K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trọng tâm cần bàn luận là lòng biết ơn với những thế hệ đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân với nhân dân, đất nước. Có thể tham khảo dàn ý sau:
- Bày tỏ lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ:
+ Đất nước Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước trường kì, gian khổ, khốc liệt... Có biết bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc...
+ Các anh là những chiến sĩ đã hi sinh cả tuổi xuân vì sự nghiệp vĩ đại giành độc lập và thống nhất đất nước: "Máu đào của các chiến sĩ Trường Sơn nhuộm thắm màu cờ Tổ quốc".
+ Sự hi sinh của các anh là vô cùng cao cả và các anh sống mãi cùng hồn thiêng sông núi. Nhưng sự hi sinh nào cũng để lại nỗi đau, niềm thương tiếc, nhất là với những liệt sĩ vô danh "không một tấm hình, không một dòng địa chỉ". Trước những hàng bia không tên, chúng ta ai cũng cảm thấy bùi ngùi, xót xa. Những người con từ nhiều miền quê của biết bao bà mẹ đã nằm lại trên mảnh đất này.
+ Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi các anh yên nghỉ, nơi các anh về cùng đất mẹ. Nghĩa trang Trường Sơn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh của con người Việt Nam...
- Nêu hiện thực đất nước hôm nay:
Nhữngngười lính như các anh đã ngã xuống để đất nước Việt Nam "rũ bùn đứng dậy sáng loà" độc lập, thống nhất và phát triển. Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ: khắp nơi mọc lên các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... Đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Vãn hoá, giáo dục được coi trọng, phát triển... Như vậy, sự hi sinh của thế hệ cha anh đã không uổng phí...
- Lời hứa và hành động:
+ Khẳng định lòng biết ơn sâu sắc với sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ. Đứng trước nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, mỗi người chúng ta càng thấm thìa hơn bao giờ hết công lao íủa các thế hệ cha anh và giá trị của nền độc lập, tự do mà họ đã giành lại, gìn giữ cho dân tộc, đất nước.
+ Hướng về cội nguồn, nhớ về Trường Sơn để noi gương những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, cống hiến cho đất nước; thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đã và đang được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ, đặc biệt là lớp thanh niên.
+ Lời hứa thiêng liêng trước hương hồn các liệt sĩ TrườngSơn: quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống hôm nay, hoàn thành bổn phận thiêng liêng của mỗi con người với nhân dân, đất nước, đặc biệt là khi Tổ quốc lâm nguy: "Phải biết sắn bó và san sẻ - Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở - Làm nên Đất Nước muôn đời" (Nguyễn Khoa Điềm).

23 tháng 4 2019

Có anh chị nào làm ngắn gọn được không ạ ?? 

29 tháng 1 2019

1.

- Anh hùng Nông Văn Dền (tức Kim Đồng, 1929 – 1943) là người dân tộc Tày, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

- Anh hùng Vừ A Dính (1934-1949) sinh ra trong gia đình người Mông ở tỉnh Lai Châu.

- Anh hùng Võ Thị Sáu (1933-1952) sinh ra trong gia đình nghèo ở tỉnh Bà Rịa.

- Anh hùng Dương Văn Mạnh (1930 - 1944) là người dân tộc Kinh, quê ở ấp Tây, xã Long Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Anh hùng Dương Văn Nội (1932 – 1947) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

- Anh hùng Hoàng Văn Thọ (1932 – 1947) là người dân tộc Tày, quê ở xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

- Anh hùng Nguyễn Minh Trung (1934 - 1949) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

- Anh hùng Lý Văn Mưu (1934 – 1950) là người dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

- Anh hùng Nguyễn Đăng Lành (1935 – 1949) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

- Anh hùng Phạm Ngọc Đa (1938 – 1953) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

- Anh hùng Lưu Quý An (1940 – 1953) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Anh hùng Trần Văn Chẩm (1947 – 1962) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, Sài Gòn.

- Anh hùng Trần Hoàng Na (1949 – 1962) là người dân tộc Kinh, quê ở xã An Bình, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ.

- Anh hùng Phạm Thị Đào (1954 - 1970) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Anh hùng Phạm Văn Ngũ (1954 – 1970) là người dân tộc Kinh, quê ở xã An Thạnh, huyện Bến Lức tỉnh Long An.

- Anh hùng Hồ Văn Nhánh (1955 – 1968) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hưng, h uyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

- Anh hùng Nguyễn Văn Đức (1956 – 1971) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

- Anh hùng Nguyễn Văn Kiến (1958 – 1971) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

2. Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

3. Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).

