cung đình Huế. Bên lăng Tự Đức, hàng trăm cây lớn bé, xanh um. Ớ đây có những hồ rộng khoảng vài chục mét vuông, uốn lượn. Bên hồ là lầu để trước đây vua đến chơi nghỉ; những tảng đá phẳng được dùng như những bộ bàn ghế kê ở ven hồ. Những tranh ghép sứ kính trong lăng Khải Định gồm những bức lớn, màu sắc ẩn hiện rất độc đáo. Những hình trang trí thì cầu kì, màu sắc sặc sỡ. Hình bao gồm chủ yếu là rồng vây quanh cột, in trên tương và rải rác theo dọc tường là những khung chữ Nho. Cuối cùng là những làng nghề tập trung không xa khu Hoàng thành, trong đó có làng Việt cổ Phước Lĩnh. Cách Huế ba lăm ki-lô-mét về phía Bắc, làng được bao quanh sông Ô Lâu, trông như một bán đảo riêng biệt. Ngày xưa nơi đây được gọi là Cồn Dương. Dân làng ít ai làm ruộng mà chủ yếu sống nhờ vào vườn tược và nghề gốm. Gốm Phước Lĩnh đã trở nên lâu đời, nổi tiếng và thường được cung cấp cho vua chúa nhà Nguyễn. Ngày nay làng không còn làm gốm nữa mà chỉ còn các dấu tích của một thời. Những lối ngõ với những hàng chè tàu tăm tắp được cắt tỉa cẩn thận. Nhiều loại cây ăn quả như cây vả, cây thị… Hoa hoàng lan, mộc lan… hoa màu vàng nhỏ xíu, mùi hương nhẹ thầm kín. Những miếu cổ um tùm cỏ cây, những ngôi mộ cổ,… Đặc biệt ở đây còn lại 30 nhà, có chừng cả 100 năm tuổi. Bên trong những căn nhà này nhiều vật dụng được chạm khắc khá công phu và tinh tế. Nghệ thuật kiến trúc dân gian ở đây đã đạt đến độ tinh xảo. Còn ở cái hồ làng, mùa sen, hoa nở tím biếc cả một vùng, ở đây, nhà cổ, vườn tược, đình chùa, miếu mạo vẫn còn là sức sống diệu kì. Nơi này hẳn phải là nét nổi bật trong di tích Huế. Qua đây ta thấy, Huế có những nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh, trong kiến trúc cung đình. Tất cả là sự hài hoà của cảnh sắc thiên nhiên, là một quần thể kiến trúc có quy mô to lớn. Càng hiểu về nơi đây, mỗi chúng ta càng phải cùng nhau giữ gìn để nơi cố đô ấy mãi mãi trường tồn.
Là sự kết hợp hài hòa của các di tích lịch sử nổi tiếng của Thành Phố Huế: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng của các vua nhà Nguyễn,... với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: sông Hương, núi Ngự,...
Những câu chuyện liên quan có thể kể đến như là vua Tự Đức đổi tên lăng, Thái hậu Từ Dũ dạy con