K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2016

Có 2 kiểu so sánh:

-So sánh ngang bằng 

VD1: Những ngôi sao thức ngoài kia                                                                                                                                                                Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

VD2: Bóng Bác cao lồng lộng

         Ấm hơn ngọn lửa hồng.

VD3: Bạn Lan học giỏi hơn bạn Quỳnh.

VD4: Lớp các cậu ứ bằng lớp tớ.

VD5: Em nhỏ hơn chị 1 tuổi.

-So sánh ngang bằng:

VD1: Trẻ em như búp trên cành

    Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

VD2: Đêm nay con ngủ giấc tròn

     Mẹ ngọn gió của con suốt đời.

VD3: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

VD4: Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

VD5: Tâm hồn tôi một buổi trưa hè

         Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

Mọi người tick ủng hộ nhahehe. Chúc mọi người học tốt.

 

 

 

16 tháng 4 2016

hiểu rõ luôn nhá!

  1. Thế nào là so sánh?
    So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
    VD:
    – Trong như tiếng hạc bay qua
    Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
    (Nguyễn Du)
    – Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất
    (Tô Hoài)
    2. Cấu tạo của phép so sánh
    So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức được sự vật một cách dễ dàng cụ thể hơn. Vì vậy một phép so sánh thông thường gồm 3 yếu tố:
    (1). Vế A : Đối tượng ( là sự vật, hoặc phương diện …) được so sánh.
    (2). Từ so sánh.
    (3). Vế B : Sự vật làm chuẩn để so sánh.
    + Trong 3 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có mặt. Nếu vắng mặt cả yếu tố (1) thì giữa yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có điểm tương đồng quen thuộc. Lúc đó ta có ẩn dụ.
    VD: Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tươi (Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ.
    + Yếu tố (2) có thể là các từ :  như, giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu,…bấy nhiêu, hơn, kém … Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau:
    – Như có sắc thái giả định
    – Là sắc thái khẳng định
    – Tựa thể hiện mức độ chưa hoàn hảo,…
    + Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi.
    VD:
    Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng
    Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.
  2. Các kiểu so sánh
    Dựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu:
    a) So sánh ngang bằng
    Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.
    Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. Vì thế phép so sánh thường mang tính chất cường điệu.
    VD: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu)
    b) So sánh hơn kém
    Trong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì…
    VD:
    – Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng
    Muốn chuyển so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng người ta thêm một trong các từ phủ định: Không, chưa, chẳng… vào trong câu và ngược lại.
    VD:
    Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.
    Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học.
  3. Tác dụng của so sánh
    + So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
    VD:
    Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao)
    + So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.
    VD:
    Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
    Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm cho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần.
9 tháng 5 2021

Minh cho ví dụ nha hoa ghen đua sắc liểu hồng kém sương được không ?

16 tháng 4 2016

Có 2 kiểu so sánh:

So sánh ngang bằng

So sanh không ngang bằng

 

18 tháng 4 2016

cái này ở trong sách giáo khoa cũng có mà bạn

16 tháng 4 2016

Hoán dụ:
- Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công 
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
+ Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.

16 tháng 4 2016

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:

  • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
  • Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng;
  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

    Hoán dụ được thực hiện bằng các phương thức quan hệ cặp đôi với nhau như:

  • Bộ phận và toàn thể: Ví dụ: Đàn bà dễ có mấy tay/Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan (thơ Nguyễn Du), thì các từ tay, mặt, gan không mang nghĩa đen chỉ đối tượng (cái tay, khuôn mặt, bộ gan) mà dùng để trỏ con người trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con người được dùng để trỏ chính con người).
  • Đồ vật và chất liệu. Ví dụ nói vàng bạc đeo đầy người thì vàng, và bạc là chất liệu lại được hoán dụ để trỏ đồ vật như nhẫn, hoa tai, dây chuyền... của người đeo nó).
  • Vật phẩm và người làm ra nó. Ví dụ câu đọc Nam Cao, ta có thể hiểu sâu về thân phận khốn cùng của người nông dân sống dưới chế độ cũ, thì đọc Nam Cao ở đây là trỏ tác phẩm của Nam Cao.
16 tháng 4 2016

Các kiểu nhân hóa:

Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật (lão, bác, cô…)

b. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính cách của người để chỉ vật (chống lại, xung quanh, giữ là hành động của con người).

c. Nói chuyện, xưng hô với vật như người (từ "ơi" là cách xưng hô giữa người và người).

 

16 tháng 4 2016

Cho mình sửa lại nha:

  1. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật (lão, bác, cô…)
  2. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính cách của người để chỉ vật (chống lại, xung quanh, giữ là hành động của con người). 
  3. Nói chuyện, xưng hô với vật như người (từ « ơi » là cách xưng hô giữa người và người).
     
16 tháng 4 2016

Có 3 kiểu nhân hóa:

-Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật:

VD: Anh Bút Chì, cậu Thước Kẻ, cô Bút Bi là những thành viên trong căn nhà Hộp Bút.

-Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật:

VD: Ông trời

       Mặc áo giáp đen

       Ra trận

       Muôn nghìn cây mía

       Múa gươm

       Kiến

       Hành quân

       Đầy đường.

-Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người:

VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Tick nhoa. Chúc bạn học tốtleuleu

16 tháng 4 2016

- Có 3 kiểu nhân hóa:

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật:

VD: Ông Trời, bác Mây, cô Sấm đều là là những thành viên của đại gia đình Trái Đất.

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật:

VD: Tre xung phong ra chiến trường để bảo vệ xóm làng, mọi người.

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người:

VD: Bác Mưa ơi, bác hãy cho một trận mưa xuống để tưới mát đồng ruộng nào !

 

16 tháng 4 2016

 Ẩn dụ:
- Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ phẩm chất: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa choanh nằm
+ Ẩn dụ hình thức: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.
- Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…

11 tháng 1 2018

sao lại không đặt ra các câu so sánh là sao ?

10 tháng 9 2023

ảo thật đấy

17 tháng 4 2016

1. Bạn đẹp như cô Lan mới vào trường đấy !

2. Cái tủ này đẹp như là tủ xịn vậy !

3. Cô ấy xấu trai như hoa bị sâu ăn vậy !

4.Mình học giỏi như lớp trưởng ấy ! ( không chắc )

17 tháng 4 2016

So sánh người với người:

-Bạn ấy như em mình.

-Cô ấy hệt người mẫu.

-Bạn ấy đẹp như tiên.

-Minh học giỏi như Tuấn.

-Cô ấy giống má em.

(tìm mệt lém,mình ngại nên lấy đấy thui)

 

17 tháng 4 2016

Cô giáo như người mẹ thứ 2 của em

Mặt trời đỏ rực như lòng đỏ trứng gà

Trẻ em như búp trên cành

ngoài thềm rơi chiếc lá đa tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêngthanghoa