K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2018

Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới và còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Người đã đặt nền tảng cho thơ ca cách mạng vô sản Việt Nam. “nhật kí trong tù” là một tập thơ bằng chữ Hán đã được sáng tác từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943, trên những chặng đường bị tù đày từ tây nam lên đông bắc Tỉnh Quảng Tây khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Qua nhiều nhà giam nhưng gong cùm của kẻ thù không giam được tinh thần và nghị lực phi thường của Người. Ngay trang đầu của nhật kí đã khẳng định:

“Thân thể ở trong lao,

Tinh thần ở ngoài lao;

Muốn nên sựu nghiệp lớn,

Tinh thần phải càng cao”

Ý chí và nghị lực cao cả ấy được thể hiện rất rõ qua cuộc đời và thơ ca của Bác. Trước hết trên đường chuyển lao gian khổ “năm mươi ba cây số một ngày” và cuộc sống “bốn tháng phi nhân loại”, Bác vẫn coi gian khổ là điều kiện rèn luyện tinh thần. Chính điều này khiến Bác vượt qua tất cả:

Nghĩ mình trong bước gian truân,

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Ngục tù đày đọa, trói buộc thân xác nhưng tinh thần Bác vẫn vượt qua ra khỏi sự trói buộc ấy để hòa mình cùng cuộc sống của nhân dân.

Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình

Làng xóm ven sông đông đúc thế

Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh…

Thậm chí, trên những chặng đường chuyển lao xa xôi, nhọc nhằn, Bác đã quên đi những nổi đau thể xác để tâm hồn giao hòa với thiên nhiên.

Mặc dù bị trói chân tay,

Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;

Vui say ai cấm ta đừng,

Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.

(trên đường đi)

Trước gian khổ của cảnh tù đày, Bác không hề nao núng, Bác vẫn thản nhiên rút ra bài học kiên trì từ tiếng giã gạo:

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công.

(nghe tiếng giã gạo)

Phải có một nghị lực phi thường, một ý chí kiên định, một trí tuệ sáng suốt thì Bác mới có nhận định:

Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

(đi đường)

Và Bác đã thay thế bao nhiêu đau khổ, bệnh tật thành bấy nhiêu hành động cách mạng. Trên bước đường lưu đày gian khổ, gió lạnh sương sớm không làm nao núng tinh thần, Bác vẫn sẵn sàng đương đầu với thửu thách với tinh thần làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh:

Người đi cất bước trên đường thẳm

Rát mặt đêm thu trận gió hàn.

Suốt “Mười bốn trăng tê tái gông cùm” trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác vẫn kiên cường chịu đựng mọi thử thách với một tâm hồn, một trái tim vĩ đại tỏa sáng. ‘Nhật kí trong tù” là thể hiện tinh thần ở ngoài lao giống như Bác khẳng định.

Thơ văn, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người luôn là ngọn đuốc soi đường, là nguồn nghị lực cho những ai đang trong bước gian nan.

2 tháng 5 2023

a) Thể thơ là tứ tuyệt, phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

Nội dung bài thơ nhấn mạnh rằng để thành công trong sự nghiệp lớn, người ta cần có tinh thần cao, quyết tâm và kiên trì vượt qua khó khăn.

b) Từ nội dung bài thơ, em liên tưởng đến bài "Lên đường" trong chương trình Việt ngữ 12, viết về ý chí vượt khó, cần phải có lòng kiên trì, sự nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu trong cuộc sống.

Cả hai bài thơ đều nói về tính cách của con người, tầm quan trọng của ý chí và tinh thần trong cuộc sống.

c) Hai câu đầu tiên của bài thơ sử dụng biện pháp so sánh, giúp cho người đọc hiểu được vai trò của tinh thần trong cuộc sống. Qua việc so sánh, tác giả muốn nhấn mạnh rằng tinh thần là yếu tố cực kỳ quan trọng trong cuộc sống. Biện pháp so sánh giúp thơ hay, dễ hiểu, tạo ấn tượng mạnh và tác động sâu sắc đến người đọc.

d) Hai câu thơ 3-4 của bài thơ nhấn mạnh rằng tinh thần cao là yếu tố quyết định thành thơ của con người. Đức tính được nhắc đến trong vẻ đẹp của Bác Hồ là tinh thần cách mạng kiên cường, quyết tâm vượt khó. Chúng ta cần học tập Bác Hồ, tích cực rèn luyện tinh thần của mình để vượt qua mọi khó khăn, thành công trong cuộc sống và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