4.

- Quỹ Học bổng Vừ A Dính được Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định thành lập ngày 5-3-1999 theo sáng kiến của Báo Thiếu Niên Tiền Phong.

- Báo Thiếu Niên Tiền Phong và VTV2 là cơ quan thường trực của Quỹ.

- Quỹ Học bổng Vừ A Dính do bà Trương Mỹ Hoa-Nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Chủ tịch.

29 tháng 1 2019

Các bạn thân mến!

Dưới đây là những gợi ý để các bạn tham gia cuộc thi tìm hiểu về anh Vừ A Dính “Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn”. Các bạn có thể sử dụng những thông tin này để trả lời các câu hỏi của cuộc thi. Riêng câu số 8, các bạn hãy viết bằng những hiểu biết và cảm xúc của chính mình. Ban Tổ chức cuộc thi khuyến khích các bạn sưu tầm thêm các tư liệu, hình ảnh để bài dự thi thêm phong phú và sâu sắc.

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ.

Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo – những vùng phên dậu của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 em học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 em được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đang tiếp tục được thụ hưởng dự án.

Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo.

Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển

28 tháng 1 2019

dựa vào gợi ý em có thể tham khảo thêm trên mạng nha.

Tự ngàn xưa đến nay, dân tộc ta đã có một tâm lòng yêu nước nồng nàn. Từ Bà Trưng, Bà Triệu là phận gái mà dũng cảm ngồi trên bành voi xông pha chiến trận, đến những thiếu niên như Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, hạ quyêt tâm dấy binh dẹp giặc. Biết bao người con gái, con trai ngã xuống để giữ gìn bờ cõi nước nhà. Vì thế, để xứng đáng với truyền thống ông cha, mỗi một người dân Việt Nam phải có ý thức và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu nói của Bác Hồ “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" như lời nhắn nhủ Người gửi đến toàn dân tộc.

8 tháng 5 2022

bạn tham khảo nha

Về sự kiện lịch sử vĩ đại này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976) đã khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ của Quân Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc lịch sử kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, thế hệ trẻ chúng tôi luôn cảm thấy rất tự hào về sự nghiệp cách mạng vĩ đại của đất nước. Tự trong đáy lòng mình, chúng tôi rất biết ơn những công lao trời biển của thế hệ những người đi trước họ đã dành trọn cả thanh xuân, cả cuộc đời của mình để phụng sự cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Chiến thắng 30 tháng 4 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là chiến thắng của nội lực Việt Nam, của truyền thống văn hóa dân tộc, là những công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đã lãnh đạo Nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù lớn nhất trên thế giới
Kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng tôi càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, tin vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ chúng tôi nói riêng nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Quân sự-quốc phòng theo đường lối, chủ trương của Đảng đề ra.
Tinh thần chiến thắng 30/4/1975 bất diệt!
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước CHXHCN VIỆT NAM muôn năm! 
8 tháng 5 2022

cảm ơn bạn nha

12 tháng 5 2023

   Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

   Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

   Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh ngịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” . Tác giả quả thật tài tình, khi đã tìm được một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và chính xác đến vậy để nói về sự tinh nghịch của Lượm. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. Qua hình ảnh này, ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” , lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước đó càng làm người đọc cảm phục và yêu mến Lượm hơn.

 

   Lời chào cuối cùng giữa Lượm và anh chiến sĩ cũng thật ngộ nghĩnh: “Thôi chào đồng chí!” . Lời chào thể hiện tinh thần làm việc nghiêm trang của em. Không những vậy còn cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh những cũng vô cùng đáng yêu của chú bé khi được đứng vào hàng ngũ những người tham gia cách mạng.

   Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.

 

   Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, nhịp thơ linh hoạt, sử dụng thành thạo các từ láy giàu giá trị tạo hình, lớp ngôn từ dồn nén cảm xúc đã tô đậm, làm rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Lượm.

   Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.

2. 

Đặc điểm khí hậu vùng Châu Á

Đây là một lãnh thổ khu vực có vị trí trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng vực bắc đến các vùng xích đạo của trái đất, cho nên khu vực châu á có những đặc điểm khí hậu vô cùng đa dạng, được phân chia làm nhiều đới:

Đới khí hậu cực và cận cực: có vị trí nằm trải dài từ cùng cực bắc đến vừng cựcĐới khí hậu ôn đới: gồm kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nằm trong khoảng 40* đến vòng cực BắcĐới khí hậu cận nhiệt: gồm kiểu khí hậu: cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40*B.Đới khí hậu nhiệt đới: gồm kiểu khí hậu nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa nằm trong chí tuyến Bắc đến 40*B.Đới khí hậu xích đạo

Do lãnh thổ rộng và sự xuất hiện của các dãy núi và sơn nguyên cao khiến ảnh hưởng của biển vào nội địa thay đổi nên mỗi đới khí hậu châu Á lại phân thành các kiểu khí hậu khác nhau.