21 tháng 1 2018

Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới và còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Người đã đặt nền tảng cho thơ ca cách mạng vô sản Việt Nam. “nhật kí trong tù” là một tập thơ bằng chữ Hán đã được sáng tác từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943, trên những chặng đường bị tù đày từ tây nam lên đông bắc Tỉnh Quảng Tây khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Qua nhiều nhà giam nhưng gong cùm của kẻ thù không giam được tinh thần và nghị lực phi thường của Người. Ngay trang đầu của nhật kí đã khẳng định:

“Thân thể ở trong lao,

Tinh thần ở ngoài lao;

Muốn nên sựu nghiệp lớn,

Tinh thần phải càng cao”

Ý chí và nghị lực cao cả ấy được thể hiện rất rõ qua cuộc đời và thơ ca của Bác. Trước hết trên đường chuyển lao gian khổ “năm mươi ba cây số một ngày” và cuộc sống “bốn tháng phi nhân loại”, Bác vẫn coi gian khổ là điều kiện rèn luyện tinh thần. Chính điều này khiến Bác vượt qua tất cả:

Nghĩ mình trong bước gian truân,

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Ngục tù đày đọa, trói buộc thân xác nhưng tinh thần Bác vẫn vượt qua ra khỏi sự trói buộc ấy để hòa mình cùng cuộc sống của nhân dân.

Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình

Làng xóm ven sông đông đúc thế

Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh…

Thậm chí, trên những chặng đường chuyển lao xa xôi, nhọc nhằn, Bác đã quên đi những nổi đau thể xác để tâm hồn giao hòa với thiên nhiên.

Mặc dù bị trói chân tay,

Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;

Vui say ai cấm ta đừng,

Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.

(trên đường đi)

Trước gian khổ của cảnh tù đày, Bác không hề nao núng, Bác vẫn thản nhiên rút ra bài học kiên trì từ tiếng giã gạo:

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công.

(nghe tiếng giã gạo)

Phải có một nghị lực phi thường, một ý chí kiên định, một trí tuệ sáng suốt thì Bác mới có nhận định:

Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

(đi đường)

Và Bác đã thay thế bao nhiêu đau khổ, bệnh tật thành bấy nhiêu hành động cách mạng. Trên bước đường lưu đày gian khổ, gió lạnh sương sớm không làm nao núng tinh thần, Bác vẫn sẵn sàng đương đầu với thửu thách với tinh thần làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh:

Người đi cất bước trên đường thẳm

Rát mặt đêm thu trận gió hàn.

Suốt “Mười bốn trăng tê tái gông cùm” trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác vẫn kiên cường chịu đựng mọi thử thách với một tâm hồn, một trái tim vĩ đại tỏa sáng. ‘Nhật kí trong tù” là thể hiện tinh thần ở ngoài lao giống như Bác khẳng định.

Thơ văn, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người luôn là ngọn đuốc soi đường, là nguồn nghị lực cho những ai đang trong bước gian nan.

21 tháng 1 2018

Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới và còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Người đã đặt nền tảng cho thơ ca cách mạng vô sản Việt Nam. “nhật kí trong tù” là một tập thơ bằng chữ Hán đã được sáng tác từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943, trên những chặng đường bị tù đày từ tây nam lên đông bắc Tỉnh Quảng Tây khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Qua nhiều nhà giam nhưng gong cùm của kẻ thù không giam được tinh thần và nghị lực phi thường của Người. Ngay trang đầu của nhật kí đã khẳng định:

“Thân thể ở trong lao,

Tinh thần ở ngoài lao;

Muốn nên sựu nghiệp lớn,

Tinh thần phải càng cao”

Ý chí và nghị lực cao cả ấy được thể hiện rất rõ qua cuộc đời và thơ ca của Bác. Trước hết trên đường chuyển lao gian khổ “năm mươi ba cây số một ngày” và cuộc sống “bốn tháng phi nhân loại”, Bác vẫn coi gian khổ là điều kiện rèn luyện tinh thần. Chính điều này khiến Bác vượt qua tất cả:

Nghĩ mình trong bước gian truân,

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Ngục tù đày đọa, trói buộc thân xác nhưng tinh thần Bác vẫn vượt qua ra khỏi sự trói buộc ấy để hòa mình cùng cuộc sống của nhân dân.

Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình

Làng xóm ven sông đông đúc thế

Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh…

Thậm chí, trên những chặng đường chuyển lao xa xôi, nhọc nhằn, Bác đã quên đi những nổi đau thể xác để tâm hồn giao hòa với thiên nhiên.

Mặc dù bị trói chân tay,

Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;

Vui say ai cấm ta đừng,

Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.

(trên đường đi)

Trước gian khổ của cảnh tù đày, Bác không hề nao núng, Bác vẫn thản nhiên rút ra bài học kiên trì từ tiếng giã gạo:

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công.