Đặc điểm khí hậu của Châu Á

 Phân loại khí hậu châu á

Khí hậu gió mùa bao gồm các luồn khí gió mua cận nhiệt và ôn đới nằm ở đông á và gió mùa nhiệt đới ở nam á và đông nam á. Ở khí hậu gió mùa có 2 mùa được chia rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Ở mùa hè thì có gió từ đại dương thổi vào lục địa, cho nên khí hậu bị nóng ẩm và mưa nhiều. Khi vào mùa đông thì khí hậu hoàn toàn trái ngược lại, thời thiết khi đó sẽ khô lạnh và mưa ít, có gió từ lục địa thổi ra.

Khí hậu lục địa đây là loại khí hậu vô cùng phổ biến ở các cùng nội địa liên bang nga và khu vực tây nam á. Khí hậu lục địa được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè giống khí hậu gió mùa. Khi vào mùa hè thì khí hậu lục địa sẽ có mùa khô và vô cùng nóng, khi đó biên độ nhiệt vào ngày, năm sẽ lớn lên, tại khí hậu lục địa thì hoang mạc và bán hoang mạc vô cùng phổ biến. Nhưng khi nào mùa đông, thì thời tiết sẽ trở lên lạnh và khô, lượng mưa trung bình ở khí hậu lục địa dao động từ 200 đến 500mm, độ ẩm không khí thấp do quá trình bốc hơi rất nhanh và lớn.

 9. Sự hưởng ứng Chiếu Cần Vương của nhân dân ta đã trở thành phong trào khởi nghĩa lớn nhất cuối thế kỉ XIX, phong trào này có tên là gì? Bắt đầu từ năm nào?10. Em hãy cho biết ý nghĩa của phong trào Cần Vương 11. Hãy nêu cảm nghĩ về tình cảnh người dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX12. Những thay đổi của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX liệu có...
Đọc tiếp

 9. Sự hưởng ứng Chiếu Cần Vương của nhân dân ta đã trở thành phong trào khởi nghĩa lớn nhất cuối thế kỉ XIX, phong trào này có tên là gì? Bắt đầu từ năm nào?

10. Em hãy cho biết ý nghĩa của phong trào Cần Vương 11. Hãy nêu cảm nghĩ về tình cảnh người dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

12. Những thay đổi của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX liệu có làm cho nước ta giàu mạnh, nhân dân ta được tự do?

13. Theo em, Phan Bội Châu đã hi vọng điều gì ở nước Nhật khi quyết định tổ chức phong trào Đông du?

14. Điều gì khiến cho những thanh niên Việt Nam tham gia phong trào Đông du khắc phục khó khăn để học tập?

15. Lo ngại trước ảnh hưởng của phong trào Đông du, thực dân Pháp đã đề nghị nước nhật trục xuất Phan Bội Châu và những thanh niên Việt Nam yêu nước khỏi nước Nhật. Do vậy phong trào Đông du chấm dứt.Từ thông tn trên,em rút ra bài học gì?

16. Viết một đoạn nói về công lao của cụ Phan Bội Châu

17. Viết một đoạn văn về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành

18. Em thích nhất câu nói nào trong đoạn đối thoại giữa Nguyễn Tất Thành và Tư Lê ở Sài Gòn? Vì sao em chọn câu đó ?

19. Bến cảng Nhà Rộng và Tàu Đô – đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin đầu thế kỉ XX gợi cho em liên tưởng đến sự kiện lịch sử nào?

20. Tóm tắt một câu chuyện kể về Bác Hồ trong thời gian tìm đường cứu nước

21. Hãy nêu thời gian, địa điểm, người chủ trì và Nội dung của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

22. Em hãy nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

23. Em hãy sưu tầm một số câu thơ hoặc một số lời bài hát ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam

24. Lời hiệu triệu đồng bào Việt Nam đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền, trong đó có câu:”Phải hành động, phải cầm khí giới nổi dậy, thời cơ đã đến”. Lời hiệu triệu đó có tác dụng gì?