(nghe tiếng giã gạo)

Phải có một nghị lực phi thường, một ý chí kiên định, một trí tuệ sáng suốt thì Bác mới có nhận định:

Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

(đi đường)

Và Bác đã thay thế bao nhiêu đau khổ, bệnh tật thành bấy nhiêu hành động cách mạng. Trên bước đường lưu đày gian khổ, gió lạnh sương sớm không làm nao núng tinh thần, Bác vẫn sẵn sàng đương đầu với thửu thách với tinh thần làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh:

Người đi cất bước trên đường thẳm

Rát mặt đêm thu trận gió hàn.

Suốt “Mười bốn trăng tê tái gông cùm” trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác vẫn kiên cường chịu đựng mọi thử thách với một tâm hồn, một trái tim vĩ đại tỏa sáng. ‘Nhật kí trong tù” là thể hiện tinh thần ở ngoài lao giống như Bác khẳng định.

Thơ văn, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người luôn là ngọn đuốc soi đường, là nguồn nghị lực chonhuwngx ai đang trong bước gian nan.

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)

Về nội dung:

         Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

      Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan. Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn.

Về mặt nghệ thuật : Là tác phẩm được đánh giá cao thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa thơ cổ điển và hiện đại trong toàn bộ tác phẩm.

 Cảm mến trước tài năng và tâm hồn Bác, khi đọc tập thơ, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

     Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

     Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

a.Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích? (1.0 điểm)

b.(2.0 điểm) Em đã đọc, đã học những bài thơ nào trong tập thơ này? Bài học sâu sắc của bản thân qua những bài thơ ấy. (Gạch ý)

PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)

 Viết bài văn trình bàycảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ được thể hiện qua hai bài thơ trên

1
24 tháng 3 2020

Nguyễn khánh

20 tháng 2 2019

A-Mở bài

-Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong tù”

-Một trong những vẻ đẹp về nội dung của tập nhật kí đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh là sự vượt ngục về tinh thần, điều đó thể hiện rõ ngay từ lời đề từ mở đầu tập nhật kí (Trích dẫn 2 câu thơ trong bài đề từ) và được thể hiện cụ thể, sinh động trong bài thơ “Ngắm trăng”.

B-Thân bài

1-Giải thích nội dung ý nghĩa hai câu thơ trong bài đề từ tập nhật kí trong tù Là lời khẳng đinh mặc dù bị giam hãm trong tù ngục nhưng song sắt nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh

2- Chứng minh nội dung ý thơ qua bài thơ “Ngắm trăng” Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ nhất cho lời khẳng định “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”

*Hai câu đầu:

+Hoàn cảnh ngắm trăng của người tù hết sức đặc biệt: mất tự do về thân thể (trong tù), thiếu “rượu”, “hoa” những thứ không thể thiếu khi thưởng nguyệt của các thi nhân xưa. Điệp ngữ “không” khẳng định sự thiếu thốn trong cảnh ngục tù đày.

+Tuy nhiên, trước đêm trăng đẹp tâm hồn thi sĩ đã bối rối, xúc động, xốn xang. Học sinh cần phân tích câu thơ phiên âm để thấy được tâm trạng cảm xúc của Bác: Câu hỏi tu từ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” biểu hiện tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng.

*Hai câu cuối

+Vượt lên trên cảnh ngộ, những thiếu thốn của chốn lao tù, Bác mở rộng hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Biện pháp đối ngữ (nhân- minh nguyệt, nguyệt- thi gia) , nghệ thuật nhân hóa, cách sử dụng từ “khán” thay cho “vọng” ở nhan đề thể hiện mối quan hệ bạn bè tri âm, tri kỉ giữa trăng với người tù.

+Sự giao hòa giữa Bác với vầng trăng biểu thị tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, sự tự do nội tại cao độ, khát vọng tự do, là cuộc vượt ngục bằng tinh thần của Bác.

+Mở đầu bài thơ là hình ảnh người tù nhưng kết thúc bài thơ chỉ có hình ảnh “thi gia”, kẻ thù chỉ có thể giam cầm thân thể Bác chứ không giam hãm được tâm hồn Bác đúng như Bác đã từng viết “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”

3- Đánh giá: Ngắm trăng là thi phẩm đặc sắc trong “ Nhật kí trong tù”. Với người tù Hồ Chí Minh, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý, thanh bình. “Ngắm trăng” cho ta hiểu sâu hơn về tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh ngay cả trong ngục tù tăm tối. Song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa. Nhà tù có thể giam cầm Hồ Chí Minh về thể xác nhưng không thể nào giam hãm tinh thần tự do của Bác. Giữa Bác và trăng luôn có mối quan hệ gần gũi, tri âm, tri kỉ.

C-Kết bài Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh, ý chí, nghị lực của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lao tù, đó là biểu hiện của “chất thép” sáng ngời trong thơ của Bác cũng như trong tập nhật kí trong tù.