25. Viết một đoạn văn kể lại sự kiện lịch sử 19-8

26. Ghi lại một số câu trong bài Tiến quân ca

27. Nêu cảm xúc của em khi nghe bài Tiến quân ca

GIÚP MIK GẤP VỚI!AI LÀM ĐC MẤY BÀI NÀY THÌ MIK SẼ LÀM TẤT CẢ MỌI VIỆC BN YÊU CẦU!!!!!!XIN ĐẤY!!!!!!!!!!!!!!

12
4 tháng 11 2017

câu 27 rất vui

22 tháng 11 2017

day la lch su minh biet 1 so cau day

19 tháng 1 2019

Mình ghi lộn tiếng việt 5 nha

22 tháng 2 2019

ngu bỏ mẹ

8. Sự hưởng ứng Chiếu Cần Vương của nhân dân ta đã trở thành phong trào khởi nghĩa lớn nhất cuối thế kỉ XIX, phong trào này có tên là gì? Bắt đầu từ năm nào?9. Tại sao tên của các nhân vật lãnh đạo khởi nghĩa nêu ở câu 4 được đặt cho nhiều trường học, đường phố10. Em hãy cho biết ý nghĩa của phong trào Cần Vương11. Hãy nêu cảm nghĩ về tình cảm người dân Việt Nam cuối thế...
Đọc tiếp

8. Sự hưởng ứng Chiếu Cần Vương của nhân dân ta đã trở thành phong trào khởi nghĩa lớn nhất cuối thế kỉ XIX, phong trào này có tên là gì? Bắt đầu từ năm nào?

9. Tại sao tên của các nhân vật lãnh đạo khởi nghĩa nêu ở câu 4 được đặt cho nhiều trường học, đường phố

10. Em hãy cho biết ý nghĩa của phong trào Cần Vương

11. Hãy nêu cảm nghĩ về tình cảm người dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

12. Những thay đổi của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX liệu có làm cho nước ta giàu mạnh, nhân dân ta được tự do? 13. Theo em, Phan Bội Châu đã hi vọng điều gì ở nước Nhật khi quyết định tổ chức phong trào Đông du?

14. Điều gì khiến cho những thanh niên Việt Nam tham gia phong trào Đông du khắc phục khó khăn để học tập?

15. Lo ngại trước ảnh hưởng của phong trào Đông du, thực dân Pháp đã đề nghị nước nhật trục xuất Phan Bội Châu và những thanh niên Việt Nam yêu nước khỏi nước Nhật. Do vậy phong trào Đông du chấm dứt.Từ thông tn trên,em rút ra bài học gì?

16. Viết một đoạn nói về công lao của cụ Phan Bội Châu

17. Viết một đoạn văn về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành

18. Em thích nhất câu nói nào trong đoạn đối thoại giữa Nguyễn Tất Thành và Tư Lê ở Sài Gòn? Vì sao em chọn câu đó ?

19. Bến cảng Nhà Rộng và Tàu Đô – đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin đầu thế kỉ XX gợi cho em liên tưởng đến sự kiện lịch sử nào?

20. Tóm tắt một câu chuyện kể về Bác Hồ trong thời gian tìm đường cứu nước

21. Hãy nêu thời gian, địa điểm, người chủ trì và Nội dung của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

22. Em hãy nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

23. Em hãy sưu tầm một số câu thơ hoặc một số lời bài hát ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam

24. Lời hiệu triệu đồng bào Việt Nam đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền, trong đó có câu:”Phải hành động, phải cầm khí giới nổi dậy, thời cơ đã đến”. Lời hiệu triệu đó có tác dụng gì?

25. Viết một đoạn văn kể lại sự kiện lịch sử 19-8

26. Ghi lại một số câu trong bài Tiến quân ca

27. Nêu cảm xúc của em khi nghe bài tiến quân ca.

AI LÀM HẾT ĐC THÌ MIK SẼ LIKE RÙI KB LIỀN!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

3
3 tháng 11 2017

Quá Hay luôn bn ak

k cho mk nha

3 tháng 11 2017

câu 9  dùng để thể hiện lòng kính trọng và để tưởng nhớ đấy ngu ạ !

31 tháng 10 2015

Vũ Thế Diện trả lời nhầm rồi ở dưới cơ mà.

Đáp án : C

# Math is easy

16 tháng 5 2021

C. Ngày Tổng tuyển cử Quốc hội chung trong cả nước 

:))))